Sau tin phong tỏa tài khoản của ông Trịnh Văn Quyết, cổ phiếu họ FLC ‘xuống sàn’ la liệt
FLC, ROS, AMD, KLF, HAI… hàng loạt cổ phiếu mang họ FLC đua nhau giảm sàn la liệt, sau thông tin ông Trịnh Văn Quyết bị phong tỏa tài khoản vì “bán chui” 74,8 triệu cổ phiếu
Tiêu điểm trong hệ sinh thái này là Công ty CP Tập đoàn FLC ( mã FLC). Mở cửa phiên giao dịch sáng 12.1, FLC đã giảm sàn về mức 18.550 đồng/cổ phiếu, trắng bên mua, trong khi bên bán vẫn chất lên cả chục triệu cổ phiếu.
Ông Trịnh Văn Quyết đối mặt với án phạt nặng vì bán “chui” cổ phiếu. Ảnh T.P
“Người anh em” của FLC là Công ty CP Xây dựng FLC Faros (mã ROS) cùng chịu chung cảnh ngộ “nằm sàn”. ROS giảm kịch biên độ về 12.950 đồng/cổ phiếu với dư bán tới hơn 30 triệu cổ phiếu.
Video đang HOT
Không chỉ có FLC, ROS, các công ty khác trong hệ sinh thái của ông Trịnh Văn Quyết gồm: Công ty CP đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản FLC (mã GAB), Công ty CP Chứng khoán BOS (mã ART), Công ty CP Nông dược HAI (mã HAI)… đều lao dốc về mức giá sàn.
Trước đó, tối 11.1, Bộ Tài chính đã ra quyết định về việc phong tỏa các tài khoản chứng khoán đứng tên ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC, sàn HOSE). Thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp phong tỏa là kể từ ngày 11.1, thời hạn phong tỏa sẽ kéo dài cho đến khi Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước có quyết định thay thế.
Theo thống kê, ngoài hơn 215 triệu cổ phiếu FLC đang nắm giữ, ông Quyết đang sở hữu một loạt cổ phiếu khác như Công ty CP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (mã GAB), Công ty CP Xây dựng FLC Faros (mã ROS), Công ty CP Chứng khoán BOS (mã ART)… tổng giá trị ước tính lên tới hàng nghìn tỉ đồng.
Cũng trong ngày 11.1, HOSE đã có thông báo chính thức về việc sẽ thực hiện hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10.1 của ông Trịnh Văn Quyết, do không không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.
Trước đó, ông Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch dự kiến theo mệnh giá là 1.750 tỉ đồng. Thời gian giao dịch dự kiến từ 10.1 đến 17.1. Mục đích giao dịch là cơ cấu tài sản. Phương thức giao dịch thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì ông Trịnh Văn Quyết giao dịch mà không báo cáo, không công bố thông tin theo quy định.
Tài khoản mua cổ phiếu FLC đối ứng của ông Trịnh Văn Quyết được trả lại tiền
Thông báo hủy giao dịch "bán chui" 74,8 triệu cổ phiếu của FLC của ông Trịnh Văn Quyết như gáo nước lạnh dội vào các nhà đầu tư khi họ hoang mang không biết giao dịch mua - bán của mình sẽ xử lý như thế nào.
Ngày 11.1, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có thông báo chính thức về việc sẽ thực hiện hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10.1 của ông Trịnh Văn Quyết.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC. Ảnh L.Q
Trước đó, ông Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu. Thời gian giao dịch dự kiến từ 10.1 đến 17.1, mục đích giao dịch là cơ cấu tài sản theo phương thức giao dịch thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận, ông Trịnh Văn Quyết đã bán ra 74,8 triệu cổ phiếu mà không báo cáo, không công bố thông tin theo quy định.
Theo thông tin từ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, cơ quan này đang phối hợp với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD), HOSE và các công ty chứng khoán lọc các giao dịch mua đối ứng từ tài khoản của ông Trịnh Văn Quyết để huỷ và trả lại tiền cho nhà đầu tư.
Theo đó, HOSE và VSD sẽ xác định lại các tài khoản nào khớp lệnh đối ứng từ tài khoản của ông Trịnh Văn Quyết để hủy lệnh và trả lại tiền cho những tài khoản đối ứng. Trong phiên giao dịch ngày 10.1, có 135 triệu cổ phiếu được khớp lệnh cho nên ngoài lô cổ phiếu 74,8 triệu đơn vị bị hủy, giao dịch không phải đối ứng từ ông Trịnh Văn Quyết sẽ vẫn diễn ra bình thường.
Theo quy định hiện hành, giao dịch được thực hiện ngày 10.1 thì sau T 3, tức 3 ngày sau chứng khoán hoặc tiền mới về đến tài khoản của nhà đầu tư. Do đó, Ủy ban chứng khoán nhà nước, cho biết hoàn toàn có đủ cơ sở và thời gian để hủy giao dịch của ông Trịnh Văn Quyết, hoàn lại tiền cho các nhà đầu tư đã mua đối ứng.
Liên quan đến hành vi không công bố thông tin của ông Quyết, theo Nghị định số 128 của Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, hành vi vi phạm quy định về giao dịch của ông Trịnh Văn Quyết nhiều khả năng sẽ bị phạt tiền từ 3% đến 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế (nếu giao dịch có giá trị từ 10 tỉ đồng trở lên), nhưng số tiền phạt không quá 1,5 tỉ đồng (đối với cá nhân).
Tuy nhiên, một lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đang xem xét thêm chế tài bổ sung để xử lý thật nghiêm hành vi vi phạm theo đúng quy định.
Bất ngờ đến ngỡ ngàng cổ phiếu nhà "bầu" Hiển và đại gia Trịnh Văn Quyết VN-Index chưa vượt qua được vùng "cản cứng" 1.350 điểm, tuy nhiên, thị trường đã có một phiên giao dịch khá tích cực cả về giá và lượng. Diễn biến bất ngờ xảy ra tại cổ phiếu SHB và "họ" FLC. Chỉ số VN-Index trong phiên đầu tuần (4/10) vẫn giao dịch trong trạng thái đi ngang vùng 1.340 - 1.350 điểm. Đóng...