Sau thương vụ S-400, Ấn Độ tuyên bố không sợ cấm vận Mỹ
Theo dự kiến, các hệ thống phòng thủ tên lửa đất-đối-không S-400 sẽ được Nga bắt đầu chuyển giao cho Ấn Độ vào tháng 10.2020.
Hệ thống phòng thủ tên lửa đất-đối-không S-400. Ảnh: Sputnik.
Theo RT, Tổng Tư lệnh Quân đội Ấn Độ Bipin Rawat đã đưa ra tín hiệu rằng New Delhi sẽ vẫn giữ lập trường, theo đuổi chính sách độc lập bất chấp các mối đe dọa trừng phạt từ Mỹ.
Video đang HOT
“Khi phía Nga hỏi tôi về các lệnh trừng phạt của Mỹ, tôi đã đáp lại rằng: &’Vâng, chúng tôi biết rõ là sẽ có thể bị trừng phạt. Thế nhưng, chúng tôi theo đuổi chính sách độc lập. Các ông có thể yên tâm. Dù chúng tôi có thể có liên kết tới Mỹ trong việc phát triển công nghệ, chúng tôi theo đuổi chính sách độc lập.’”, ông Rawat kể lại.
Bên cạnh đó, ông Rawat cũng cho biết thêm rằng Nga rất mong muốn hợp tác với quân đội Ấn Độ vì lực lượng vũ trang của New Delhi “mạnh mẽ, có khả năng tự bảo vệ các quyền lợi của mình dựa trên tư duy chiến lược”. Ngoài ra, người đứng đầu quân đội Ấn Độ còn tiết lộ rằng không chỉ có S-400, New Delhi còn đang cân nhắc mua trực thăng Kamov và nhiều hệ thống vũ khí khác từ Moscow.
Theo RT, tuyên bố của ông Bipin Rawat được đưa ra sau chuyến thăm kéo dài 6 ngày tới Nga. Trong chuyến thăm này, ông Rawat đã gặp các quan chức quốc phòng cấp cao nhất của Nga để thảo luận hợp tác quân sự song phương.
Trước đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Ấn Độ và Nga đã ký kết thỏa thuận mua hệ thống S-400 trị giá 5,4 tỷ USD vào hôm thứ Sáu (5.10) vừa rồi. Theo thỏa thuận, 5 tiểu đoàn S-400 sẽ được Moscow bắt đầu chuyển vào tháng 10.2020.
Được biết, động thái mua khí tài quân sự Nga của Ấn Độ sẽ gặp phải nguy cơ cấm vận từ Mỹ dưới Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt (CAATSA). Về phía mình, New Delhi đã nhiều lần khẳng định rõ rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không thể ngăn nước này mua vũ khí Nga.
Theo Danviet
Triều Tiên chỉ trích chính sách cấm vận
Các biện pháp cấm vận của Mỹ đối với Triều Tiên là căn nguyên gây nên sự ngờ vực giữa hai nước và có thể phá hủy bất kỳ tiến bộ nào đạt được trong các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Tờ Rodong Simun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, đã đưa ra lời cáo buộc trên trong một bài xã luận đăng tải ngày 4-10 trước thềm chuyến thăm Bình Nhưỡng vào cuối tuần này của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Ông Mike Pompeo gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong chuyến đi Triều Tiên hồi đầu tháng 4.2018.
Ảnh: Nhà Trắng
Báo trên cho rằng phi hạt nhân hóa là một thành quả đạt được dựa vào sự tin tưởng giữa hai nước. Do vậy, các biện pháp cấm vận là căn nguyên gây ra sự ngờ vực ngày càng tăng giữa hai nước. Cùng ngày, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha nhấn mạnh Mỹ cần linh hoạt trong các cuộc đàm phán sắp tới giữa Mỹ với Triều Tiên. Bà viện dẫn các bài học từ các vòng đàm phán trước đây với Triều Tiên khi không thể đạt được kết quả trong kiềm chế chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Trong khi đó, theo Yonhap, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui, người chịu trách nhiệm về các cuộc đàm phán hạt nhân hóa với Mỹ ngày 4-10 thăm Trung Quốc trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tới Bình Nhưỡng. Ông Choe sau đó sẽ thăm Nga.
HUY QUỐC
Theo sggp.org.vn
Nga- Ấn Độ sẽ ký kết thỏa thuận mua bán hệ thống S-400 Ngày 4/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ sang thăm Ấn Độ để chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận mua bán 5 tổ hợp phòng thủ tên lửa S-400 giữa Moscow và New Delhi. Hệ thống phòng không S-400 của Nga. (Ảnh: Vitaly Ankov / Sputnik) Trong tuyên bố đưa ra ngày 2/10, Cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của...