Sau TPHCM, Bộ Y tế sẽ cân nhắc việc cách ly F1 tại nhà trên toàn quốc
Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết trên cơ sở đánh giá việc thí điểm cách ly F1 tại nhà, Bộ Y tế sẽ xin ý kiến các bên để áp dụng trên toàn quốc.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TPHCM.
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 cho các đối tượng thuộc diện F1 để UBND TPHCM xem xét, áp dụng thí điểm trên địa bàn thành phố.
Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết sau khi thí điểm, Bộ Y tế và UBND TPHCM sẽ tổng kết những điểm vướng mắc, thiếu sót, chưa phù hợp để sửa đổi, bổ sung hướng dẫn và áp dụng chính thức.
” Bộ Y tế sẽ đánh giá lại tính khả thi của việc cách ly F1 tại nhà, đồng thời sẽ xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương để quyết định việc áp dụng hướng dẫn này trên phạm vi toàn quốc”, bà Hương cho biết.
Theo bà Hương, việc cách ly F1 tại nhà có một số thuận lợi, nhất là khi các khu cách ly tập trung bị quá tải thì đây sẽ là giải pháp để giảm tải cho các khu cách ly tập trung, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo. Thực tế hiện nay một số khu cách ly được cải tạo từ trường học, khu nhà văn phòng phải sử dụng khu vệ sinh chung không đạt yêu cầu phòng, chống dịch.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bà cũng thừa nhận một số khó khăn như việc xuất hiện biến chủng virus mới có khả năng lây lan nhanh nên nguy cơ lây nhiễm cao. Nếu người cách ly không tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch thì sẽ làm lây lan cho người ở cùng và lây lan ra cộng đồng. Đồng thời, việc cách ly F1 tại nhà cần sự giám sát rất chặt chẽ của chính quyền địa phương.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, khi số ca F0 tăng lên, kéo theo số lượng F1 tăng lên theo thì phương án cách ly tại nhà là cần thiết, để giảm sự quá tải của các khu cách ly tập trung.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế.
Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý cần chia F1 thành 2 loại: F1 có nguy cơ lây cao (tiếp xúc quá gần với F0, hoặc cùng lao động, sinh hoạt trong không gian khép kín với F0) và F1 có nguy cơ lây thấp hơn. Những trường hợp có nguy cơ cao vẫn cần được đưa đi cách ly tập trung, các F1 nguy cơ lây thấp thì có thể được cách ly tại nhà. Việc phân loại này sẽ do y tế địa phương đánh giá.
Theo hướng dẫn, thời gian cách ly y tế tại nhà cho các trường hợp F1 là 28 ngày. Các điều kiện cách ly y tế tại nhà thực hiện theo hướng dẫn ban hành. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát chặt chẽ, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho người cách ly theo quy định.
Hướng dẫn này quy định cụ thể các điều kiện để cách ly y tế tại nhà phòng chống dịch Covid-19 với các trường hợp F1 như các điều kiện của phòng cách ly, không dùng điều hòa trung tâm, có thể dùng điều hòa riêng, đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ…; phòng cách ly phải được vệ sinh khử khuẩn hằng ngày… Bên cạnh đó, hướng dẫn này cũng đưa ra các quy định áp dụng với người ở cùng nhà, thời gian lấy mẫu xét nghiệm…
Sở Y tế TP.HCM: Không phải nhà nào cũng đủ điều kiện để cách ly F1
Đó là chia sẻ của Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng tại cuộc họp thông tin về công tác phòng, chống dịch tại thành phố chiều 28/6.
Ngày 27/6, Bộ Y tế đã ra công văn đề nghị TP.HCM thực hiện việc cách ly các F1 tại nhà. Đây là vấn đề được nhiều người dân tại thành phố quan tâm.
Tại cuộc họp chiều 28/6, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, thành phố đã nhận được văn bản hướng dẫn cách ly tại nhà các trường hợp F1 ít có nguy cơ. Hiện, Sở Y tế đã giao Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) xem xét, tham mưu cho Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 và UBND TP.HCM quyết định.
Các trường hợp F1 tại khu cách ly tập trung. Ảnh: Tú Anh.
"Văn bản hướng dẫn cách ly F1 tại nhà của Bộ Y tế tương đối cụ thể", ông Hưng nói. Tuy nhiên, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng, mục tiêu cuối cùng của cách ly là an toàn của cộng đồng chứ không chỉ giải quyết bài toán về chỗ cách ly.
"Các điều kiện về cách ly tại nhà của Bộ Y tế đưa ra rất nghiêm ngặt, không phải nhà nào cũng đủ điều kiện để đáp ứng được", ông Hưng nói.
Ông Hưng cho biết, khi triển khai kế hoạch này, bên cạnh yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, nhân viên y tế cũng phải tham gia nên cần từng bước thí điểm trước khi nhân rộng. "Chúng ta tổ chức thận trọng thì mức độ an toàn của cộng đồng đảm bảo hơn", ông Hưng nói.
Nói về việc cách ly F1 ít có nguy cơ tại nhà ở TP.HCM, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, các khu cách ly tập trung của thành phố quá tải, nhiều nhân viên y tế, lực lượng chức năng đang trực tại đây đã quá sức. Vì vậy, trước đó, Thứ trưởng đề xuất, thành phố cần phải cách ly các trường hợp F1 ít có nguy cơ tại nhà.
Theo Thứ Trưởng Sơn, đây là phương án mà Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia đã bàn, thống nhất từ tháng 4, khi tình hình dịch bệnh ở các địa phương phức tạp, các khu cách ly tập trung không thể đáp ứng đủ.
Hiện TP.HCM có nhiều chuỗi lây nhiễm, nhiều ca bệnh chưa rõ nguồn lây, số trường hợp F1 phải cách ly ngày càng đông nên các điểm cách ly tập trung còn hạn chế. Hơn nữa, ở các điểm cách ly tập trung quản lý không tốt cũng có khả năng lây nhiễm chéo giữa các phòng, các tầng.
Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, việc cách ly các F1 ít có nguy cơ tại nhà phải đảm bảo về công tác y tế, lấy mẫu xét nghiệm. Đây là một điều hết sức quan trọng.
"Cách ly các F1 tại các khu nhà trọ và nhà ống san sát nhau là không thể được. Người phải cách ly tập trung mà ở trong không gian hẹp, thường xuyên đi lại từ nhà này qua nhà kia là không đảm bảo", Thứ trưởng nói.
Cũng tại cuộc họp chiều nay, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, thời gian tới, TP HCM sẽ ngưng hoạt động các khu cách ly tập trung tại trường học, do không có nhà vệ sinh riêng nên việc ngăn chặn lây nhiễm chéo rất khó khăn.
Ông Đức cho hay việc trưng dụng các trường học làm khu cách ly tập trung đã được các nơi trên thế giới thực hiện. Tuy nhiên, chủng Delta dễ lây lan, nhất là khi sử dụng chung nhà vệ sinh.
"Hiện TP.HCM là một trong những địa phương thực hiện tổ chức các khu cách ly tập trung tốt nhất", ông Dương Anh Đức nói. Ông cũng cho biết, thành phố sẽ chuyển các khu cách ly theo cách cuốn chiếu, khu mới sẽ phải đạt chuẩn để đảm bảo mục tiêu phòng chống dịch bệnh.
Bộ Y tế đề xuất Bình Dương thí điểm cách ly F1 tại nhà Bộ Y tế đề xuất Bình Dương triển khai thí điểm cách ly F1 tại nhà, tại doanh nghiệp/ký túc xá doanh nghiệp (nếu có điều kiện) để sẵn sàng áp dụng khi dịch bệnh bùng phát trên diện rộng. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận Thường trực Đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM đã ký công văn về...