Sau tiêm vaccine COVID-19, bạn cần lưu ý những điều này
Cần làm gì sau khi tiêm vaccine COVID-19 đang là mối quan tâm của nhiều người.
Người dân sau khi tiêm vaccine COVID-19 cần ở lại điểm tiêm chủng từ 30 phút đến 1 giờ để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm. Khi xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người dân cần thông báo ngay cho cán bộ y tế tại điểm tiêm
Sau khi kết thúc thời gian theo dõi tại điểm tiêm, khi về nhà, nơi làm việc, mọi người cần chủ động tiếp tục theo dõi sức khoẻ bản thân trong vòng 4 tuần sau tiêm. Bạn cũng nên nghỉ ngơi hoặc tập thể dục nhẹ nhàng bằng các bài tập đơn giản như đi bộ thật chậm để tăng cường trao đổi chất, lưu thông máu.
Ngoài ra, bạn cần bổ sung thật nhiều nước, có thể dùng nước trái cây giàu vitamin C như cam, chanh… Bởi sau tiêm cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước.
Video đang HOT
Sau tiêm vaccine COVID-19 người dân cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, nên ăn đầy đủ đa dạng thực phẩm như thịt, cá, trứng hay các món ăn dễ tiêu hoá như súp, rau xanh. Đặc biệt, trước và sau tiêm vaccine COVID-19, mọi người không nên sử dụng bia rượu và các chất kích thích khác.
Trong quá trình theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi làm việc, nếu thấy bản thân có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào như: tê miệng, lưỡi, phát ban trên da, họng ngứa, tắc nghẽn, khàn đặc, nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng, mạch nhanh, huyết áp thấp, khó thở, chân tay co quắp, đau cơ dữ dội, đau đầu dai dẳng… phải báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được trợ giúp.
Hơn 1.000 người ở TP.HCM gặp phản ứng phụ sau tiêm vaccine COVID-19
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, trong 5 ngày qua, thành phố ghi nhận 1.109 người gặp phản ứng phụ sau tiêm vaccine COVID-19.
Trưa 25/6, TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại thành phố.
Tại họp báo, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, đến nay thành phố đã tiêm vaccine COVID-19 cho hơn 400.000 người trong đợt tiêm lần 4.
Trong 5 ngày tiêm chủng vừa qua, thành phố ghi nhận 1.109 trường hợp gặp phản ứng phụ sau tiêm. Trong đó, 73 người bị sốc phản vệ, 26 người phản vệ độ 2, 15 người phản vệ độ 3, 2 người phản vệ độ 4 và 10 trường hợp biểu hiện khác. Trong 10 người phản vệ độ 4 có 1 người ngưng tim.
"Bất cứ loại thuốc nào cũng có phản ứng phụ, tùy theo cơ địa của người được tiêm mà thôi. Nhưng quan trọng là thành phố đã có chuẩn bị ekip bác sĩ cấp cứu và xử lý kịp thời. Chúng ta đã đi được hơn một nửa chặng đường, còn 2 ngày để hoàn tất chiến dịch và ngày cuối cùng dành để tiêm vét" , ông Bỉnh nói.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM.
Theo Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, dù nhiều bất cập, có chút thiếu sót nhưng đây là lần đầu TP.HCM có tốc độ chuẩn bị tiêm chủng nhanh như vậy. Thành phố sẽ dồn hết nguồn lực để hoàn tất chiến dịch tiêm chủng theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh cũng lý giải vì sao Thủ tướng lại chỉ đạo TP.HCM làm nhanh chiến dịch tiêm chủng, cô gắng chỉ trong 5 ngày do chủng virus lây bệnh tại thành phố là chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh và mạnh.
"Chúng ta phải nhanh chóng tiêm vaccine vì chủng Delta lây lan rất nhanh. Như trường hợp của nhóm truyền giáo Phực Hưng vừa rồi, 40/55 thành viên mắc bệnh và lây lan ra cộng đồng rất nhanh" , ông Bỉnh nói.
Anh Hùng (21 tuổi) công tác tại kho vũ khí đạn huyện Củ Chi thuộc Bộ Tư lệnh TP.HCM được khám sàng lọc trước tiêm vacine COVID-19. (Ảnh: HCDC)
Mới đây, Bộ Y tế ra văn bản khẩn đề nghị TP.HCM chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tăng tốc độ triển khai tiêm chủng ngay số vaccine đã được cấp. Theo cơ quan này, tổng số liều vaccine được phân bổ cho TP.HCM trong hai đợt 3 và 4 là 870.870 liều.
Tuy nhiên đến nay, theo báo cáo nhanh kết quả tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 hàng ngày của Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), TP.HCM mới triển khai tiêm được hơn 50.000 liều (khoảng 69% số vaccine được phân bổ đợt 3 và 6% số vaccine được phân bổ của cả 2 đợt).
Nam công nhân ở Bắc Giang chết không liên quan đến tiêm vaccine COVID-19 Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang có báo cáo về trường hợp nam công nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu rồi tử vong, trước đó, bệnh nhân có tiêm vaccine COVID-19. Ngày 5/6, trên mạng xã hội chia sẻ thông tin "Công nhân người Điện Biên đang làm thuê tại Bắc Giang tử vong. Theo như người nhà bệnh nhân...