Sau tết, chăm sóc mai như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho cây?
Mai vàng là loại hoa được yêu thích trong dịp tết không chỉ vì đẹp, mà nó còn mang lại ý nghĩa may mắn. Tuy nhiên, để chơi mai được lâu và vẫn đảm bảo sức khỏe cho cây cần có bí quyết chăm sóc.
Hoa mai chơi ngày tết thường có hai loại: một loại được trồng trong chậu đặt trong nhà hoặc ngoài sân và loại khác được trồng trực tiếp ngoài vườn. Để cây mai nở hoa đúng tết, nhà vườn thường phun thuốc kích thích ra hoa. Việc này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và sinh trưởng tự nhiên của cây. Cho nên chăm sóc mai trước và sau tết vô cùng quan trọng.
Đối với mai trồng trong chậu
Sau khi chưng xong trong những ngày tết, bạn cần phơi nắng -> cắt tỉa -> tạo hình bộ rễ -> thay chậu -> bón phân cho cây.
Bước 1 – Phơi nắng: Bạn nên mang chậu mai đặt trong nhà ra phơi nắng để giúp cây quang hợp, phục hồi và ra hoa mới. Lưu ý bạn nên phơi nắng từ 3 ~5 ngày ở điều kiện khí hậu mát mẻ và cường độ ánh sáng không quá mạnh.
Video đang HOT
Bước 2 – Cắt tỉa: Để ngăn tạo quả trên trên cây mai, bạn nên cắt tỉa những nụ hoa đã tàn và nụ hoa chưa nở. Đồng thời, bạn cần cắt tỉa bớt cành nhỏ, cành dài, cành khô héo để tập trung hấp thụ dinh dưỡng cho cây.
Bước 3 – Tạo hình bộ rễ: Để dễ dàng thay đổi chậu mới, bạn cần cắt tỉa phần rễ dài để tạo thành bầu đất gọn gàng.
Bước 4 – Thay chậu: Việc thay chậu mới lớn hơn giúp cây có không gian để tiếp tục sinh trưởng, phát triển.
Bước 5 – Bón phân: Cuối cùng là bón phân hữu cơ, phân hóa học và tưới nước giúp cây hấp thụ dinh dưỡng, khỏe mạnh và tiếp tục đâm chồi, nảy lộc mới. Loại phân bón NPK có chứa tỉ lệ lân và kali cao sẽ kích thích cho hoa mai ra nhiều nụ và nở hoa to hơn.
Đối với cây mai trồng ngoài vườn
Mai trồng ngoài vườn thuận theo tự nhiên nên kỹ thuật chăm sóc mai sẽ khác và nhiều công đoạn hơn, nhưng tuân theo các bước cơ bản: cắt tỉa -> bón phân kích rễ -> phun thuốc kích thích chồi lá -> vệ sinh cho cây -> thay đất.
Bước 1 – Cắt tỉa: Sau tết khoảng 1 đến 2 tuần, dựa vào hình dáng của cây, bạn nên cắt tỉa cành thừa để cây gọn gàng.
Bước 2 – Bón phân kích rễ: Để giúp cây phục hồi và khỏe mạnh, bạn nên bón phân Ure pha theo tỷ lệ 1:10 lít nước tưới đẫm đều gốc cây mai.
Bước 3 – Phun thuốc kích thích: Để kích thích cây mai ra chồi, lá mới, bạn nên dùng thêm thuốc kích thích ra lá theo tỷ lệ hướng dẫn phù hợp pha với nước để phun lên cây mai.
Bước 4 – Vệ sinh: Dùng nước sạch để rửa các vết mốc, rêu bám trên thân cây và bọc gốc cây bằng túi nilon để tránh rửa trôi đi phần phân bón kích thích rễ.
Bước 5 – Thay đất: Cuối cùng, bạn nên vun đất mới trộn với một ít phân hữu cơ lên gốc cây để cung cấp dinh dưỡng mới cho cây phát triển.
Hy vọng những bước chăm cơ bản, đơn giản trên sẽ giúp bạn sở hữu cây mai đẹp, khỏe mạnh và cho hoa, cho lộc đẹp vào năm sau.
[Infographics] Những loài hoa, cây đặc trưng cho Tết cổ truyền
Hoa, cây ngày Tết không chỉ giúp trang trí cho ngày Tết thêm đẹp hơn mà còn mang ý nghĩa đem may mắn, bình an, tài lộc tới mỗi gia đình.
Hoa, cây ngày Tết không chỉ giúp trang trí cho ngày Tết thêm đẹp hơn mà còn mang ý nghĩa đem may mắn, bình an, tài lộc tới mỗi gia đình./.
Phong thuỷ bất ngờ những loại hoa quen thuộc người Việt bày trong nhà ngày Tết Những loài hoa dưới đây không chỉ đẹp mà còn có ý nghĩa mang đến phú quý, may mắn, rất phù hợp để trưng trong nhà dịp Tết. Bên cạnh hoa đào, hoa mai, cây quất là những loài cây, hoa gắn với Tết, còn có rất nhiều loài hoa khác có sắc màu tươi sáng, vui vẻ, biểu trưng cho sự cát...