Sau Trịnh Xuân Thanh, cựu sếp PVTex “âm thầm” đi nước ngoài chữa bệnh
Sau Trịnh Xuân Thanh, ông Vũ Đình Duy – thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, nguyên Tổng giám đốc PVTex – cũng “âm thầm” đi nước ngoài chữa bệnh.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động tối nay 3-11, ông Trần Hữu Linh, Chánh Văn phòng Bộ Công Thương, xác nhận ông Vũ Đình Duy, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), nguyên tổng giám đốc Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex), đã vắng mặt tại cơ quan nhiều ngày qua mà không có sự cho phép của lãnh đạo Tập đoàn để đi nước ngoài chữa bệnh.
Vũ Đình Duy khi đương chức Tổng giám đốc PVTex – Ảnh: PVTex
Chánh Văn phòng Bộ Công Thương cho hay bộ đã nhận được báo cáo của Vinachem vào hôm qua, 2-11, về việc nguyên Tổng giám đốc PVTex Vũ Đình Duy có đơn xin nghỉ để chữa bệnh.
Trong ngày 3-11, Bộ Công Thương đã có ý kiến chỉ đạo về vụ việc. Theo đó, bộ không chấp nhận đơn xin nghỉ phép đi chữa bệnh của ông Duy. “Bộ chỉ đạo Vinachem triệu tập ông Vũ Đình Duy có mặt tại cơ quan để thực hiện đúng quy định của pháp luật. Vinachem có trách nhiệm xem xét việc chấp hành pháp luật của cán bộ trong tập đoàn và xử lý theo thẩm quyền và thủ tục quy định của pháp luật” – chỉ đạo của Bộ Công Thương nêu rõ.
Như vậy, sau Trịnh Xuân Thanh, thêm một nhân vật nữa liên quan đến Bộ Công Thương đã có đơn đi nước ngoài với lý do chữa bệnh.
Video đang HOT
Ông Vũ Đình Duy sinh năm 1975, có học vị Thạc sĩ Công nghệ hóa học. Ông Vũ Đình Duy được điều động và bổ nhiệm về Vinachem hồi giữa tháng 4-2016. Trước đó, ông Duy từng giữ chức Tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVtex) từ ngày 15-7-2009 đến tháng 2-2014.
Sau đó, ông Duy giữ vị trí Phó Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng rồi được bổ nhiệm vị trí Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương).
Liên quan tới PVtex, đầu tháng 10-2016, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận thanh tra về việc đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ do PVTex làm chủ đầu tư tại Khu công nghiệp Đình Vũ (quận Hải An, TP Hải Phòng) với tổng vốn đầu tư gần 325 triệu USD (tương đương khoảng 5.437 tỉ đồng tính theo tỷ giá tại thời điểm phê duyệt dự án năm 2008). Dự án này đã thua lỗ hơn 1.470 tỉ đồng sau 3 năm hoạt động từ năm 2012-2014 và hiện đã dừng hoạt động.
Tại kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành hữu quan xử lý về kinh tế 54 tỉ đồng và hơn 22.000 USD do nghiệm thu thanh toán sai, trùng lắp, đồng thời, yêu cầu PVTex xử lý dứt điểm các tranh chấp do thay đổi nguồn gốc xuất xứ thiết bị, vật tư.
Thanh tra Chính phủ cũng yêu cầu xử lý trách nhiệm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân tại Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Dệt may Việt Nam vì đã thiếu trách nhiệm trong vai trò quản lý Nhà nước, trong việc góp vốn, nhận góp vốn, chuyển nhượng không đúng quy định pháp luật.
Thanh tra Chính phủ cũng cho hay quá trình thanh tra dự án đã phát hiện có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Do đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Cũng trong ngày 3-11, trên diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã giải trình về 5 dự án lớn thua lỗ, trong đó, có dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ. Bộ trưởng cho biết với các dự án thua lỗ, thời gian qua các cơ quan chức năng phối hợp tháo gỡ nhưng “chưa đạt hiệu quả”.
Bộ trưởng cũng cho hay ngoài ra còn một số dự án khác tiềm ẩn nguy cơ tồn đọng và nếu không được tháo gỡ vướng mắc kịp thời sẽ có nguy cơ mất vốn. “Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành đang tổng hợp, đánh giá, rà soát một cách triệt để, toàn diện những vấn đề tồn tại của các dự án này theo hướng xem xét giải pháp để giải quyết đảm bảo hiệu quả của đồng vốn Nhà nước” – ông Tuấn Anh giải trình.
Bộ trưởng cũng đánh giá qua những dự án này đã bộc lộ khiếm khuyết và lỗ hổng trong quản lý nhà nước, đặc biệt cả về khung pháp lý cũng về mặt thể chế là vai trò, trách nhiệm của các bộ quản lý… “Phải làm rõ trách nhiệm của các cấp quản lý cũng như của chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp, không loại trừ những hành động có sự cố ý vi phạm pháp luật” – ông nói.
Theo Phương Nhung (Người lao động)
Đang triển khai thanh tra PVC nơi Trịnh Xuân Thanh từng lãnh đạo
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho biết cuộc thanh tra Mobifone sáp nhập AVG được tiến hành rất thuận lợi, không có gì khó khăn
Tại buổi họp báo do Thanh tra Chính phủ tổ chức sáng nay (27.10), ông Ngô Văn Khánh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết: "Trong quý IV, Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai thanh tra theo kế hoạch gắn với thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, dư luận có nhiều quan tâm, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo; Thanh tra vụ việc do Thủ tướng Chính phủ giao".
Trong những vụ việc đang được người dân quan tâm hiện nay, có việc bổ nhiệm cán bộ tại Bộ Công thương thời nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Trả lời câu hỏi của PV về việc liệu có thể thanh tra toàn diện hoạt động ở Bộ Công thương hay không, ông Ngô Văn Khánh cho hay: "Tùy theo tình hình và nhiệm vụ được giao, căn cứ vào yêu cầu cụ thể, chúng tôi có thể tiến hành hoạt động thanh tra. Thanh tra Chính phủ không chỉ làm việc với Bộ này hay Bộ khác. Với những việc xảy ra ở các Bộ, ngay từng Bộ cũng phải xem xét để kiểm tra, đánh giá".
Đối với các cuộc thanh tra đang tiến hành đối với thương vụ chuyển nhượng AVG sang Mobifone hay dấu hiệu vi phạm của PVC, ông Ngô Văn Khánh cho rằng "đây là hai cuộc thanh tra được cả xã hội quan tâm".
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết: "Quá trình thanh tra việc sáp nhập AVG chưa kết thúc thanh tra trực tiếp. Cuộc thanh tra này được tiến hành rất thuận lợi, không có gì khó khăn. Cả cơ quan nhà nước và Mobifone đều hợp tác tích cực. Khi cần chúng tôi sẽ dùng đến các biện pháp khác mà luật pháp cho phép, kể cả giám định".
Đối với việc thanh tra Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) nơi ông Trịnh Xuân Thanh từng đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Khánh cho biết hiện đang triển khai thanh tra, lực lượng tham gia được huy động từ nhiều đơn vị.
"Cuộc thanh tra này được tiến hành sau khi có khởi tố vụ án ở đó, nên có lực lượng thanh tra, có lực lượng điều tra. Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với nhau, làm sao không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các đơn vị thành viên. Hiện chưa có kết quả bước đầu nào, nhưng những con số thua lỗ mấy nghìn tỷ phải chờ kết luận từng nội dung, từng việc một" - ông Khánh cho biết.
Trước đó, ngày 6.10 Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra PVC. Theo đó, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của PVC, trọng tâm là việc đầu tư thực hiện các dự án; thời kỳ thanh tra là từ ngày 1.1.2008 đến hết ngày 31.12.2013; thời gian thanh tra là 70 ngày làm việc thực tế tại đơn vị kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra.
Một tháng trước đó, Thanh tra Chính phủ cũng đã tổ chức công bố quyết định thanh tra tại Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Mobifone). Theo Quyết định số 2220 ngày 26/8/2016 của Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra toàn diện Dự án Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG); thời hạn thanh tra là 50 ngày làm việc thực tế tại đơn vị kể từ ngày công bố quyết định
Trong quý III, toàn ngành thanh tra đã triển khai 2.092 cuộc thanh tra hành chính và 74.578 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm 42.656 tỷ đồng, 347 ha đất; kiến nghị thu hồi 33.966 tỷ đồng và 43 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 8.689 tỷ đồng, 304 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính đối với 436 tập thể, cá nhân; ban hành 44.441 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 1.146 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra làm rõ 16 vụ, 30 đối tượng.
Theo Danviet
Sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng trong vụ Trịnh Xuân Thanh Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã chỉ đạo đánh giá, quy hoạch, đề nghị phê duyệt quy hoạch thứ trưởng đối với Trịnh Xuân Thanh và một số cá nhân không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn. "Những vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng (BCSĐ) Bộ Công Thương và ông Vũ Huy Hoàng đã gây...