Sau thông cầu Thăng Long, Hà Nội điều chỉnh tất cả xe khách chạy đường Vành đai 3
Để giảm lưu lượng xe trên đường và hạn chế tình trạng ùn tắc, xe dù, bến cóc, Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản điều chỉnh tất cả xe khách chạy trên đường Vành đai 3.
Theo đó, xe khách chỉ di chuyển ở đường trên cao, không đi ở các tuyến đường đô thị bên dưới. Phương án điều chỉnh này được đưa ra ngay sau khi cầu Thăng Long được thông xe.
Xe khách di chuyển và bắt trả khách trên đường Phạm Hung ( Vành đai 3 dưới thấp).
Theo đó, văn bản do Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Đào Việt Long ký cho biết, Sở GTVT yêu cầu các đơn vị vận tải, đơn vị khai thác bến xe và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thành phố thực hiện việc điều chỉnh hành trình các tuyến vận tải hành khách cố đinh liên tỉnh sau khi thông xe cầu Thăng Long.
Cụ thể, đối với các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có hành trình thông qua cầu Thăng Long và có điểm đi, đến bến xe Mỹ Đình, bến xe Yên Nghĩa và bến xe Sơn Tây cần di chuyển theo hành trình: Cầu Thăng Long – đường Vành đai 3 trên cao (đoạn Mai Dịch, cầu Thăng Long) – cầu vượt Mai Dịch – đường Phạm Hùng – để tiếp cận bến xe Mỹ Đình và ngược lại.
Đối với xe khách đến và đi tại bến xe Yên Nghĩa, di chuyển theo hành trình: cầu Thăng Long – đường Vành đai 3 trên cao (đoạn Mai Dịch, cầu Thăng Long) – cầu vượt Mai Dịch – đường Phạm Hùng – đường gom Đại lộ Thăng Long – đường 7,0 – đường 72 – Lê Trọng Tấn – QL 6 – Bến xe Yên Nghĩa và ngược lại.
Đối với xe khách đi và đến bến xe Sơn Tây, di chuyển theo hành trình: cầu Thăng Long – đường Vành đai 3 trên cao (đoạn Mai Dịch, cầu Thăng Long) cầu vượt Mai Dịch – lối xuống tại nút giao Phạm Hùng, BigC – Đại lộ Thăng Long – QL21 – bến xe Sơn Tây và ngược lại.
Với các xe khách có hành trình “quá cảnh” chạy qua Hà Nội di chuyển theo hành trình cầu Thăng Long – đường Vành đai 3 trên cao (đoạn Mai Dịch, cầu Thăng Long) – cầu vượt Mai Dịch – đường vành đai 3 trên cao đi các tuyến QL1, QL5… và ngược lại.
Video đang HOT
Trước thời điểm cầu Thăng Long được sửa chữa và dự án đường trên cao Vành đai 3 đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long thông xe, tất cả xe khách liên tỉnh chạy đến bến xe Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Sơn Tây, sau khi xuất, nhập bến đếu di chuyển trên trục đường Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng. Việc này đã làm lưu lượng phương tiện tăng lên, đặc biệt là tình trạng xe khách dừng đỗ, bắt khách trên đường diễn ra lộn xộn, gây ùn tắc giao thông.
Xe dù, bến cóc náo loạn dịp cuối năm: Trên chỉ đạo nóng, dưới thờ ơ?
Cuối năm, lượng khách đi lại tăng đột biến, cùng với đó xe dù, bến cóc trên địa bàn Thủ đô tấp nập cả ngoại và nội thành.
Xe khách đón trả khách trên QL2 đoạn giao cắt với lối vào cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giăng lối khắp ngoại thành lẫn nội thành
Trên QL2 (đoạn giao với cao tốc Hà Nội - Lào Cai) từ nhiều năm qua tồn tại nhiều bến "cóc". Những bến "cóc" này tồn tại kéo theo mỗi ngày hàng chục lượt xe "dù" ra vô đón, trả khách gây nguy hiểm cho người đi đường, dẫn đến mất an toàn trật tự giao thông.
Trước đó, có mặt tại nút giao thông này, PV Tạp chí GTVT ghi nhận xe khách chạy tuyến Mỹ Đình - Yên Bái - Lào Cai chạy 'rùa bò' đón khách; nhiều xe máy phải phanh gấp để tránh xe này. Xe khách này tiếp tục chạy lên cao tốc, đón hai người khách, chất hàng hóa khoảng 5 phút. Sau đó xe di chuyển đến Km10 đón khách trước khi chạy thẳng về Yên Bái - Lào Cai...
Đại diện Đội TTGT huyện Sóc Sơn cho biết tuyến QL2 (đoạn giao cắt với cao tốc Nội Bài - Lào Cai) là một trong những điểm nóng xe "dù", bến "cóc" tại cửa ngõ phía Bắc Thủ đô. Trong đợt cao điểm, thanh tra giao thông phối hợp với CSGT, Công an huyện Sóc Sơn sẽ liên tục tuần tra xử lý để hạn chế các xe khách ra vào, đón trả khách, tránh gây nguy hiểm cho người dân. Đối với trường hợp nhà xe cố tình vi phạm nhiều lần sẽ có văn bản gửi tới các nhà xe hoặc Sở GTVT nơi xe đăng ký để có biện pháp xử lý.
Không chỉ các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô tồn tại xe "dù", bến "cóc", mà ngay tại trung tâm TP, các nhà xe vẫn ngang nhiên đón, trả khách bất chấp biển cấm.
Theo ghi nhận của PV Tạp chí GTVT, khu vực ngã tư phố Vọng - Trường Chinh (Q.Thanh Xuân), hướng từ Giải Phóng đi Lê Duẩn là nơi dừng thả khách của nhiều hãng xe. Đáng lưu ý, đây lại là nút giao, phương tiện lưu thông đông, đổ về từ nhiều hướng khác nhau, như vào đường Đại La, Minh Khai, Lê Thanh Nghị...
Khu vực cầu vượt Vọng giao cắt với đường Giải Phóng từng đoàn xe khách nối đuôi nhau vi phạm, nhưng tuyệt nhiên không bắt gặp sự kiểm tra nào từ phía lực lượng chức năng
Ngày 14/12, chỉ trong vòng khoảng 15 phút, chúng tôi ghi nhận có khoảng 5 xe (loại 16 - 30 chỗ), thuộc nhiều hãng xe, như: H2 (Hải Hiền), xe Lý Thảo (Thanh Hóa), xe Giỏi Hoa (Thái Bình), Mai Định (Hải Phòng)... dừng thả khách tại khu vực này. Khi hành khách vừa xuống, những xe ôm truyền thống lập tức đến bắt khách khiến cho khung cảnh trở nên bát nháo, hỗn loạn. Tại địa điểm này, những biển báo cấm dừng, đỗ hoàn toàn không có tác dụng.
Tương tự, tại khu vực cổng bệnh viện Bạch Mai (Q.Đống Đa); khu vực đường Lê Thanh Nghị (đoạn giao cắt với đường Giải Phóng)...; bất chấp hệ thống camera phạt nguội "đỏ đèn" hoạt động, nhiều nhà xe biển 15 (Hải Phòng), 34 (Hải Dương) và 14 (Quảng Ninh) vô tư bắt khách trá hình, biến tướng, có biểu hiện hoạt động bến "cóc", xe "dù" gây bát nháo, mất trật tự giao thông.
Bến cóc 8.000 mét vuông thi gan cùng tuế nguyệt
Còn tại khu đô thị Pháp Vân, tình trạng này xuất hiện đã nhiều năm nay, nhất là sau đợt Hà Nội điều chuyển các tuyến xe phía Nam từ bến Mỹ Đình sang bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm. Nhiều xe không vào bến mà hoạt động chui, đón trả khách tràn lan.
Trên phố Trần Thủ Độ, phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai), mỗi ngày có hàng chục xe khách biển Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Sài Gòn... lập "bến cóc" bắt khách và bốc xếp hàng hóa.
Các xe này còn tập kết tại khu vực vườn hoa đường Trần Thủ Độ và len lỏi vào các tuyến phố để đón khách sai quy định.
Tại lô đất C1/CQ1 khu đô thị Pháp Vân (Hoàng Liệt, Hoàng Mai) một bãi xe rộng 8.000 mét vuông tồn tại trái phép trên đất dự án gây bức xúc cho người dân trong khu vực
Đáng nói, tại lô đất C1/CQ1 khu đô thị Pháp Vân, thuộc quản lý của Công ty CP lắp máy điện nước và xây dựng, gần 2 năm nay bất chấp lệnh cưỡng chế của Ủy ban nhân dân phường Hoàng Liệt, một bãi xe "lậu" rộng 8.000 mét vuông vẫn thách thức hoạt động bất kể ngày đêm, trở thành điểm đón trả khách của nhiều nhà xe "trá hình" tuyến Bắc - Nam. Sự tồn tại trái phép của "bến xe" tại lô đất C1/CQ1 khu đô thị Pháp Vân luôn gây tình trạng ùn tắc và giao thông hỗn loạn tại khu vực Bến xe Nước Ngầm, nhất là vào các dịp lễ Tết.
Những hệ lụy gây ra cho xã hội là rất lớn, tuy nhiên không hiểu vì lý do gì đến nay tụ điểm này vẫn ngang nhiên tồn tại, bất chấp lệnh đóng cửa hồi cuối năm 2019. Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Chính phủ, Bộ GTVT, Sở GTVT Hà Nội đã chỉ đạo TTGT phối hợp với các đơn vị lập kế hoạch kiểm tra xử lý các điểm đón, trả khách không đảm bảo an toàn giao thông.
Ông Trần Nhật Quang, Chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội, cho biết TTGT sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng địa phương tăng cường kiểm tra các phương tiện hoạt động tại các điểm điểm hoạt động đón, trả khách trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, chú trọng các hành vi lợi dụng dịp cao điểm để lập tụ điểm đón, trả khách trái phép mang tính bến "cóc" tại các khu vực trọng điểm.
"Thanh tra Sở tăng cường xử lý tình trạng xe khách chở quá số người quy định, lắp thêm ghế, giường để nhồi nhét hành khách hoặc tháo bớt ghế, giường để vận chuyển hàng hóa. Bố trí lực lượng thường trực 24/24, chốt chặn khu vực bến xe để xử lý các xe tuyến cố định chạy sai hành trình vận tải và xử lý nghiêm các hoạt động vận tải hành khách có dấu hiệu bến "cóc", xe "dù" cản trở, ùn tắc giao thông tại khu vực cổng và các tuyến đường xung quanh bến", ông Quang thông tin.
Xe dù, bến cóc phá vỡ trật tự vận tải khách Dịch bệnh COVID-19 kéo dài khiến lĩnh vực vận tải hành khách nói chung, vận tải khách liên tỉnh bằng đường bộ nói riêng lâm vào cảnh hết sức khó khăn. Đã vậy, các doanh nghiệp (DN) vận tải khách hoạt động trong các bến xe khách liên tỉnh và cả DN quản lý, khai thác bến xe còn đang phải đối mặt...