Sau thảm họa, khi nào cư dân Carina trở lại nhà của mình?
3 tuần sau thảm họa chung cư Carina, cả ngàn cư dân phải sống tạm bên ngoài và không biết chờ đến khi nào mới trở lại được căn hộ của mình.
Chung cư Carina 3 tuần sau thảm họa khiến 13 người chết
Khác với vẻ ồn ào náo nhiệt trước khi xảy ra thảm họa, chung cư Carina trên đường Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8, TP.HCM) nay chỉ còn lực lượng bảo vệ và ban quản lý túc trực. Thỉnh thoảng có một vài cư dân đến lấy đồ đạc rồi vội vã đi ra ngoài.
Về đêm, cả chung cư vắng lặng đến đáng sợ. Ở block C, có một số căn hộ có ánh đèn được cắm từ bình sạc.
“3 tuần sau thảm họa khiến 13 người chết, chung cư trở nên lạnh lẽo vì không điện, không nước và không có cư dân ở. Mỗi khi có công việc lên căn hộ lấy đồ đạc đi một mình vẫn cảm thấy sợ khi nghĩ về thời điểm vụ cháy xảy ra”, cư dân tên Hoàng cho biết.
Theo các cư dân, từ ngày xảy ra hỏa hoạn, họ được yêu cầu ra bên ngoài ở tạm nhưng vẫn thường xuyên quay trở lại chung cư để ngóng tin về việc giám định tòa nhà, khắc phục hậu quả của vụ cháy.
“Không biết khi nào chúng tôi mới quay trở lại căn nhà của mình mà phải dành cả đời dành dụm để sở hữu nó. Cuộc sống có nhà mà cũng như không sau thảm họa”, chị Mai cư dân chung cư nói.
Đại diện chủ đầu tư cho biết, chậm nhất ngày 20.4 sẽ có kết quả kiểm định. Khi có kết quả kiểm định đơn vị sẽ bắt tay vào việc sửa chữa để sớm đưa cư dân trở lại cuộc sống bình thường.
Video đang HOT
“Hôm 6.4, đoàn công tác của Viện Công nghệ – Bộ Xây dựng đã bắt đầu công tác kiểm định tòa nhà và chậm nhất ngày 20.4 sẽ có kết quả. Ngay khi có kết quả kiểm định và được Sở Xây dựng TP.HCM cấp phép sửa chữa, phía chúng tôi sẽ bắt tay ngay vào việc sửa chữa để sớm đưa cư dân vào ổn định cuộc sống”, đại diện Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Dịch vụ Sản Xuất Hùng Thanh (Công ty Hùng Thanh) cho biết.
Theo đó, thời gian sửa chữa hoàn thành block A và B dự kiến khoảng 30 ngày, riêng block C tổ chức vệ sinh và sửa chữa trong 10 ngày. Sau khi hoàn thành sửa chữa, phía chủ đầu sẽ mời các chuyên ngành nghiệm thu toàn bộ công trình, hệ thống PCCC.
Đến hiện nay, chủ đầu tư đã chi hơn 5,7 tỷ đồng để hỗ trợ các nạn nhân trong vụ cháy và tạm ứng để hỗ trợ kinh phí sinh hoạt hằng ngày cho cư dân Carina. Chi hơn 8,6 tỷ để đền bù 29 xe ô tô và 247 xe máy bị hư hỏng.
Phía chủ đầu tư cam kết, trong lúc chờ đợi kết quả của các cơ quan về pháp luật sẽ phối hợp với công ty mẹ (là Công ty Cổ phần đầu tư 577) tạm ứng đủ kinh phí để đền bù và khắc phục phục toàn bộ các thiệt hại của cư dân nhằm ổn định cuộc sống cho người dân.
Trước đó, rạng sáng 23.3, hoả hoạn xảy ra tại tầng hầm để xe giữa blocks A và B chung cư Carina khiến 13 người chết, 51 người bị thương, hơn 340 xe máy, 17 ôtô bị thiêu rụi. Hậu quả vụ cháy nghiêm trọng nhất trong hơn 15 năm tại TP.HCM, chỉ sau thảm hoạ cháy ITC (60 người chết).
Trong vụ cháy, cảnh sát PCCC đã giải cứu hơn 1.000 khỏi các căn hộ, trực tiếp cứu nạn được 150 người, đưa đến nơi an toàn. Nguyên nhân vụ cháy được cảnh sát xác định do cháy xe máy tại tầng hầm nhưng không được bảo vệ phát hiện kịp thời. Vụ việc đã được công an TP.HCM khởi tố vụ án.
Theo Danviet
Cháy chung cư: Những sai lầm nghiêm trọng phải tuyệt đối tránh
Thực tế khi gặp cháy, nhiều người dân sẽ hoảng loạn và luống cuống tìm cách thoát khỏi vùng cháy. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phòng cháy chữa cháy (PCCC), người dân cần có kỹ năng, cần phải tập huấn PCCC để có thể ứng xử nhanh trí khi gặp sự cố, tránh việc tìm lối thoát nhưng lại đang đi vào vùng "tử nạn".
Chia sẻ với Dân Việt về vấn đề này, Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC số 2, Cảnh sát PCCC TP Hà Nội cho biết, trong cuộc sống, không có ít trường hợp người dân đã chọn những phương án tránh hỏa hoạn khi sự cố này xảy ra không đúng, dẫn đến một số vụ đã có những hậu quả đau lòng.
Theo đại tá Nguyễn Trường Sơn, tâm lý chung của mọi người là nghĩ nhà tắm có nước, nước lại dập được cháy nên khi cháy nổ xảy ra, bị cô lập trong vòng, họ đã vào nhà tắm và xả nước, nhưng nó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn thôi.
Đại tá Sơn đưa ra khuyến cáo ngay bây giờ, mỗi gia đình hãy mua ngay các vật dụng PCCC để trang bị trong nhà như bình cứu hỏa, mặt nạ chống độc, băng dính chống cháy...
Ông Sơn đưa ra dẫn chứng, trong vụ cháy quán karaoke 68 Trần Thái Tông (Cầu Giấy, TP.Hà Nội) ngày 1.11.2016, có khách hát đã chạy vào khu vực nhà vệ sinh để xả nước nhằm tránh nạn, nhưng cuối cùng nạn nhân đã tử vong.
Vị đại tá nhấn mạnh, quan trọng là phải học, tự trang bị cho mình kỹ năng PCCC, như vậy mới có thể thoát nạn khi cần.
Ông cũng đưa là một khuyến cáo, rằng mỗi gia đình hãy mua ngay lấy bình cứu hỏa, vài cái mặt nạ chống độc hoặc băng dính chống cháy để tự phòng vệ cho gia đình mình trước.
"Mặt nạ chống độc thì có loại vài trăm nghìn thôi, có cái tiền triệu nhưng cái tiền triệu dùng đi dùng lại nhiều lần, người dân mua mặt nạ loại vài trăm nhìn cũng được. Theo hiệu năng sử dụng, loại mặt nạ này có thể giúp chúng ta đi trong vùng có khí độc khoảng 30 phút mà không vấn đề gì. Đừng tiết kiệm vài trăm nghìn mà ảnh hưởng tới chính tính mạng của mình" - Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC số 2, Cảnh sát PCCC TP Hà Nội nói.
PGS,TS Ngô Văn Xiêm cho rằng quan trọng nhất là ý thức và kiến thức PCCC của người dân
Cùng trao đổi về vấn đề này, PGS,TS Ngô Văn Xiêm - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC cho biết, việc xả nước trong bồn tắm thực ra là 1 giải pháp tức thời, trong vòng 5, 10 phút. Sau thời gian này đám cháy lớn thì nhiều yếu tố nguy hiểm.
Giải pháp ngắn hạn khi xảy ra cháy được PGS, TS Xiêm đưa ra là: Khăn nhúng nước che miệng tránh hít khói, cái này chỉ vài phút thôi, không thể kéo dài được.
"Vụ cháy karaoke ở Nguyễn Khang, cư dân mạng thấy 1 chị trong quán thoát ra an toàn nhưng trên mặt là áo con nhúng nước bịt để che tránh hít khói. Đấy là một kỹ năng sống khi gặp tình huống nguy hiểm" - PGS, TS Ngô Văn Xiêm nói.
Tháng 9.2016, một vụ cháy quán karaoke xảy ra, Bích Chery (áo đỏ) đã dùng áo ngực bịt mũi, thoát khỏi khỏi quán đang bốc cháy dữ dội.
Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC đưa ra lời khuyên cho người dân như sau, với tác động không ghê gớm lắm của các mối nguy hiểm, trong thời gian ngắn, người dân muốn thoát ra khỏi đám cháy, trước mặt là vùng cháy thì có thể dùng áo nhúng nước chùm kín qua người và chạy qua vùng cháy với thời gian 1, 2, 3 phút vẫn an toàn.
Những biện pháp tức thời khác cũng được khuyên sử dụng như chăn chiên. Lúc này chăn cũng phải nhúng nước để có cái thu nhiệt và bảo vệ chúng ta. Khi có nước chặn khói độc, chúng ta hạn chế tiếp xúc với khói hơn, từ đó có thời gian xử lý tình huống để thoát nạn an toàn.
Về việc nhiều người lên mạng bày cách dựng đệm gia đình nghiêng góc 45 độ, đặt ngoài ban công để bảo đảm an toàn đang được chia sẻ rộng rãi, trước thông tin này, đại tá Nguyễn Trường Sơn cho rằng ông cảm thấy việc này vô lý.
"Đặt ra tình huống khó xử, khiến người khác khó hiểu, khó làm theo. Khói di chuyển từ dưới lên trên, ở đây chúng ta lại mở cửa ban công để khói có điều kiện lan vào. Tôi thấy điều này vô lý cả về kỹ thuật và thực tế. Nếu cháy mà lại bê nguyên cả đệm ra ban công để trú ẩn chống cháy thì cũng khó hiểu" - ông Sơn nêu quan điểm.
Theo Danviet
Chủ đầu tư phải trả toàn bộ tiền thuê nhà cho cư dân sau vụ cháy Carina Lãnh đạo UBND TP.HCM cho rằng chủ đầu tư chung cư Carina phải có trách nhiệm với cư dân sau vụ cháy, phải trả toàn bộ tiền nhà trọ cho người dân trong thời gian chờ khắc phục chung cư. Ông Võ Văn Hoan cho rằng chủ đầu tư phải trả toàn bộ tiền cho cư dân trong khi thuê nhà chờ khắc...