Sau Tết, xóm trọ tan hoang vì trộm
Sau những ngày dài nghỉ Tết, nhiều công nhân và sinh viên ở TPHCM và Bình Dương trở lại xóm trọ và chứng kiến nơi mình ở tan hoang vì bị trộm.
Trộm “viếng thăm” mọi nơi
Sau 20 ngày về quê ăn tết, Nguyễn Mạnh Tường, sinh viên năm 2 trường ĐH Nông Lâm TPHCM tá hỏa khi thấy cửa phòng trọ của mình ở số 11/8, khu phố Tân Lập, xã Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương bị phá. Toàn bộ đồ đạc trong phòng bị trộm khênh sạch.
Anh Nguyễn Mạnh Tường làm lại cửa mới sau khi bị trộm khoắng hết đồ. Ảnh: Hồng Ân
Khu trọ của Tường có 8 phòng trọ thì 4 phòng bị trộm phá khóa cửa vào khoắng sạch đồ đạc.
“Ba giờ đêm 18/2, mình từ Bình Định vào tới nhà trọ để chuẩn bị tuần sau đi học thì thấy cửa mở tung, khóa cửa bị cưa nát, đồ đạc trong phòng tung tóe khắp nơi. Nồi cơm điện, bếp ga và chiếc máy tính bàn không cánh mà bay” – Tường kể.
Gia đình Tường chẳng khấm khá gì nhưng khi vào đại học, bố mẹ cũng gom góp mua bộ máy tính với các vật dụng để Tường học hành và sinh hoạt. “Đợt này mình phải cố gắng đi làm thêm để sắm sửa lại chứ không dám xin tiền ba mẹ nữa – Tường nói.
Cùng chung dãy nhà trọ với Tường, Trần Thị Luynh, quê Thái Bình, sinh viên Trường ĐH khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM cũng bị mất trộm. Gia đình thuê cho Luynh một phòng trọ với đầy đủ tiện nghi.
Trước Tết, do đồ nhiều nên Luynh nhờ chủ nhà trọ làm hai lớp khóa, vậy mà khi trở lại, nhà trọ khóa đã bị cưa. “Khi đặt chân tới phòng trọ, không tin vào mắt mình: Phòng trống hoác, máy tính bàn, bếp gas, tủ sách vở và cái tủ lạnh nhỏ bị trộm dọn hết”- Luynh kể.
Cách khu nhà trọ của Luynh và Tường khoảng 500m, là dãy trọ 12 phòng của ông Ngô Minh Trí ở số 48 hẻm 9, khu phố Tân Lập, xã Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương. Khi chúng tôi đến, ông Trí đang cùng nhóm thợ hàn thêm cổng và cửa phòng của 8 phòng trọ mới bị trộm phá.
“Tối 16/2, tôi còn đi kiểm tra và thấy không có vấn đề gì vậy mà 9 giờ sáng hôm sau sinh viên báo bị trộm phá cửa lấy đồ”- ông Trí kể và nói thêm: “Ở quanh Làng Đại học Quốc gia năm nào sau tết cũng có tình trạng trộm phá cửa lấy đồ nhưng không ai nghĩ bọn chúng lại táo tợn tới mức phá cửa trộm giữa ban ngày thế này”.
Nghèo lại thêm khó
Video đang HOT
Dãy trọ trên đường Bùi Văn Ba nơi chị Phượng thuê trọ cũng bị trộm ghé thăm trong dịp Tết
“Làm cả năm mình mới dành dụm mua được cái tủ lạnh, nay phải “cày” cả năm nữa mới sắm lại được”- chị Nguyễn Thị Phượng, công nhân khu chế xuất Tân Thuận, quận 7 nói, sau khi bị trộm khoắng sạch đồ ngày 16/2.
“Đã nghèo còn gặp eo. Về quê ăn Tết đã không có tiền, trở lại thành phố cũng khó khăn vậy mà tới nơi thấy mất đồ nữa”- chị Phương than thở.
Ông Huỳnh Văn Gia, chủ trọ của chị Phượng ở xóm 23/41 đường Bùi Văn Ba, quận 7 cho biết đã báo với công an phường về vụ trộm vào cạy cửa.
“Hôm phòng cô Phượng mất trộm tôi với vợ về quê ở Long An nên không biết gì. Lên tới nhà thấy cửa phòng tan hoang tôi gọi báo cho cô Phượng và công an phường nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm gì từ công an”- ông Gia nói.
Ở Q.12, tình trạng trộm cắp tại các khu trọ diễn ra ngang nhiên hơn. Khu trọ công nhân hơn 40 phòng tại số 21/69 khu phố 3A, phường Thạnh Lộc, Q.12. mặc dù chỉ cách trạm dân phòng phường này hơn 500m nhưng sau Tết có tới hơn 20 phòng bị trộm phá cửa và dọn đồ.
Phòng trọ số 6A của vợ chồng anh Phạm Hồng Thanh, 46 tuổi quê Nghệ An bị trộm cuỗm nhiều đồ nhất.
Hai vợ chồng đều làm công nhân cho công ty may mặc Hàn Quốc nên đồ đạc khá đầy đủ, trước khi về quê anh chị làm thêm một khóa cửa bên trong để phòng trộm phá cửa ngoài, thế nhưng mới mùng 3 Tết chủ nhà đã gọi điện báo trộm phá cửa khênh sạch đồ.
“Làm công nhân 8 năm mới tích cóp mua sắm được hai chiếc xe máy và đồ đạc vậy mà chỉ vì về quê ăn Tết mà bị trộm vào dọn sạch ti vi, tủ lạnh, máy giặt, đặc biệt chiếc xe máy Honda mới mua hơn 20 triệu đồng. Tổng trị giá tài sản bị mất cũng tới hơn 50 triệu đồng, biết làm bao giờ cho lại?”- anh Thanh nói.
Không chỉ những khu trọ tách biệt với chủ nhà mà ngay cả những khu trọ có chủ nhà quản lý cũng bị trộm viếng thăm. Anh Hưng và chị Huyền làm công nhân tại Khu công nghiệp Tân Bình, trọ tại số 369 Tân Kỳ, Tân Quý, quận Tân Bình nói: “Hai vợ chồng mới cưới nên đồ đạc nhiều, Tết đưa vợ về quê tận Phú Thọ nhận họ hàng và nghĩ ở cạnh chủ nhà nên an tâm không có trộm, vậy mà khi vào tới nơi thì được chủ nhà trọ thông báo trộm vào lấy xe máy, tủ lạnh, ti vi quà cưới của hai vợ chồng trị giá 70 triệu đồng”- anh Hưng kể.
“Trộm canh me gia đình tôi đi chơi Tết nên đã đột nhập vào khu nhà trọ phá cửa trộm đồ. Do vợ chồng Hưng mất đồ nhiều quá nên chúng tôi đành miễn phí 2 tháng trọ, chứ từ trước giờ dãy nhà trọ tôi chưa bao giờ xảy ra tình trạng trộm táo bạo vậy”- chị Lê Thị Hằng, chủ nhà trọ của anh Hưng cho biết.
“Ngày nào cũng nhận được tin báo bị trộm phá của lấy đồ từ các chủ nhà trọ quanh khu làng đại học nhưng chúng tôi cũng chỉ ghi nhận và điều tra cũng như mai phục để bắt chứ khó mà tìm lại được đồ đã mất cho sinh viên, công nhân” – ông Hoàng Minh Tâm trưởng khu phố Tân Lập, xã Dĩ An, Bình Dương cho biết.
Hà Nội, nhiều công nhân và sinh viên cũng bị khoắng đồ
Tại Hà Nội, theo phản ánh của nhiều công nhân và sinh viên, khi về quê ăn Tết, đã bị kẻ gian phá khoá phòng để khoắng đồ. Chị Nguyễn Thị Tươi thuê phòng trọ tại xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) bị mất chiếc xe đạp mới mua giá 600 nghìn đồng.
Chị Tươi cho biết, vì chủ quan, nghĩ trộm chỉ lấy máy tính, xe máy nên khi về quê vẫn để xe đạp trong phòng. “Giá chiếc xe bằng một phần ba tiền lương tháng nên giờ tôi phải đi bộ đi làm, chưa biết đến khi nào mới tiết kiệm được 600 nghìn để mua xe mới” – chị Tươi nói.
Không chỉ công nhân tại các Khu công nghiệp ngoại thành bị mất trộm, sinh viên ở trọ quanh các trường đại học nội thành cũng trong tình trạng tương tự. Trà Giang, sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân trọ tại Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, dù cửa nhà trọ đã khóa cẩn thận nhưng trộm vẫn phá khóa vào phòng lục lọi đồ đạc trong nhà.
Nguyễn Thảo
Thông tin chính thức từ văn phòng Công an TPHCM cho biết, trong dịp Tết Quý Tỵ vừa qua, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 98 vụ phạm pháp hình sự. Nỗi bất an lớn nhất của người dân vẫn là trộm cắp tài sản (44 vụ), cướp giật tài sản trên đường phố là 17 vụ.
Nguyễn Oanh
Theo 24h
"Đạo chích" lộng hành phòng trọ sinh viên
Tháng 8, sinh viên bắt đầu quay trở lại trường học cũng là thời điểm nhiều tên "đạo chích" tìm cơ hội để hành nghề của mình. Với thủ đoạn ngày càng tinh vi, chúng khiến cho sinh viên càng trở nên điêu đứng hơn khi còn phải bám trụ lại thành phố với giá cả ngày một đắt đỏ.
Khu trọ đông sinh viên là cơ hội để kẻ gian trà trộn vào lấy cắp (Ảnh minh họa)
Trộm mọi lúc mọi nơi
Không chỉ trộm những thứ có giá trị như xe máy, điện thoại, laptop, những tên trộm còn "chôm" cả những thứ mà chúng có thể lấy khi chủ nhân của nó không để ý. Đó là những vật tư trang hằng ngày như quần, áo, giày dép, móc treo đồ.
Cô bạn Uyên (Khu trọ Nhổn, ĐH Công Nghiệp) đã từng bị mất đồ ngay sau khi mới phơi chúng qua một đêm.
Uyên cho biết: "Mình phơi mấy bộ đồ đi học ở trên dây vào buổi chập tối, đến sáng hôm sau chúng đã không cánh mà bay. Thậm chí, có những hôm, mình giặt giũ xong, mang đồ đi phơi, nhưng chỉ một lát đi chợ về đã không còn thấy nữa. Dù những đồ dùng này không phải đắt tiền lắm nhưng khi bị mất mình cảm thẩy rất bất tiện. Nhiều lúc cần dùng đến nhưng không có".
Khu trọ của Uyên nằm sát mặt đường nhiều người qua lại và không có cổng khóa chung nên nhiều người lạ dễ dàng ra vào. Vì bị trộm nhiều lần nên cô bạn quyết định phải chuyển trọ.
Trường hợp của Lan (trọ ở Xuân Thủy, Cầu Giấy) đã phải khóc nức nở khi chiếc laptop vừa mới mua đã bị tên "đạo chích" lấy trong nháy mắt. Lan kể lại trong tiếng nấc: "Mình mới chỉ ra khỏi phòng đi vào nhà vệ sinh một lát nên chỉ để cửa phòng mở hé. Lúc quay lại thì chiếc laptop để trên giường đã biến mất. Khi ấy, mình có gọi mọi người xung quanh nhưng cũng không giúp ích được gì nữa".
Ngang nhiên đối mặt với chủ nhân
Với cơn khát thèm tiền cộng với khả năng "soi mói" nhanh, những tên "đạo chích" không ngần ngại tìm mọi cách để lấy trộm đồ của sinh viên ngay cả khi đang có mặt khổ chủ.
Quỳnh (ở Khu trọ Xuân Phương, Từ Liêm) vẫn chưa hoàn hồn khi kể lại với đám bạn chuyện đối mặt với tên trộm. Quỳnh cho biết, lúc ấy đã khoảng 5h sáng, một tên trộm đã lẻn vào nhà lúc nào không hay. Sau khi lục lọi đồ ở tầng dưới, tên trộm tiếp tục leo lên gác trên. Khi ấy, Quỳnh chợt tỉnh giấc và thấy một bóng đen xuất hiện nên cô bạn chỉ kịp la lên một tiếng. Tiếng la làm các bạn cùng phòng tỉnh giấc. Tên trộm đứng ở bậc thang nhìn chằm chằm vào Quỳnh rồi nhảy phụp xuống sàn nhà và biến đi nhanh chóng. Quỳnh vẫn còn nhớ ánh mắt hãi hùng của tên trộm nhìn vào mình lúc trời còn chập choạng.
Quỳnh cho biết: "Lúc tên trộm rời khỏi phòng một lúc lâu bọn mình mới dám xuống, vì phòng toàn con gái nên hơi sợ. Một lát sau mới phát hiện hai chiếc điện thoại của mình để trên tủ và chiếc ví để trong túi đồ của bạn cùng phòng đã biến mất. Lần đầu tiên đối mặt với tên trộm nên các bạn cùng phòng ai nấy vẫn chưa hết bàng hoàng".
Phòng trọ của Quỳnh nằm chung trong dãy năm phòng tự quản. Cửa phòng có một lỗ hổng đủ tầm lọt một bàn tay để khóa trong nên kẻ gian đã lợi dụng để lấy chìa khóa. Đây cũng là bài học cho Quỳnh và những người ở trọ xung quanh vì để chìa khóa phòng gần nơi ra vào, dễ bị lấy cắp. Mặt khác, đây là khu vực gần đường tàu nên thường xuyên có nhiều con nghiện xuất hiện nên tinh thần cảnh giác phải được đặt lên khá cao.
Thủ đoạn ngày càng tinh vi
Chỉ cần rời khỏi phòng trong giây lát mà không đóng cửa sẽ tạo điều kiện để kẻ gian lấy cắp đồ (Ảnh minh họa)
Những tên trộm không ngại tìm mọi cách để có thể "chôm" được của. Chúng tìm nhiều thủ đoạn khác nhau để đánh lừa người thường. Nếu như trước kia chúng có thể "đến không ai hay, về không ai biết" một cách bí mật, thì giờ đây chúng có thể hành nghề của mình giữa ban ngày, nơi có nhiều người qua lại mà khó có thể ai phát hiện ra.
Tâm (ở khu trọ Cổ Nhuế, Từ Liêm) cũng đã bị kẻ gian lừa lấy đi chiếc laptop của mình trong tình trạng lờ đờ, không kiểm soát được bản thân. Khi cậu bạn "tỉnh giấc" cũng là lúc phát hiện ra chiếc máy tính của mình bị đánh cắp. Hóa ra, Tâm đã bị một kẻ trá hình, vào phòng cậu hỏi đường (vì phòng Tâm sát ngay ngõ phố) và bắt đầu tiến hành thôi miên. Từ lúc người khách vào nhà cho đến lúc ra đi, Tâm không hề hay biết. Cậu bạn chỉ nhớ, đó là một thanh niên ăn mặc khá bảnh bao, vào xin hỏi đường đến nhà bạn. Đến lúc cậu bạn tỉnh lại thì chiếc máy tính để trên bàn học của cậu cũng đã đi theo vị khách.
Còn cô bạn Đinh Hiền (ĐH Quốc Gia, khu trọ Hoàng Ngân, Thanh Xuân) vẫn còn nhớ như in tên trộm ngồi sát sau chiếc ghế đá của mình. Hiền cho biết: "Chiều hôm ấy, mình cùng với bạn đang ngồi ở ghế đá công viên Thống Nhất thì thấy có vật gì đen đen ở phía sau chiếc ghế. Mình định sờ vào xem là thứ gì thì bất ngờ "vật lạ" đó chạy ra. Hóa ra là người. Mình chỉ kịp kêu một tiếng "á" vì giật mình. Cậu bạn mình theo phản xạ sờ vào túi quần sau thì không thấy chiếc ví đâu. Cậu nhanh chóng đuổi theo tên trộm nhưng chạy được một lúc thấy hắn lôi một chiếc kim tiêm ra. Vì an toàn cho bản thân nên bạn mình đã không đuổi nữa. Lúc đó, mình vẫn chưa kịp hoàn hồn".
Trong thời điểm kinh tế khó khăn, những tên "đạo chích" vẫn không ngừng kiếm kế sinh nhai cho mình dựa vào những sơ hở của sinh viên. Bởi vậy, mỗi người cần đề cao cảnh giác hơn nữa khi ở trong phòng và ra khỏi phòng. Bởi, chỉ cần một phút không để ý thôi là bạn đã có thể mất đi những đồ dùng quan trọng của mình chỉ trong nháy mắt.
Án mạng tại phòng trọ sinh viên Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, tối 11-6, Trương Văn Diện (1988, trú Quảng Bình), sinh viên Trưng Trung cấp Âu Lạc, Huế đã dùng dao đâm chết em Đỗ Văn Tiến (18 tuổi), đang ôn thi đại học, là ngưi thuê cùng nhà trọ. Diện và bạn gái Nguyễn Thị Thanh Hương (trú Quảng Bình, SV Trưng Trung cấp Âu Lạc) ở cùng...