Sau TPHCM, Đà Nẵng được thí điểm chính quyền đô thị
Sáng 21/1, Đoàn công tác Trung ương do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng về đề án chính quyền đô thị tại Đà Nẵng.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết, theo lộ trình quy hoạch được phê duyệt, Đà Nẵng được đầu tư phát triển thành một trung tâm kinh tế – xã hội lớn của miền Trung. Đến năm 2020, dân số khoảng 1,6 triệu người, trong đó dân số đô thị là 1,3 triệu người. Đến năm 2030, Đà Nẵng trở thành thành phố cấp quốc gia, hiện đại, là đô thị trung tâm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng miền Trung – Tây Nguyên.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển hiện nay, TP Đà Nẵng đang gặp nhiều khó khăn và nảy sinh nhiều áp lực về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội… Đồng thời, những bất cập của mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay đã bộc lộ nhiều hạn chế trong việc đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước tại đô thị trong thời kỳ mới.
Tại TP Đà Nẵng đã và đang có sẵn những tiền đề hết sức quan trọng cho việc hình thành mô hình chính quyền đô thị. Đó là tỷ lệ đô thị hóa cao 87,16% (92% vào năm 2020). Việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận (huyện), xã (phường) từ năm 2009 đến nay, hoạt động của chính quyền các cấp tại TP Đà Nẵng đang ổn định, thông suốt, người dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn TP hài lòng với cách thức phục vụ của chính quyền về chất lượng dịch vụ công. TP Đà Nẵng luôn thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu và có chỉ số tốt về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT, chỉ số quản trị hành chính công lập cấp tỉnh, chỉ số cải cách hành chính so với toàn quốc. Nhiều mô hình mới, cách làm mới về quản lý đô thị trong điều kiện của TP Đà Nẵng được đánh giá tốt, có hiệu quả quản lý trên thực tế. Đây là tiền đề chứng tỏ bước đi đúng hướng và sẵn sàng cho việc hình thành phương pháp quản lý Nhà nước theo mô hình đô thị, hiện đại.
Quang cảnh buổi làm việc
Từ những vấn đề nêu trên, việc xây dựng thí điểm mô hình chính quyền đô thị là yêu cầu của thực tiễn, nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả, hoạt động, phát huy tính tự chủ, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền đô thị TP Đà Nẵng.
Theo nội dung đề án, mô hình chính quyền đô thị TP Đà Nẵng được xây dựng gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Từ khi trung ương cho phép TP Đà Nẵng được thí điểm gồm 2 bước. Bước 1: Mô hình chính quyền đô thị TP Đà Nẵng trong điều kiện tình hình hiện nay gồm mô hình 2 cấp chính quyền, 2 cấp hành chính: chính quyền thành phố (cấp chính quyền hoàn chỉnh, có HĐND TP và UBND TP), không có tổ chức đơn vị hành chính quận (huyện), đối với các phường chỉ có quan hành chính (UBND phường), đối với 11 xã có cấp chính quyền hoàn chỉnh (có HĐND và UBND xã). Bước 2: trên cơ sở những tiền đề về xây dựng chính quyền đô thị ở Đà Nẵng, tốc độ đô thị hóa cao, đặc biệt là 11 xã của TP đã và đang đáp ứng cơ bản các tiêu chuẩn của đô thị, TP Đà Nẵng đề xuất trung ương cho phép chuyển các xã thành phường (trên cơ sở thành lập 2 quận mới từ huyện Hòa Vang hiện nay) hoặc cho phép 11 xã này được thực hiện như cơ cấu tổ chức của phường hiện nay nhằm đảm bảo tính chất quản lý đô thị thuần nhất, tránh tình trạng chính quyền đô thị lại gồm nông thôn và tổ chức nhiệm vụ quản lý đô thị trên địa bàn nông thôn.
Như vậy, mô hình chính quyền đô thị TP Đà Nẵng là chính quyền một cấp (chỉ có HĐND TP và UBND TP), 2 cấp hành chính (UBND TP và UBND phường, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện). Riêng UBND huyện Hoàng Sa vẫn tiếp tục tổ chức như hiện nay nhằm phối hợp chặt chẽ với việc cơ quan chuyên môn TP chuyên trách về công tác biển và hải đảo để tiếp tục duy trì công tác đấu tranh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc.
Giai đoạn 2: Sau khi mô hình chính quyền đô thị trong giai đoạn 1 vận hành thông suốt, đề án có đề cập đến mô hình thị trưởng như là bước định hướng cho quá trình nghiên cứu tiếp theo của chính quyền đô thị trong tương lai.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tại Hiến pháp 2013 vừa được sửa đổi ban hành đã đồng ý nước ta có chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn. Bộ Chính trị đã đồng ý đưa TPHCM và Đà Nẵng là hai địa phương thí điểm về chính quyền đô thị. Đây là hai đơn vị hành chính của nước ta được áp dụng thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân các quận (huyện) về phường. Việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận (huyện), phường của hai TP Đà Nẵng và TPHCM cũng đã đạt được kết quả tốt đẹp.
Theo lịch công tác, ngày 13/3 tới, Bộ Chính trị sẽ nghe thông qua đề án chính quyền đô thị của TPCHM và Đà Nẵng. “Tôi được Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ phân công phân công chỉ đạo, triển khai, nghe trước hai đề án này. Vấn đề thí điểm chính quyền đô thị là vấn đề mới. Tôi cũng được phân công nhiều đề án nhưng đây là một đề án rất khó, mô hình mới, cách làm mới, suy nghĩ mới. Vì vậy, sự đóng góp ý kiến của các đồng chí phải mang màu sắc mới chứ không phải áp dụng máy móc những vấn đề pháp luật hiện hành”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Khánh Hồng
Theo ANTD
Cán bộ kém, máy tính thành... máy chữ
Năng lực yếu kém khiến cho cán bộ không thể tiếp cận các kiến thức công nghệ thông tin.
Trước tiên, cần nói rằng, nếu tinh giản biên chế chỉ là nhằm giảm bớt số người một cách cơ học thì tác động mang lại sẽ chưa thực sự sâu sắc. Muốn tinh giản hiệu quả, theo tôi, cần tập trung xử lý một số vướng mắc mấu chốt sau đây:
Thứ nhất: Quá nhiều đơn vị hành chính, sự nghiệp
Làm một phép so sánh. Trung Quốc, nước láng giềng cạnh chúng ta, có khoảng 1,4 tỷ người, diện tích khoảng 10 triệu km2. Nước ta có 90 triệu dân, diện tích khoảng 320 nghìn km2. Trung Quốc gấp chúng ta khoảng 30 lần về diện tích và 15 lần về dân số nhưng Trung Quốc chỉ có 33 tỉnh và thành phố, riêng tỉnh Quảng Đông đã có tới 104 triệu người. Việt Nam chúng ta có 63 tỉnh và thành phố, gần gấp đôi Trung Quốc.
Lấy ví dụ, VN có ba tỉnh ở đồng bằng là Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên diện tích chưa đến 1.000 km2, chỉ cần một giờ xe chạy có thể đi từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh. Ngay tại Hà Nội, từ hai huyện Gia Lâm và Từ Liêm nay đã thành bốn đơn vị hành chính. Kéo theo đó, đương nhiên không chỉ số lượng viên chức, công chức tăng gấp đôi mà còn các yêu cầu về trụ sở, trang thiết bị...
Như vậy, việc chia tách, thành lập thêm các đơn vị hành chính có phải nhằm mục đích tăng hiệu quả của công tác quản lý hay còn nhằm tuyển dụng thêm cán bộ?
Về tổ chức bộ máy nhà nước, báo cáo của Ban Nội chính TƯ ngày 23/9/2013 chỉ rõ: "việc sáp nhập một số bộ nhưng lại thành lập nhiều tổng cục và cục thuộc bộ đã dẫn đến tình trạng tăng biên chế trong cả hệ thống chính trị" [1].
Tinh giản không chỉ là giảm người. Ảnh minh họa
Thứ hai: Nhiều đầu mối "ăn theo"
Dự thảo mới chỉ xác định đối tượng giảm là con người, như thế là chưa đủ. Năm 2010 Bộ Thông tin và truyền thông công bố: "Số liệu thống kê máy tính và sử dụng Internet ở các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội cấp huyện" [2].
Thống kê cho thấy số lượng cán bộ, nhân viên tại các văn phòng Huyện ủy và khối đoàn thể (như huyện đoàn, Hội phụ nữ, Hội nông dân...) là 43.751 người gấp 2,66 lần số người làm việc trong văn phòng HĐND và UBNN (16.420 người). Cần chú ý rằng đây chỉ là số liệu cấp huyện, còn cấp xã và tỉnh chưa được công bố.
Ở các nước phương Tây, các tổ chức đoàn thể đều hoạt động bằng kinh phí tự túc hoặc tự quyên góp, không được dùng thuế của dân cho các tổ chức này. Nếu chúng ta chưa làm được như nước ngoài thì bước đầu là hãy giảm bớt đầu mối, hãy tổ chức một đơn vị chuyên trách mảng các tổ chức đoàn thể. Nếu lực lượng "ăn theo" này nhiều bằng đội ngũ chuyên viên và giả thiết lương bình quân mỗi người là 5 triệu một tháng, thì riêng với cấp huyện mỗi năm đã tiết kiệm được khoảng 1.640 tỷ.
Thứ ba: Năng lực cán bộ
Báo cáo của Ban Nội Chính TƯ cũng cho thấy tính đến hết tháng 12/2012, cả nước có hơn 63.000 cán bộ, công chức chưa qua đào tạo. Tỷ lệ có trình độ cao chủ yếu tập trung ở Trung ương và các tỉnh, thành phố lớn. Số người có trình độ đại học trở lên ở cấp phường, xã là 53.974 người chỉ chiếm 24,8%.
Năng lực yếu kém khiến cho cán bộ không thể tiếp cận các kiến thức công nghệ thông tin. Trong đa số các trường hợp, máy tính chỉ thay thế chức năng máy chữ, hệ quả là cần quá nhiều người để giải quyết một công việc.
Đơn cử việc phát tiền trợ cấp thâm niên theo quyết định 52/2013/QĐ-TTg của Chính phủ, sau khi nộp hồ sơ, giáo viên phải chờ một tháng rưỡi mới có quyết định phê duyệt của thành phố (Hà Nội), Bảo hiểm huyện duyệt lần thứ hai, phụ trách tài vụ duyệt lần thứ ba, cuối cùng mới đến thủ quỹ phát tiền. Vì sao phải qua mấy lần duyệt như vậy? Do sợ trách nhiệm hay do các quy định mang tên "hành chính?".
Thứ tư: Giảm ai, ai giảm?
Ngày nay không còn chuyện "hy sinh đời bố, củng cố đời con" mà là "bố còn ngồi trên, con lên càng dễ". Một khi sự chuyển giao thế hệ đã được tính toán bài bản, kỹ lường như vậy thì ai sẽ bị tinh giản đầu tiên? Dựa vào việc bình bầu đánh giá một, hai năm không hoàn thành nhiệm vụ để tinh giản có chắc là công bằng và trung thực? Chẳng ai dại gì bỏ phiếu cho con, em, cháu của "sếp" là không hoàn thành nhiệm vụ.
Ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng "Rất khó trù dập, bè phái" trong đợt tinh giản này. Nếu làm được như thế thì thật quá đáng mừng!
Cách tốt nhất là tổ chức thi sát hạch trình độ chuyên môn, cũng giống như Bộ Nội Vụ đã tổ chức nhiều kỳ thi nâng bậc lên chuyên viên chính, ai không đạt thì nằm trong diện tinh giản bất kể độ tuổi nào.
Cần tổ chức ngay việc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của Luật công chức, viên chức. Chỉ có làm như thế thì những công chức trẻ mới chịu khó đầu tư vào chuyên môn và không còn chuyện sống lâu lên lão làng. Tất nhiên là với điều kiện các kỳ thi đó phải được tổ chức công bằng, minh bạch, cách xa địa bàn và "tầm che phủ" của các "ô dù".
Làm được như thế thì không cần tinh giản, không cần tốn 8.000 tỷ mà ngân sách còn lợi được nhiều nghìn tỷ nữa. Điều quan trọng hơn là người dân sẽ không còn "mặc cảm" khi nhắc đến hai chữ "hành chính".
Theo VNN
Vụ chôn thuốc trừ sâu: Hàng trăm tấn chất thải vẫn chưa được xử lý Việc khai quật, bốc xúc và đóng gói chất thải nguy hại tại Công ty CP Nicotex Thanh Thái đang được tiến hành chậm trễ, phương án giai đoạn 2 chưa được trình, cùng với đó hàng trăm tấn chất thải chưa được đưa đi xử lý... Đến thời điểm này đã nửa năm kể từ khi vụ chôn thuốc trừ sâu tại...