Sau tuyên bố rút quân, Nga lại đưa tên lửa hạt nhân tới Syria?
Một công ty Israel vừa công bố ảnh vệ tinh cho thấy các tên lửa đạn đạo có khả năng hạt nhân của Nga đã được triển khai ở Syria. Sự việc bị phát hiện ngay sau khi Moscow tuyên bố bắt đầu rút dần lực lượng quân sự tại Syria về nước.
Ảnh vệ tinh của Israel cho thấy sự hiện diện của tên lửa đạn đạo có khả năng hạt nhân của Nga ở Syria
Cụ thể, ảnh được chụp bởi vệ tinh Eros B của ImageSat International (iSi), công ty con của Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Israel thuộc sở hữu nhà nước chuyên quản lý các vệ tinh gián điệp của nước này.
Ảnh vệ tinh của Israel cho thấy sự hiện diện của tên lửa đạn đạo có khả năng hạt nhân của Nga ở Syria
Ảnh vệ tinh cho thấy 2 phương tiện phóng tên lửa đạn đạo Iskander có khả năng hạt nhân tại căn cứ Hmeymim của Nga ở Latakia, Syria. Tên lửa đạn đạo Iskander có tầm bắn 500 km được NATO gọi là SS-26.ImageSat International cho biết, đây là “bằng chứng bằng ảnh đầu tiên về sự hiện diện của tên lửa đạn đạo có khả năng hạt hân của Nga ở Syria”.
Video đang HOT
“Nhiều khả năng, mưa lớn và lụt lội đã dẫn tới việc chuyển những thành phần hệ thống trên ( tên lửa Iskander) tới vị trí mà các nhà phân tích của iSi đã tiết lộ”, báo cáo của iSi cho biết.
Tên lửa đạn đạo có khả năng hạt nhân của Nga có tầm bắn 500 km
Thông tin tên lửa đạn đạo có khả năng hạt nhân của Nga hiện diện ở Syria được đưa ra trong bối cảnh Moscow vừa tuyên bố giảm lực lượng đang làm nhiệm vụ tại đất nước Trung Đông về nước trong đó, cụm tàu sân bay của nước này sẽ rút đầu tiên sau khi môi giới thành công thỏa thuận ngừng bắn giữa các nhóm đối lập và chính quyền Tổng thống Assad.
Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện thông tin Nga triển khai tên lửa hạt nhân tại Syria. Hồi tháng 3.2016, một số trang quân sự phỏng đưa tin Nga đã bí mật triển khai loại tên lửa này đến căn cứ Hmeymim chỉ một ngày trước khi rút bớt lực lượng khỏi Syria theo tuyên bố của Tổng thống Putin (15.3.2016). Theo đó, trang quân sự military-informant.com đã xuất bản một video ngắn mô tả các phương tiện phóng tên lửa Iskander tại căn cứ Hmeymim.
Tuy nhiên, cho tới nay, Bộ Quốc phòng Nga chưa từng xác nhận thông tin họ đã triển khai Iskander tới Syria.
Theo Danviet
Nga triển khai tên lửa hạt nhân mới có thể san bằng một quốc gia
Loại tên lửa đạn đạo thế hệ mới của Nga có khả năng san bằng một vùng đất rộng tương đương nước Pháp hoặc bang Texas của Mỹ.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat của Nga. Ảnh: Wikicommons
Hãng tin TASS mới đây dẫn lời Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga, tướng Sergey Karakayev, cho hay quân đội Nga đã lên kế hoạch triển khai các tên lửa đạn đạo thế hệ mới RS-28 Sarmat tới hai vùng lãnh thổ Krasnoyarsk ở đông Siberia và Dombarovsky thuộc khu vực Orenburg, nam Urals.
Tướng Karakayev khẳng định việc thiết kế và xây dựng các hệ thống hầm ngầm dành cho tên lửa RS-28 Sarmat đã gần như hoàn tất, và nó sẽ thay thế cho các hầm tên lửa thế hệ cũ R-36M2 Voevoda.
Theo các chuyên gia của Sputnik, RS-28 Sarmat là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ 5 của Nga, hoạt động bằng nhiên liệu rắn, được bắt đầu phát triển vào năm 2009.
Là tên lửa đạn đạo chiến lược thế hệ mới nhất, các thành phần của RS-28 đều được hoàn thiện ở cấp độ hiện đại nhất, tính năng kỹ chiến thuật vượt trội hơn hẳn các tên lửa thế hệ trước.
RS-28 có khả năng mang theo các đầu đạn nặng tới 10 tấn và tổng trọng lượng đạn tên lửa lên đến 105 tấn. So với R-36M2, RS-28 nhẹ hơn nhưng lại mang được khối lượng đầu đạn lớn hơn (R-36M2 Voevoda nặng 211 tấn với khả năng mang các đầu đạn nặng 8,7 tấn). RS-28 có tầm bắn hơn 11.000 km.
Các đầu đạn của RS-28 đều được trang bị hệ thống dẫn đường độc lập nhằm tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, đầu đạn còn có khả năng chống lại tên lửa đạn đạo, giúp nó vượt qua được lá chắn phòng không đa lớp hiện đại.
Mặc dù vận tốc chính xác của RS-28 chưa được tiết lộ, các chuyên gia quân sự Nga cho rằng tốc độ siêu thanh và khả năng linh hoạt sẽ khiến RS-28 có khả năng vượt qua tất cả hệ thống phòng thủ tên lửa trên thế giới.
Các hệ thống phòng thủ hiện đại sẽ gặp nhiều khó khăn khi theo dõi tên lửa hay đường bay của đầu đạn tên lửa RS-28 bởi khi đang bay theo quỹ đạo, đầu đạn có thể đột ngột thay đổi đường bay ở vận tốc siêu âm, ôm sát địa hình, đồng thời thay đổi độ cao cũng như độ nghiêng quỹ đạo.
Tờ Zvezda dẫn lời các chuyên gia quân sự cho biết RS-28 Sarmat có sức hủy diệt rất lớn, có thể san bằng một phần lãnh thổ rộng lớn có diện tích tương đương nước Pháp hoặc bang Texas của Mỹ.
"Sarmat không chỉ đơn giản là sự thay thế cho R-36M mà ở một phương diện nào đó, nó còn có thể thay đổi định hướng phát triển sức mạnh răn đe hạt nhân của toàn thế giới", các chuyên gia này khẳng định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Trump bác khả năng Kim Jong-un phóng tên lửa hạt nhân tới Mỹ Trong khi các chuyên gia và truyền thông phương Tây sôi sục lo nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sắp sở hữu tên lửa hạt nhân có khả năng bắn tới lục địa Mỹ, Tổng thống mới đắc cử Donald Trump quả quyết bác bỏ khả năng này. Tổng thống mới đắc cử Donald Trump quả quyết bác bỏ khả năng nhà...