Sau trận bão số 9: Chủ xế khóc ròng vì bảo hiểm ô tô không bao gồm thủy kích
Được xem là cơn bão ảnh hưởng trực tiếp nặng nhất đến TP.HCM trong vài năm trở lại đây, cơn bão số 9 (Usagi) đã khiến nhiều chủ xế lao đao vì thủy kích.
Thủy kích là nỗi ám ảnh của nhiều chủ xe tại các khu đô thị như TP.HCM
Sau khi bão tan, đâu đó trên các đoạn đường ngập nước nặng vẫn còn những siêu xe nằm đường chờ cứu hộ vì hỏng hóc máy. Đến lúc này, nhiều người sở hữu xe ô tô mới thấy sợ hãi thật sự trước “thủy thần”.
Thủy kích – “kẻ thù” của ô tô khu đô thị
Ô tô sản xuất với mục đích là di chuyển trên bộ, lẽ dĩ nhiên khi ngập nước sẽ trở nên hỏng hóc. Tuy nhiên, với địa thế và hạ tầng như tại TP.HCM, nhiều chủ xe ô tô phải ngậm ngùi nhìn “xế cưng” của mình sống chung với lũ, may mắn thì chỉ phải vệ sinh gầm xe với chi phí vài triệu, còn nếu hỏng hóc máy trong biển nước thì mặc nhiên bạn sẽ mất khoản tiền lớn để phục hồi xe. Anh Tuấn Minh (33 tuổi, Thảo Điền, quận 2) buồn bã nhìn ô tô của mình đang sửa chữa trong garage sau trận bão cuối tuần rồi: “Ô tô của tôi mua chưa tròn năm nữa, nghe thợ báo chi phí sửa chữa lên đến hơn hai mươi triệu đồng tôi mới thấy tiếc khi mua bảo hiểm ô tô không tìm hiểu kỹ. Nếu có bảo hiểm thủy kích thì tôi không phải khốn đốn thế này”.
Đại diện của Công ty bảo hiểm ô tô Liberty Việt Nam cho biết chỉ trong ngày 26.11 vừa qua đã tiếp nhận số lượng cuộc gọi đến tổng đài cao kỷ lục từ trước đến nay. Lượng ô tô kéo về các garage do hỏng hóc máy tăng đến chóng mặt và thậm chí nhiều garage không thể tiếp nhận thêm xe vì quá tải.
Làm thế nào để sống chung với “lũ”?
Vì không cách nào khắc phục tình trạng triều cường ngập nước, các chủ xe ô tô phải tìm cách để giảm thiểu thiệt hại về vật chất cho tài sản của mình. Những người có kinh nghiệm thì truyền tai nhau những cung đường và múi thời gian ít ngập nước để né thủy kích, nhưng với những cơn mưa lớn bất ngờ thì cách đó gần như vô hiệu.
Cách hiệu quả và tiết kiệm nhất mà những chủ xế thông minh lựa chọn chính là tìm mua gói bảo hiểm thủy kích cho ô tô của mình. Với lá chắn an toan này, bạn sẽ không phải lo ngại với việc di chuyển trên đường mà “nơi đâu cũng ngập”. Nếu chẳng may bị thủy kích, bạn sẽ được đội ngũ cứu hộ trợ giúp mà không mất tiền oan để sửa chữa xe.
Video đang HOT
Bảo hiểm thủy kích là quyền lợi quan trọng bạn cần lưu ý khi chọn mua bảo hiểm ô tô
Chị Lan Hương (35 tuổi, ngụ quận 11, TP.HCM) chia sẻ kinh nghiệm đối mặt với thủy kích của mình: “Là phụ nữ, tôi tự biết mình không tháo vát được như đấng mày râu nên khi bắt đầu lái ô tô, tôi đã tìm hiểu kỹ và chọn mua bảo hiểm ô tô của Liberty, bao gồm cả bảo hiểm thủy kích để không phải lăn tăn nếu xe bị hỏng hóc máy vì ngập nước”.
Bảo hiểm ô tô AutoCare Liberty: Vượt bão an toàn, chẳng màng thủy kích!
Gói bảo hiểm AutoCare của Liberty được nhiều người sở hữu ô tô tin tưởng chọn mua bởi những quyền lợi vô cùng thiết thực. Không chỉ có phạm vi bảo hiểm rộng nhất, bao gồm cả bảo hiểm thủy kích, bảo hiểm ô tô của Liberty còn mang đến cho người mua những dịch vụ cao cấp như sửa chữa tại các garage chính hãng trên toàn quốc, bồi thường xe mới 100% cho tổn thất toàn bộ trong năm đầu tiên, dịch vụ cứu hộ 24/7, thay mới phụ tùng chính hãng 100%… Đặc biệt, Liberty hỗ trợ người mua với chính sách thanh toán linh hoạt trả góp lãi suất 0%, kỳ hạn 3, 6, 9 hoặc 12 tháng trong hệ thống 18 ngân hàng liên kết. Với ưu đãi này, bạn sẽ không phải lo nghĩ về gánh nặng tài chính khi chọn mua bảo hiểm ô tô.
Không chỉ được trả góp 0%, Liberty đang có chương trình ưu đãi giảm đến 30% phí bảo hiểm ô tô gói AutoCare
Thông tin dịch vụ
Lái xe hơi qua vùng ngập nước: Cách xử lý để xe không bị Thủy kích
Nước vào động cơ, chập điện, thủy kích... là những sự cố có thể xảy ra khi điều khiển ôtô đi qua đoạn đường ngập nước sâu. Vậy bạn phải xử lý như thế nào để an toàn?!
Tình trạng mưa lớn ngập sâu tại Tp. Hồ Chí Minh những ngày qua do ảnh hưởng của bão số 9 khiến cho nhiều tuyến đường bị ngập, việc điều khiển ô tô, xe máy cũng theo đó gặp nhiều khó khăn. Thậm chí nhiều trường hợp ô tô bị ngập nước dẫn tới hỏng động cơ hay còn được giới chuyên môn gọi với cái tên "Thủy Kích".
Nhiều đoạn đường bị ngập sâu, nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thuỷ kích.
Thuật ngữ này tuy được dùng khá phổ biến, tuy nhiên ngoài giới chuyên môn và những bác tài am hiểu về xe, thì đại đa số những người sử dụng ô tô vẫn còn khá mơ hồ về Thủy Kích, chính vì vậy cũng khá lúng túng trong khi xử lý xe bị ngập nước và để lại những hư hỏng nặng nề mà chi phí khắc phục sửa chữa có thể lên đến cả trăm triệu đồng.
Vậy thuỷ kích là gì? Nguyên nhân cách khắc phục khi bị thuỷ kích. Trong bài này Xedoisong.vn sẽ gửi đến quý độc giả những kiến thức cơ bản về hiện tượng thuỷ kích trên xe hơi, từ đó có cách phòng tránh, cũng như cách khắc phục.
Thủy kích là hiện tượng nước vào động cơ xe ô tô (động cơ đốt trong) qua đường khí nạp của xe (đường hút gió), làm chết máy đột ngột. Với điều kiện vận hành thông thường, piston chuyển động tịnh tiến ép hỗn hợp hoà khí (nhiên liệu, không khí) với tốc độ khoảng 1.000 vòng/phút. Tuy nhiên, khi nước tràn vào đường hút gió và chiếm chỗ của hỗn hợp hoà khí, nước sẽ làm cho hỗn hợp hoà khí sai lệch tỉ số nén ban đầu tạo phản lực làm biến dạng các tay biên và piston. Nếu vẫn tiếp tục chạy thì tay biên cong quá sẽ bị gẫy, dẫn đến nhiều nguy cơ như: chọc thủng xy lanh, phá huỷ block máy, gãy trục khuỷ v.v.
Tay biên bị cong do thuỷ kích.
Ngoài việc thủy kích ảnh hưởng đến động cơ, nước ngập cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ dẫn động của xe như hộp số, cầu xe, hệ thống điện thân xe, sàn xe v.v.. Hậu quả của trường hợp bị ngập nước thường rất lớn. Đầu tiên, phải kể đến là chi phí khắc phục khi xe bị thuỷ kích là khá cao, tuỳ theo từng trường hợp sửa chữa động cơ, hợp số, cầu xe bị ảnh hưởng. Ngoài ra, với một chiếc xe bị thuỷ kích, giá trị xe bị giảm đi rất nhiều khi bán lại, hoặc đơn giản là chiếc xe không còn làm bạn cảm thấy thoải mái khi cầm lái, sau khi đã mang về hoá đơn sửa chữa trị giá cả trăm triệu đồng.
Như vậy, để hạn chế nguy cơ bị thuỷ kích tốt nhất là hạn chế đi qua khu vực ngập nước sâu hay lựa chọn những cung đường ít bị ngập. Trường hợp bắt buộc phải đi qua những khu vực ngập sâu thì dưới đây là 8 bước cần nhớ để lái xe qua vùng ngập an toàn thông qua các hình minh họa dưới đây.
Bước 1: Trước khi chiếc xe tiếp cận con đường bị ngập, hãy giảm tốc độ hoặc dừng hẳn. Tình trạng thủy kích xảy ra khi các bác tài cho xe vận hành tại các vùng ngập nước sâu hơn khả năng lội nước cho phép của nhà sản xuất hay những khi vận hành xe qua sông, suối.
Bước 2: Trước khi cho xe lội nước, hãy bật đèn báo nguy hiểm và đèn chiếu sáng có thể tăng mức độ đánh giá độ sâu của mực nước.
Bước 3: Tắt điều hòa (nút AC) để giảm thiểu thiệt hại vì cánh quạt hút gió hoạt động khi ngập nước dễ dẫn nước vào sâu hơn khoang động cơ. Ngoài ra, khi điều hòa chạy thì xe mất thêm công suất, khiến xe bị yếu khi phải lội nước. Đồng thời tài xế chuyển về số 1 (số sàn) hoặc chuyển số tay về mức thấp (số tự động) để xe khỏe hơn.
Bước 4: Mở một chút cửa sổ xe để không khí lưu thông khi bạn đã tắt điều hòa và quạt gió.
Bước 5: Hãy nhớ giữ đều chân ga và đừng đi quá nhanh, nhưng cũng không quá chậm để tránh nước tràn vào khoang động cơ từ phía trước và cả ống xả phía sau. Không nên dừng lại ở giữa vùng ngập. Việc lái xe quá nhanh qua vùng ngập nước còn dẫn đến việc tạo sóng lớn làm ảnh hưởng đến nhiều ô tô, xe máy và người khác, được xem là một hành động kém văn minh.
Bước 6: Khi chiếc xe gần thoát khỏi khu vực nước sâu, bạn có thể tăng tốc độ một cách cẩn thận. Bạn nên kiểm tra xe của bạn thật kỹ sau khi lái xe qua vùng ngập nước.
Bước 7: Nếu xe gặp sự cố chết máy, hãy gọi cứu hộ hoặc thợ sửa xe thân quen. Tránh tự ý xử lý như tiếp tục đề nổ, vì như vậy dễ dẫn đến trường hợp thủy kích, thiệt hại lớn hơn nhiều.
Bước 8: Nếu đã vượt qua vùng ngập một cách an toàn, tiếp tục lái xe bình thường nhưng nên di chuyển một cách điềm tĩnh, không thốc ga hay phanh gấp vì các bộ phận trên xe đã có tiếp xúc với nước nên cần thêm thời gian để khô ráo.
RPM
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Mưa bão số 9: đường Sài Gòn hóa thành "sông", ô tô chết máy la liệt Cơn mưa trên diện rộng và kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến phố ở Sài Gòn ngập trong biển nước, nhiều ô tô chết máy nằm giữa "biển nước". Đường Nguyễn Hữu Cảnh "hóa" thành sông Từ trưa ngày 25/11, ảnh hưởng của bão số 9 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đã gây mưa to trên diện rộng toàn...