Sau Tết, phải về tận quê năn nỉ ô-sin lên làm việc
Nghe mà bực lắm, nghĩ cảnh về quê cả trăm km lại đón họ lên làm, còn phải tăng lương mà chị điên cực. Chị thực sự không biết nên làm thế nào, đúng là thời thế đã thay đổi, bực cũng không làm gì được, đành lòng chấp nhận thôi!
Chị Hạnh ức lắm, ức vì nghĩ tới lời hứa của chị ta trước Tết rằng, nếu như được thưởng một khoản hậu hĩnh, chị ta sẽ lên thật sớm để chăm con cái cho Hạnh. Dù là chị ta không nói thẳng ra nhưng ý đồ bóng gió ấy thì bất kì ai nghe cũng hiểu. Nên chị Hạnh đã thưởng cho chị ta những 7 triệu, cao hơn cả mức thưởng của một công nhân viên chức để chị ta giữ đúng lời. Bởi công việc quá bận, mùng 7 đã phải đi làm, lại còn phải lo bao chuyện sau Tết, con cái thì bé bỏng, không có ô-sin thì chết nên chị Hạnh mới phải thỏa thuận điều kiện đó. Với lại, chị giúp việc này cực kì thạo việc, nhanh nhẹn, lại có sức khỏe. Con chị thì cực kì theo chị ta, thế mới khổ.
Theo thỏa thuận thì mùng 6 chị ta phải lên rồi, thế mà tới mùng 6, cả nhà chị Hạnh lên rồi mà không thấy chị ta đâu. Cũng không có cuộc điện thoại nào ra trò. Chị Hạnh đành gọi cho chị ta hỏi vì sao thì chị ta lúc đó mới xin phép là nhà có việc, phải mùng 8 mới lên được. Nghe vậy ,chị Hạnh ức lắm, nhưng mà ức cũng không giải quyết được gì, khéo lại mất người như chơi trong khi đã thưởng Tết hậu hĩnh rồi. Thế nên chị nhịn, chị đồng ý là mùng 8 chị ta lên.
Ô-sin bây giờ còn khó kiếm hơn cả một nhân viên giỏi, bây giờ họ cũng biết mình có giá nên kiêu hơn nhiều (ảnh minh họa)
Vậy mà khổ, chị ta lại nuốt lời, mùng 8 cũng không thấy mặt mũi đâu. Chị Hạnh bực bội lắm, gọi ối gọi ồi không thấy chị ta nghe máy. Con cái thì khóc ầm lên cứ gọi tên người giúp việc, giờ con còn theo chị ta hơn là mẹ nữa. Chị đành phải bó tay, thuê một chiếc xe cùng chồng và con về đón chị ta lên làm, và sẽ thỏa thuận điều kiện sau.
Đường xá xa xôi, đi hơn 100km mới về được nhà người giúp việc. Tìm được về nhà này cũng tốn kém tiền bạc và công sức nhưng biết làm sao được. Vừa nhìn thấy chị giúp việc, con chị Hạnh khóc gào lên và nhoài người ra vì theo người phụ nữ đó. Chị bực quá, thế là chị ta lại càng có cớ làm kiêu. Chị bảo việc bận quá chưa xong nên chưa gọi điện cho chị Hạnh được. Thái độ kênh kiệu ấy chị Hạnh biết chẳng dễ gì thuyết phục. Chị đành đưa ra thỏa thuận tăng thêm 1 triệu tiền lương và còn phải nói giọng ngọt ngào.
Video đang HOT
Trời ạ, mãi chị ta mới đồng ý mới bực chứ. Thế là cả nhà phải đón chị ta lên làm, rồi còn tăng lương, cho thêm ít tiền. Thế này thì khác gì nuôi bà cô trong nhà. Chị đang tính đường khác nhưng con chị quấn chị ta quá. Nếu như sau này chị ta thấy mình cần chị ta quá lại tăng giá thì sao nên không tính nước khác không được. Nhưng mà sau Tết, kiếm ô-sin không phải dễ nên chị Hạnh đành chấp nhận, nín nhịn để cho chị ta làm một thời gian nữa, sau đó thì có chiến lược khác. Chỉ là chị lo, người vì tiền này không biết có thể chuyên tâm chăm sóc con chị không hay là làm việc lại hời hợt. Chị chỉ còn cách tin vào chị ta và nịnh nọt chị ta cho qua ngày, còn sau này tính sau chứ bây giờ không có chị ta thì cũng chết dở.
Đúng là, ô-sin bây giờ còn khó kiếm hơn cả một nhân viên giỏi, bây giờ họ cũng biết mình có giá nên kiêu hơn nhiều. Nghe mà bực lắm, nghĩ cảnh về quê cả trăm km lại đón họ lên làm, còn phải tăng lương mà chị điên cực. Chị thực sự không biết nên làm thế nào, đúng là thời thế đã thay đổi, bực cũng không làm gì được, đành lòng chấp nhận thôi!
Theo Dân Việt
Thưởng Tết cao nhất gần 710 triệu đồng
Theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, mức thưởng Tết Âm lịch 2014 cao nhất thuộc về khối doanh nghiệp FDI: gần 710 triệu đồng/người.
Trung bình thưởng tết 2014 của công nhân vẫn rất thấp
Mức bình quân thưởng tết của khối FDI là 4,5 triệu đồng/người, thấp nhất gần 2,8 triệu đồng/người.
Tương tự, mức thưởng Tết Âm lịch của doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước cũng tăng so với 2013: mức cao nhất gần 300 triệu đồng/người (tăng 44 triệu đồng), mức thưởng bình quân khoảng 8,1 triệu đồng/người và mức thấp nhất khoảng 3,3 triệu đồng/người.
Đối với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, mức thưởng Tết thấp hơn nhiều so với năm 2013. Cụ thể, mức cao nhất chỉ trên 52 triệu đồng/người, bằng 1/5 so với năm 2013 (trên 255 triệu đồng/người). Mức bình quân thưởng tết là 7,3triệu đồng/người, cũng thấp hơn so với năm 2013.
Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh, cổ phần không có vốn Nhà nước có mức thưởng cao nhất là 120 triệu đồng/người, thấp hơn năm 2013 (232 triệu đồng/người). Mức thưởng bình quân là 3,8 triệu đồng/người và mức thấp nhất là 3,2 triệu đồng/người.
Về tiền thưởng Tết Dương lịch, doanh nghiệp FDI vẫn đứng đầu với mức thưởng 463 triệu đồng/người, cao hơn 168 triệu đồng so với năm 2013. Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước có mức thưởng cao nhất là 40 triệu đồng/người. Khối danh nghiệp 100% vốn nhà nước thì mức thưởng cao nhất là 32 triệu đồng/người, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh, cổ phần không có vốn nhà nước cao nhất là 138 triệu đồng/người.
Lương cao nhất 434 triệu đồng/tháng ở doanh nghiệp FDI
Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng cho biết thêm tiền lương bình quân hàng tháng cao nhất năm 2013 là 434 triệu đồng/người/tháng thuộc về doanh nghiệp FDI.
So với năm 2012 mức lương tháng cao nhất trong khối doanh nghiệp này vẫn thấp hơn 28 triệu đồng/người/tháng. Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước có mức lương bình quân cao nhất là 235 triệu đồng/người/tháng (cao hơn 35 triệu đồng so với năm 2012). Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh, cổ phần không có vốn Nhà nước trả lương cao nhất là 239 triệu đồng/người/tháng (tăng 56 triệu đồng/người/tháng so với năm 2012).
Riêng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có mức lương bình quân tháng cao nhất là 81 triệu đồng/người (thấp hơn 76 triệu đồng so với năm 2012). Lương trung bình của người lao động khối này gần 7,7 triệu đồng/người/tháng, thấp hơn 600.000 đồng so với năm 2012.
Đối với các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp có mức thưởng Tết Âm lịch cao nhất trong doanh nghiệp Nhà nước là 450 triệu đồng/người, bình quân là 3,2 triệu đồng/người. Doanh nghiệp FDI có mức thưởng Tết cao nhất 244 triệu đồng/người, bình quân là 4,7 triệu đồng/người, thấp nhất là 2,7 triệu đồng/người.
Theo nhận định của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, qua tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp thì mức thưởng cao rơi vào doanh nghiệp FDI thuộc lĩnh vực ngân hàng, tư vấn xây dựng. Các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ, các doanh nghiệp sử dụng lao động thông dụng, giản đơn có mức thưởng thấp.
Nhìn chung các doanh nghiệp cố gắng trả thưởng cuối năm cho người lao động là một tháng lương. Trong 941 doanh nghiệp ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp có 22% doanh nghiệp phản ánh gặp khó khăn trong việc trả lương, trả thưởng trong dịp Tết. Nguyên nhân do hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm còn nhiều khó khăn, doanh thu giảm, chi phí cao, lợi nhuận thấp hoặc lỗ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn cố gắng thực hiện trả lương, thưởng cho người lao động đúng hạn, đúng với thỏa thuận.
Trong 941 doanh nghiệp trên, có 47% doanh nghiệp ngoài việc thưởng cho người lao động còn có thêm các hình thức hỗ trợ khác như tặng quà Tết, hỗ trợ vé tàu, xe. Các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp cũng hỗ trợ 1.500 vé xe và 51.000 phần quà Tết cho người lao động.
Các doanh nghiệp cam kết trả thưởng Tết cho người lao động trong khoảng thời gian từ 15 đến 29/01/2014 và thời gian nghỉ Tết trung bình từ 9-11 ngày. Một số doanh nghiệp kết hợp bố trí giải quyết két năm để người lao động có đủ thời gian về quê thăm gia đình.
Theo Xahoi
Lương thấp hơn nhân viên, sếp nhà nước ấm ức Quy định khống chế trả lương cho lãnh đạo DNNN của Chính phủ mới đây đang khiến nhiều vị sếp ấm ức. Nhiều khả năng, lương GĐ thấp hơn cả lương cán bộ cấp dưới. "Sếp DNNN ăn lương phải gắn với kết quả điều hành DN" Thấp hơn cấp dưới? Mới đây, phát biểu trên diễn đàn tái cơ cấu DNNN do...