Sau Tết, về tận quê đón ôsin lên
Quen có người giúp việc nên mấy ngày nghỉ Tết, nhiều gia đình bấn loạn vì không biết đối phó với trẻ nhỏ thế nào.
Gọi điện van nài ôsin
Mới hết mùng 6 Tết, chị Hạnh đã lo sốt vó vì con ngày nào cũng quấy, khóc thé lên. Mấy đêm rồi chị đều mất ngủ vì có dỗ thế nào con cũng không nghe. Từ việc ăn mấy giờ, ăn những gì và cách nịnh trẻ ăn chị cũng không thạo như người giúp việc. Cháu không chịu ăn, cứ đòi bà và chỉ theo bà.
Nghĩ đến cảnh ấy mà chị Hạnh chua chát. Ai đời con bây giờ không chịu theo bố mẹ mà chỉ theo người giúp việc. Nhưng biết làm sao được vì lỗi cũng tại anh chị, thời gian rảnh rỗi không có nhiều nên tất nhiên chơi với con cũng chẳng được bao lâu một ngày. Chỉ về nhà chơi với con được chút xíu rồi cháu đã lăn ra ngủ, thế nên thời gian bố mẹ nhìn mặt con ít hơn người giúp việc là cái chắc.
Dù theo đúng lịch bác giúp việc nhà chị được nghỉ tới mùng 9, nhưng bấn quá, chị gọi điện cầu cứu bác lên sớm. Người giúp việc dù có tình cảm với cháu cũng không đành lòng vì nhà còn trăm công nghìn việc. Vả lại, tính là được nghỉ tới mùng 9 nên mọi kế hoạch đã sắp xếp sẵn rồi, khó mà thay đổi. Một năm mới được nghỉ dài dài lại bảo lên sớm thì quả là khó. Nhưng chị không còn cách nào khác vì con chị khóc quá, từ ngày bà giúp việc về cháu gầy đi trông thấy, hai mắt thâm quầng vì không chịu ngủ. Mệt quá chị chỉ biết còn cách này.
Video đang HOT
Ô-sin thời nay tìm người tin cậy đâu phải dễ (ảnh minh họa)
Nhưng bác giúp việc kiên quyết không lên, bảo cố vài hôm nữa cháu sẽ quen. Chị cũng đã cố rồi đó chứ, cố mãi không được nên hôm nay chị mới đánh liều gọi và van nài bác lên thăm nom con hộ. Thế mà cũng không tài nào lung lay được. Chị Hạnh nghĩ bụng: “Liệu có bận thật không hay người ta làm khó mình?”. Gì mà chủ nhà giờ phải van nài ôsin như van nài mẹ chồng, thậm chí còn quá mẹ chồng. Người ta bảo ôsin bây giờ kiêu cũng có cái lý của nó.
Thưởng &’hậu Tết’ 5 triệu đồng
… Thế là chị Hạnh bèn thương lượng với bác ôsin sẽ trả thêm cho bác, gọi là khoản &’thưởng hậu Tết’ 5 triệu đồng, coi như đó là số tiền cám ơn bác đã lên sớm trông nom con chị. Thật ra người nhà quê bận thật nhưng thấy món tiền ấy hậu hĩnh nên đã xem xét mà bằng lòng. 5 triệu đâu phải số tiền nhỏ, với người làm công chức đã lớn rồi đừng nói tới người đi làm ôsin như bác.
Thế nên, bác giúp việc đành gác lại mọi việc, nhờ mỗi người chút ít rồi lên nhanh thành phố trông con cho chủ nhà. Âu cũng là đôi bên cùng có lợi. Thật tình, bỏ ra 5 triệu chị Hạnh tiếc lắm. Coi như mấy ngày công này quá đắt, trả tận 5 triệu nhưng xót con, chị không đành lòng nhìn con khóc lóc, gầy đi trông thấy. Đã quen bác giúp việc nên không tài nào chị dỗ được. Nếu cứ tiếp tục con sẽ ốm nặng.
Thôi thì thà tiếc vài đồng cũng còn hơn là để con ốm còn xót hơn. Tiền thuốc có khi còn không bõ. Bỗng dưng người giúp việc đã được thưởng Tết to lại kiếm thêm món hời. Thật ra, làm giúp việc đâu phải vất vả, người ta cứ gọi là cái nghề đi phục dịch người khác, cơ cực nhưng bây giờ quan niệm về ôsin đã khác xưa rồi, không còn cảnh phải làm tất tần tật mọi việc nữa. Ngược lại, chủ nhà còn phải chiều và nịnh ôsin ra mặt, nếu không họ &’cao bay xa chạy’ ngay.
Theo Eva
Hết Tết, hội chứng "hoang mang style" lan rộng
Sau Tết, tất cả lại hùng hục với sự nghiệp mà có người nói là "cày tiền, cuốc tình".
Đi cày tiền - để tiếp tục sống sót trong khó khăn
Anh bạn vừa nói vừa thở trong điện thoại: "Tôi đưa vợ con lên Hà Nội rồi ông ạ, chết mệt, thôi chả còn tâm trí đâu để anh em nhậu nhẹt tân niên nữa, hẹn hôm khác. Mà đi dọc đường, thấy người dân quê tôi bắt đầu cấy lúa rồi, anh em mình thì cũng là "đi cày" thôi, cày mà còn sống sót, nuôi vợ nuôi con trong cái thời khó khăn này".
Khổ, ông bạn cùng vợ đều người ở tỉnh, rút kinh nghiệm lúc về đi xa khách, vợ chồng con cái tay xách nách mang chen chúc ở bến xe, về quê ăn Tết mà quá như phải đi tị nạn, thằng cu con Tết về lăn ra ốm, mà còn phải chạy show bên nội bên ngoại xa đến cả mấy trăm cây số. Lúc lên, anh bạn thuê cho cả nhà 1 chuyến xe, mang theo nào gà nào gạo quà quê các cụ cho. Ngày thường chuyến xe thuê hết 1,5 triệu, đi ngày Tết, quê anh "cháy" xe, người ta hét giá 3 triệu, kì kèo mãi xuống còn 2 triệu rưỡi, thôi dù buốt ruột anh cũng đành cắn răng bỏ ra số tiền gần bằng nửa tháng lương cho vợ con đi bớt khổ, chứ không lại chen chúc trong dòng người ùn ùn về lại thành phố thì cũng chết.
Vừa lên cái, anh bạn nhận được thông báo chính thức: 1 dự án lớn của công ty chính thức bị hủy, lí do, rất quen thuộc: thiếu vốn. Thôi thế là cũng toi, nguyên phòng của anh chắc chắn sẽ bị cắt giảm nhân sự. Cái này anh đã nghe thông tin phong thanh từ trước rồi, thôi anh em bảo nhau cứ về quê mà ăn Tết cho vui đã. Lại phải lao vào mà chiến đấu với nhau, không giờ ra đường thì chỉ có nước húp cháo mà ăn, ở lại được thu nhập cũng chẳng đáng là bao, mà vẫn phải cố.
Vừa lên cái, anh bạn nhận được thông báo chính thức: 1 dự án lớn của công ty chính thức bị hủy, lí do, rất quen thuộc: thiếu vốn. (ảnh minh họa)
Còn đen đủi hơn ông bạn trên, một cô bạn anh, chồng đã mất việc từ giữa năm vừa rồi, ở nhà xoay xở làm đủ thứ nghề nghiệp linh tinh vẫn chưa đâu vào đâu, thì công ty cô cũng tuyên bố giải thể, đóng cửa luôn. Giờ hai vợ chồng trắng tay lại thất nghiệp, nuôi hai đứa nhóc đang tuổi ăn tuổi học. Tính làm cái món gì giờ cũng khó.
"Kinh tế được dự báo vẫn sẽ còn nhiều khó khăn...", đọc những cái dòng dự báo này, khối người nản. Tết thì hết rồi, những ngày nghỉ ngơi cũng qua rồi, giờ là tất cả ra đường vật vã với công cuộc "cày tiền", tiếp tục sống sót trong khủng hoảng.
Đến "cuốc tình" - cũng khốn khổ vất vả chả kém
So với những người phải vật vã với miếng cơm manh áo, thì những người chỉ phải vật vã đi tìm một nửa nghe chừng có vẻ dễ chịu hơn, nhưng thực ra, cái món "đi tìm tềnh iêu" này cũng gian nan chả kém.
Anh bạn vẫn còn độc thân lại tuyên bố: "Năm nay quyết tâm lấy vợ, cứ mỗi lần Tết vác cái xác về nhà, thầy bu lại kêu lại giục quá rồi, đến khó chịu. Đi đến đâu, anh em bạn bè cũng vợ chồng con cái đề huề rồi, cũng máu lắm rồi. Năm nay quyết tâm sẽ cưới..." Ai nghe thấy cũng bảo "ông hô cái khẩu hiệu quen thuộc này đến 6-7 lần, qua đến 6-7 cái Tết rồi mà đã làm được đâu". Cũng khổ anh bạn, cũng giỏi giang, làm ngân hàng, thu nhập cũng ổn định, khổ cái người thì lùn, mắt thì hơi lé mà cứ đòi phải yêu được em nào chân dài lại xinh lại ngoan lại công việc ổn định lại... Khổ, mấy cái chữ "lại", mấy cái vế phải thế lọ phải thế chai của ông này, thì có mà đến chục năm nữa chắc vẫn ế. Ông anh vẫn bảo, ngoài "cày tiền", thì tớ phải đi "cuốc tình" nữa, mà đào bới cày cuốc mãi vẫn chưa ra kết quả.
Ông anh vẫn bảo, ngoài "cày tiền", thì tớ phải đi "cuốc tình" nữa, mà đào bới cày cuốc mãi vẫn chưa ra kết quả. (ảnh minh họa)
Thêm một bà chị, sắp thành dạng "hàng tồn kho, kho mất chìa khóa" đến nơi rồi, mà vẫn chưa chồng. Tết được mời đến nhà tôi ăn cơm, chỉ sau một bữa cơm, vợ tôi đành đưa ra nhận xét thẳng thắng: đúng cái bà này thì còn ế dài, ai lại được mời đến nhà người ta ăn cơm, nhận lời rồi mà để người ta đợi cả tiếng, alo đến vài lần vẫn bảo đang đến. Đến chẳng làm gì, ăn xong đến quả xoài cũng chẳng biết gọt, vài chị em vào bếp dọn dẹp thì bà ấy ngồi khoe đồ hiệu, trẻ con chẳng dám bế vì sợ nhỡ nó tè vào hỏng cái áo khoác xịn, động ăn cái gì không vừa ý là mở mồm chê, xong rồi ngúng nguẩy đi về. Khổ, bà chị cũng tốt tính, cũng là trưởng phòng 1 công ty, phải cái đoảng vị quá, với lại có vài cái "tật xấu" nho nhỏ, đâm ra người nhà đi cắt tiền duyên, cắt duyên âm cho đâu đến cả chục lần rồi vẫn chưa lấy được chồng.
Vợ tôi cứ bảo sao anh không tác hợp đôi này cho nhau, trai độc thân, gái chưa chồng vẫn nhiều, sao không tự tìm đến nhau nhỉ, tôi đành lắc đầu thôi anh chịu, mai mối làm gì mệt lắm. Bà chị nói trên từng bị một thằng trẻ nó giả vờ yêu rồi nó lừa cho mất khối tiền, còn ông anh cũng ăn vài vố với mấy em gái xì-tin chuyên đào mỏ. Đấy, đi tìm được một nửa, một nửa ấy vừa tử tế, vừa phù hợp, tính chuyện trăm năm được, chả dễ chút nào.
Tết đã hết rồi, cuộc sống bắt đầu lại trở lại nhịp điệu và vòng quay cũ, với những nỗi trăn trở rất cũ, và cả những sự khó khăn rất mới. Thôi thì, phải cố gắng thôi, vì ngoài cố gắng nỗ lực, thì có còn sự lựa chọn nào khác đâu.
Theo Eva
Mẹ Tèo mách kế níu giữ ô-sin ngày Tết Nhiều mẹ lo sốt vó vì sợ người giúp việc sẽ về quê luôn sau khi nghỉ Tết. Chuyện người giúp việc sau Tết mất hút, không thấy ló mặt lên nữa là chuyện thường gặp ở nhiều gia đình. Và các chị, các mẹ thường méo mặt vì những tình huống trớ trêu như thế này vì đầu năm bận rộn trăm...