Sau thanh tra, tiếp tục yêu cầu rà soát toàn bộ việc nhập phế liệu trước 1.3
Bộ TN-MT mới có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố báo cáo công tác nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trước ngày 1.3.
Bộ TN-MT đề nghị các địa phương báo cáo về công tác nhập khẩu, sử dụng phế liệu . ẢNH NGUYÊN NGA
Mới đây, Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở TN-MT báo cáo tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong năm 2020 của các doanh nghiệp nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Bộ TN-MT cũng đề nghị báo cáo về công tác quản lý nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của các địa phương trước ngày 1.3 tới để phục vụ công tác quản lý.
Video đang HOT
Trước đó, sau thời gian nóng lên tình trạng nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tháng 8.2018, Chính phủ đã yêu cầu thanh tra toàn diện công tác cấp phép nhập khẩu phế liệu, xử lý nghiêm các cán bộ có liên quan, thu hồi giấy phép của các doanh nghiệp nếu phát hiện sai phạm.
Đến tháng 5.2019, Chính phủ ký ban hành Nghị định 40 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường. Trong đó, có nội dung sửa đổi, bổ sung nhiều quy định theo hướng chặt chẽ hơn đối với nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Phế liệu nhập khẩu qua cảng Cát Lái, TP.HCM . ẢNH NGUYÊN NGA
Theo quy định này, phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng yêu cầu quy định trong luật Bảo vệ môi trường; phế liệu nhập khẩu chỉ được phép dỡ xuống cảng khi đáp ứng các yêu cầu: tổ chức, cá nhân nhận hàng trên bản lược khi hàng hóa (E-Manifest) có giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu; tổ chức, cá nhân nhận hàng trên E-Manifest có văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với phế liệu… Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện trên trước khi cho phép dỡ phế liệu xuống cảng.
Để được phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, quy định của Chính phủ cũng nêu rõ: các tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường; có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ TN-MT phê duyệt. Trong đó, có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường…
Với mục tiêu không còn là bãi rác lớn của thế giới, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu tất cả các loại rác thải từ 1.1.2021. Đây là bước đi quyết liệt nhất của kế hoạch 3 năm nhằm chấm dứt tiếp nhận phế liệu từ nước ngoài của Trung Quốc.
Trước đó, từ những năm 1980, Trung Quốc đã nhập khẩu chất thải rắn để xử lý, biến thành nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp, nhưng cũng biến thành bãi rác lớn của thế giới, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Với mục tiêu không còn là bãi rác của thế giới, từ năm 2018, Trung Quốc bắt đầu hạn chế nhập khẩu phế liệu, dẫn đến tình trạng ứ đọng phế liệu ở nhiều nước xuất khẩu.
Sau khi Trung Quốc thực hiện kế hoạch hạn chế nhập khẩu phế liệu để tái chế, nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, vùng lãnh thổ Đài Loan… cũng có các động thái siết nhập khẩu phế liệu.
Hàng hóa lưu thông qua cảng biển tăng so với cùng kỳ
Trong 2 tháng đầu năm 2021, tổng lượng hàng hóa lưu thông qua cảng biển Việt Nam tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020.
Dịch vụ kho hàng tại cảng Cát Lái. (Ảnh: Tạp chí Giao thông Vận tải)
Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2021, dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, song tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt hơn 113,5 triệu tấn.
Trong đó, hàng xuất khẩu đạt hơn 26 triệu tấn (bằng với cùng kỳ năm trước); hàng nhập khẩu đạt hơn 35,3 triệu tấn, tăng 14%; hàng nội địa ước đạt gần 52 triệu tấn, tăng 15%. Riêng hàng container, trong 2 tháng đầu năm ước đạt hơn 3,8 triệu TEUs, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2020.
Số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam cũng cho thấy tại tháng 1/2021 là tháng có mức tăng trưởng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển cao nhất (tăng 17%) từ trước tới nay.
Điển hình là một số khu vực có lượng hàng hóa xuất cảnh tại các cảng biển như: Đồng Tháp tăng 190% (tăng chủ yếu là hàng khô và hàng tổng hợp); Thừa Thiên Huế tăng 124% (tăng chủ yếu là hàng lỏng); Thái Bình tăng 99%; khu vực Quảng Nam tăng gần 95% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Cục Hàng hải, điểm tích cực thông quan hàng hóa trong tháng 1/2021 nữa là loại hàng hóa container xuất nhập cảnh cũng có mức tăng trưởng cao nhất (tăng 28%) trong vài năm gần đây. Trong đó, khu vực có khối lượng hàng container thông qua tăng cao nhất là Đồng Tháp tăng 125%; Quảng Nam, An Giang tăng 55%; khu vực TP. Hồ Chí Minh mức tăng 30,4%; Vũng Tàu tăng 29%; Hải Phòng tăng 26,3% và Đồng Nai tăng 22%.
Tân Cảng Sài Gòn thông quan lô hàng đầu tiên trong năm mới Tối 11-2 (30 Tết), cán bộ, công nhân Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn thực hiện nghi thức phát lệnh làm hàng đầu xuân năm Tân Sửu 2021. ể thông quan lô hàng đầu năm mới, các cán bộ, công nhân viên, người lao động của đơn vị đã nỗ lực không ngừng trong công tác quản lý, điều hành sản xuất,...