Sau thảm hoạ vỡ đập ở Lào, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi nói gì về an toàn hồ đập ở Việt Nam?
Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi thừa nhận vấn đề đảm bảo an toàn đối với các hồ chứa nhỏ đang là thách thức lớn, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ có đập là đập đất và hiện giao cho các địa phương ở các thôn, bản quản lý.
Chiều 25/7, thông tin về việc vỡ đập thủy điện ở Lào có ảnh hưởng thế nào đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ông Nguyễn Văn Tỉnh – Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau khi nhận được thông tin đập thủy điện ở Lào bị vỡ, đơn vị này lập tức giao các cơ quan khoa học phối hợp với các cơ quan liên quan tính toán và dự báo cụ thể.
Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi.
Theo tính toán ban đầu của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, ngày 27/7, mực nước tại Tân Châu và Châu Đốc (An Giang) tăng lên so với bình thường từ 3-5cm. Như vậy, việc vỡ đập ở Lào sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là đối với vụ hè thu năm nay.
“Tất nhiên có thể nói đây là tính toán nhanh ban đầu và chúng tôi cũng đang tiếp tục giao các cơ quan khoa học phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, đặc biệt với nước bạn Lào để có những thông tin chính xác hơn về vấn đề này” – ông Tỉnh thông tin.
Ông Tỉnh cũng cho hay, đối với các tỉnh như Long An, Đồng Tháp, An Giang, đơn vị đã giao các cơ quan khoa học nghiên cứu cụ thể.
“Chúng tôi đã giao cụ thể cho các cơ quan nghiên cứu vùng nào có đê bao an toàn, vùng nào không có đê bao để khuyến cáo cho các địa phương. Đặc biệt, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.. để khi mưa lũ, vụ Thu Đông an toàn tuyệt đối”, ông Tỉnh khẳng định.
Tuy nhiên, ông Tỉnh cũng cho biết, những đợt mưa lũ gần đây ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề an toàn hồ chứa, đặc biệt là ở vùng miền núi phía Bắc và vùng Bắc Trung Bộ.
Hiện nay, các hồ chứa nhỏ ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã đầy nước. Nhiều hồ chứa nhỏ được xây dựng cách đây từ 30-40 năm, trong điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, lại được giao cho các thôn, bản quản lý.
Ông Tỉnh cũng thừa nhận vấn đề đảm bảo an toàn đối với các hồ chứa nhỏ đang là một thách thức lớn.
“Chúng tôi lo nhất là các hồ chứa nhỏ có đập là đập đất và hiện giao cho các địa phương ở các thôn, bản quản lý” – ông Tỉnh nói.
Ông Tỉnh cho biết thêm, trong mấy ngày tới, lượng mưa ở các tỉnh miền núi có thể đạt 100 – 200mm, về cơ bản các hồ chứa vẫn đáp ứng được.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi lý giải ngoài mức độ an toàn cũng như khả năng chống chọi của đập thì Tổng cục Thủy lợi cũng chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, nhất là hồ chứa ở vùng sâu vùng xa.
Video: Thảm hoạ vỡ đập ở Lào ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?
TÙNG LÂM
Theo VTC
Nhiều người Việt Nam từ vùng vỡ đập thủy điện ở Lào bắt đầu về nước
Nước lũ vùng đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy (tỉnh Attapeu, Lào) bắt đầu rút nhưng công tác cứu hộ vẫn đang được tích cực triển khai. Trong ngày 25.7, nhiều đoàn cứu trợ từ Việt Nam thông qua cửa khẩu Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) đã sang Lào thực hiện công tác cứu trợ đồng bào vùng lũ.
Chiều 25.7, trao đổi qua điện thoại với Dân Việt, ông Sengpphaylin Chanthavisouk - Trưởng phòng Xây dựng Đảng - Ban Tổ chức Attapeu (Lào) cho biết, hiện nước ở vùng thủy điện vỡ bắt đầu rút, công tác cứu hộ cứu nạn đang được tiếp tục. Những người dân ở vùng lũ cũng được di dời đến tại các khu tập trung an toàn, nhà vùng lũ không còn ở được. Mức ảnh hưởng do vỡ đập thủy điện là rất lớn, có nhiều người chết và mất tích. Người Việt Nam ở gần khu vực thủy điện vỡ rất ít.
Xe chở khách từ Attapeu về nước tránh lũ.
Sáng nay (25.7), Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã cử đoàn cứu trợ, y bác sỹ gồm 14 người sang Lào phối hợp với Bệnh viện Attapeu để thực hiện công tác cứu chữa, điều trị các nạn nhân vùng ngập lũ. Theo đó, HAGL chuyển 100.000 gói mì ăn liền, 50 tấn gạo, 2.000 bộ quần áo, 100 túi đựng chuyên dùng trong y tế, thuốc men và các vật dụng cần thiết khác. Tất cả số hàng hóa trên dự kiến sẽ tập kết tại Attapeu vào 17h hôm nay, 25.7.
Trong ngày, Tập đoàn HAGL cũng đã liên hệ thuê máy bay trực thăng từ Viêng Chăn xuống để ứng cứu 26 công nhân đang bị mắc kẹt trong các nông trường cao su ra nơi an toàn. Song hành cùng các hoạt động cứu trợ nói trên, đích thân Chủ tịch Tập đoàn HAGL - Ông Đoàn Nguyên Đức cũng sẽ có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu trợ trong ngày hôm nay.
Nhiều người dân vùng lũ ở Attapeu bắt đầu về nước.
Trong ngày 25.7, tại cửa khẩu Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum), PV Dân Việtghi nhận, nhiều đoàn xe cứu trợ lưu thông Attapeu tham gia cứu trợ cho người dân vùng lũ. Đồng thời, có nhiều người Việt ở vùng lũ ở Attapeu đón xe về nước.
Xe cứu hộ trong nước sang Attapeu tham gia cứu hộ.
Theo chị Cao Thị Tương (công nhân làm ở Attapeu, Lào - nhà ở Đắk Lắk) có mặt tại cửa khẩu Bờ Y, lúc chị đang làm ở trong nông trường cách thủy điện vỡ một con sông thì nghe thông báo nước sông dâng lên cuồn cuộn và hô hào mọi người chạy ngay lên vùng cao. Thấy vậy, chị Tương vội vàng chạy cùng mọi người lên vùng đất cao tránh lũ. Không lâu sau nhìn lại, chị chỉ thấy vùng đất thành một biển nước mênh mông. Do ở xa thủy điện nên chị may mắn không bị nguy hiểm.
Bà Bùi Thị Lịch - một người bán hàng gần Trạm kiểm soát về nội đị cửa khẩu Bờ Y cho biết, từ 2 ngày nay, lượng người về nước rất đông. "Ban đầu không rõ chuyện gì, sau nghe nói vỡ đập thủy điện nên nhiều người phải về quê tránh lũ", bà Lịch cho hay.
Theo Danviet
Thủ tướng Lào nói 131 người mất tích sau vụ vỡ đập thủy điện Không có công dân nước ngoài trong số 131 người mất tích sau vụ sập đập thủy điện ở Attapeu. Người dân di chuyển trên một chiếc bè tự chế tại Attapeu ngày 25/7. Ảnh: AFP. Trong cuộc họp báo được phát sóng trên truyền hình, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith hôm nay đưa ra số người mất tích cụ thể, hai ngày...