Sau Toyota, đến lượt GM Việt Nam tính chuyện…nhập khẩu xe
Tuyên bố mới nhất của người đứng đầu GM Việt Nam, liên doanh xe Mỹ có thể sẽ chỉ kinh doanh xe nhập khẩu.
Dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc Chevrolet Colorado của GM Việt Nam luôn trong tình trạng ế ẩm
Ngừng sản xuất xe tại Việt Nam, thay thế bằng hoạt động kinh doanh xe nhập khẩu nguyên chiếc, nhiều khả năng sẽ trở thành cách thức kiếm tiền chủ đạo của GM trên dải đất hình chữ S.
Sau phát ngôn đầy tự tin “muốn doanh số cao ở Việt Nam rất dễ” hồi đầu năm, đương kim Tổng Giám đốc GM Việt Nam Gaurav Gupta tiếp tục có một tuyên bố “gây sốc” tại diễn đàn “Bí quyết điều hành và đổi mới General Motors Việt Nam” cách đây ít hôm rằng, liên doanh xe Mỹ sẽ tính tới khả năng nhập khẩu nếu xe sản xuất trong nước có giá cao hơn.
Như vậy, từ năm 2018, thời điểm hàng rào thuế quan theo cam kết của Hiệp định khu vực thương mại tự do Asean (AFTA) chính thức được dỡ bỏ, nhiều khả năng hoạt động của GM Việt Nam sẽ đi theo “con đường” kinh doanh xe nhập khẩu.
Theo cam kết trong AFTA, mặt hàng ô tô giao thương giữa các nước Asean sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu nếu đảm bảo tỉ lệ nội địa hóa trên 40%. Trong khi GM đổ những khoản đầu tư rất lớn vào Thái Lan (455 triệu USD) và Indonesia (700 triệu USD) để tăng cường sản xuất và nội địa hóa xe, thì GM Việt Nam không có tín hiệu nào cho thấy họ đang nằm trong kế hoạch phát triển của GM toàn cầu.
Video đang HOT
Mặc dù tiến hành sản xuất xe ở Việt Nam khá lâu, nhưng cho đến nay những dòng sản phẩm của GM Việt Nam có tỉ lệ nội địa hóa khá thấp (dưới 10%). Thêm vào đó, thị phần của liên doanh xe Mỹ trên thị trường liên tục suy giảm từ 4,6% hồi năm 2013 xuống chỉ còn 3,7% ở thời điểm hiện tại (theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam – VAMA).
Tuy nhiên, thị phần của GM Việt Nam vẫn được đóng góp chủ yếu từ những mẫu xe lắp ráp trong nước, bởi mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc Chevrolet Colorado gần như không bán được ở thị trường trong nước. Doanh số bán của dòng xe này rất hiếm khi lên mức hai con số trong một tháng, kể từ khi tham gia thị trường Việt Nam hơn hai năm trước.
Ở một diễn biến khác, nguồn tin nội bộ của GM Việt Nam cho hay, vị trí Tổng Giám đốc của liên doanh xe Mỹ sẽ có thay đổi trong thời gian sắp tới. Thay thế vai trò của ông Gaurav Gupta (Ấn Độ) sẽ là vị Tổng Giám đốc người Ai Cập.
Theo Nhật Minh
Giao thông vận tải
Vì sao doanh nghiệp bỏ sản xuất ô tô tại Việt Nam?
Vấn đề sản xuất ô tô trong nước đang nóng lên, và người ta thường đặt trách nhiệm cho các cơ quan chức năng vì đã không quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, nhưng liệu đó có phải là nguyên nhân chủ yếu?
Một chiếc xe mang thương hiệu Việt nhưng lại có toàn chi tiết nhập khẩu, thiết kế cũng vay mượn, liệu có phải là lựa chọn tốt?
Không có một ngành công nghiệp phụ trợ đủ tốt, dù có tham vọng đến đâu, những chiếc ô tô Made in Việt Nam cũng chỉ là mơ mộng hão huyền.
Bên cạnh trách nhiệm thuộc về cơ quan chức năng, khi không có đường hướng chính xác và đầu tư mạnh mẽ để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển, còn có những nguyên nhân khách quan mà không thể một sớm một chiều giải quyết được.
Đầu tiên là vấn đề hạ tầng giao thông và ý thức tham gia giao thông. Điều kiện đường xá Việt Nam còn khá lâu mới có thể cho phép toàn bộ phương tiện giao thông là ô tô và bỏ qua xe máy. Đường hẹp, nhỏ, không đủ làn cho ô tô chạy, nếu 1/10 số xe máy hiện nay biến thành ô tô thôi, thì tình trạng tắc đường tại các thành phố lớn sẽ còn nghiêm trọng hơn hiện nay rất nhiều.
Cộng với điều kiện đường xá, ý thức giao thông kiểu mạnh ai nấy chạy sẽ còn khiến Việt Nam đau đầu dài dài. Người lái ô tô nhưng phong cách lại là của người điều khiển xe máy, luồn lách, tạt ngang tạt dọc, không tôn trọng làn đường là chuyện thường xuyên xảy ra. Nhiều con đường to,rộng, có 2 làn ô tô, nhưng trên thực tế có thể dễ nhận ra ô tô xếp thành 4-5 hàng chen nhau.
Một khi 2 vấn đề trên được giải quyết triệt để bằng nhiều cách, thì mới có thể hi vọng Việt Nam dần loại bỏ xe máy và chuyển sang sử dụng ô tô như một phương tiện cá nhân chính.
Năm 2014, theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam VAMA, các thành viên bán được 133.588 xe, một con số đáng mừng tại Việt Nam nhưng còn quá nhỏ bé so với Thái Lan hay Indonesia. Quy mô thị trường nhỏ khiến các ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất phụ tùng và phụ kiện cho ngành công nghiệp ô tô rất khó phát triển mạnh mẽ, vì nhu cầu không cao.
Kể cả khi có đầu tư phát triển vào ngành công nghiệp phụ trợ, thì với nhu cầu thị trường nhỏ như hiện nay, quy mô sản xuât của công nghiệp phụ trợ cũng sẽ nhỏ theo và dẫn tới mức giá cao hơn so với những thị trường quy mô lớn như Thái Lan, khi các doanh nghiệp phụ trợ có thể sản xuất hàng loạt với số lượng rất lớn mà vẫn tiêu thụ dễ dàng.
Điều này càng khó khăn hơn khi càng ngày việc nhập khẩu các chi tiết càng dễ dàng hơn trong khu vực. Một khi công nghiệp phụ trợ không phát triển, cụm từ "nội địa hóa" sẽ còn rất xa vời với công nghiệp ô tô Việt Nam. Nội địa hóa sao được khi các chi tiết vẫn nhập khẩu từ nước ngoài, cuối cùng vẫn chỉ là ngành công nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam.
Điểm cuối cùng không thể không nhắc tới, đó là tâm lý sính ngoại của phần đông người dân Việt Nam. Người ta sẵn sàng bỏ ra một số tiền cao hơn để mua hàng ngoại thay vì mua hàng nội, vì suy nghĩ hàng ngoại thì tiêu chuẩn cao hơn, chắc hẳn chất lượng sẽ tốt hơn. Điều này đúng với cả bột giặt, xà phòng hay quần áo, chứ chưa cần nói đến một thứ được coi là tài sản như ô tô.
Trong tương lai, giả sử một chiếc Ford Fiesta lắp ráp tại Việt Nam và một chiếc Fiesta tương tự được nhập khẩu về Việt Nam từ Thái Lan với mức giá tương đương, khi thuế nhập khẩu đã về 0%, thử hỏi người dùng sẽ chọn chiếc xe nào?
Quá nhiều vấn đề đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, cái vòng luẩn quẩn chưa biết giải quyết từ đâu. Giờ đây, khi người ta đã chán hi vọng vào các doanh nghiệp trong nước, thì lời nói mang xe Nga tới sản xuất tại Việt Nam của Thủ tướng Nga Medvedev hay việc Tỷ phú Thái muốn đầu tư sản xuất ô tô tại Việt Nam lại là chỗ để bấu víu niềm tin.
Theo Tô Tùng
Tiền Phong
Sang Indonesia sản xuất, bán ôtô 300 triệu cho dân Việt? Trong khi tính chuyện rút khỏi Việt Nam thì Toyota sẽ rót thêm 1,6 tỷ USD cho nhà máy sản xuất ô tô tại Indonesia. Tại Việt Nam, chính sách không rõ ràng và nhất quán khiến sản xuất ô tô đì đẹt và thua xa các nước ASEAN. Tham vọng soán ngôi Thái Lan Tờ Just Auto dẫn lời Tổng thống Indonesia...