Sau tết, cần tái đàn chăn nuôi hợp lý
Người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang tái đàn chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung cho thị trường sau đợt tiêu thụ trong dịp tết vừa qua.
Để hạn chế rủi ro, người chăn nuôi cần cẩn trọng khi tái đàn, đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch và tính toán số lượng đàn phù hợp với nhu cầu thị trường.
Người nuôi bò ở huyện Tuy An tập trung tái đàn và phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi. Ảnh: NGUYỄN CHƯƠNG
Cẩn trọng tái đàn
Trong dịp tết vừa qua, trại heo của gia đình ông Nguyễn Quốc Trung ở xã An Nghiệp (huyện Tuy An) xuất bán 50 con heo thịt ra thị trường. Sau tết, để chuẩn bị cho lứa nuôi mới, ông Trung đã nhanh chóng vệ sinh chuồng trại, xịt rửa tường và sàn chuồng, khơi thông cống rãnh, phun thuốc tiêu độc sát trùng toàn bộ khu vực trại. Hiện ông Trung tiếp tục xử lý khu vực chăn nuôi bằng vôi bột, cho phơi chuồng thêm 1 tuần nữa, qua hết đợt mưa ẩm này mới thả giống.
Sau những ngày nghỉ xả hơi dịp tết, mấy ngày nay, vợ chồng bà Nguyễn Thị Tâm ở xã Hòa Tân Tây (huyện Tây Hòa) tập trung dọn dẹp vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ khu trại, chuẩn bị thả lứa gà giống mới.
Video đang HOT
Bà Tâm cho hay: Từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay, giá gà tuy không cao nhưng người chăn nuôi cũng kiếm được ngày công. Trước tết, gia đình tôi may mắn xuất được lứa gà đúng đợt có giá nhất nên lãi kha khá, nhờ vậy đợt này có vốn để tái sản xuất. Tuy nhiên, lứa này tôi chỉ thả hơn 400 con giống để duy trì sản xuất và xem xét tình hình thị trường chứ chưa dám đầu tư nhiều, nếu thị trường tiêu thụ tốt, giá cả hợp lý thì sẽ đầu tư thêm.
Với những tín hiệu chưa mấy khả quan hiện nay của thị trường, hầu hết các hộ chăn nuôi dè dặt khi tái đàn sản xuất, nhiều người chọn phương án chia nhỏ lứa nuôi. “Đợt này gia đình tôi không thả giống đồng loạt như mọi khi mà chia thành nhiều lứa, mỗi lứa cách nhau 1,5-2 tháng để xuất chuồng rải rác và heo được bán với những mức giá khác nhau ở mỗi đợt xuất. Cách nuôi này đòi hỏi trại nuôi phải có nhiều chuồng và người nuôi cũng sẽ nhọc công chăm sóc hơn, nhưng đổi lại rủi ro sẽ giảm”, bà Đoàn Thị Thanh ở xã An Mỹ (huyện Tuy An) nói.
Phòng ngừa dịch bệnh
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, hoạt động tái đàn chăn nuôi sau tết thường tập trung từ tháng 2-3 hằng năm. Đây là thời điểm giao mùa, các dịch bệnh trên gia súc, gia cầm dễ phát sinh nên ngoài việc ổn định, khôi phục đàn vật nuôi, người chăn nuôi cần tăng cường phòng, chống dịch bệnh với các biện pháp như: Khơi thông cống rãnh để tránh ẩm ướt, vệ sinh sạch sẽ trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi, tiêu độc khử trùng khu trại nuôi. Đối với con giống, bà con chú trọng kiểm tra giấy tờ kiểm định chất lượng để bảo đảm giống khỏe, trước khi nhập đàn phải nuôi cách ly ít nhất 2 tuần để theo dõi bệnh…
Ông Nguyễn Văn Đoan ở xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa) cho hay: Sau tết, tôi đã dọn dẹp, tu sửa lại khu chuồng gà, thực hiện đầy đủ các khâu vệ sinh và thả 700 con gà giống Minh Dư, đến nay đã được 2 tuần tuổi. Hiện nay thời tiết nắng mưa thất thường, độ ẩm cao nên đàn gà giảm sức đề kháng, dễ phát sinh dịch bệnh. Ngoài việc phun khử trùng, tôi còn tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh và hạn chế người lạ vào khu vực chăn nuôi để tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác vào.
Theo nhiều người chăn nuôi, mấy năm nay việc chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, phần do chi phí thức ăn tăng cao, phần vì dịch bệnh phức tạp, trong khi giá bán ra lại không ổn định. Vì vậy để có thể duy trì chăn nuôi, bà con phải làm tốt các khâu vệ sinh, phòng dịch hạn chế rủi ro, mong kiếm được ngày công từ nghề này.
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nguyễn Văn Lâm cho hay: Để việc tái đàn sản xuất chăn nuôi sau tết đạt hiệu quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã yêu cầu trạm chăn nuôi và thú y các huyện, thành phố phối hợp với các địa phương, chỉ đạo nhân viên thú y cấp xã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người chăn nuôi tái đàn.
Ngoài ra, thời tiết chuyển mùa như hiện nay, bà con chăn nuôi phải chú trọng phòng dịch cho đàn nuôi, thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; đảm bảo chuồng trại thông thoáng, vật nuôi được cung cấp thức ăn, nước uống sạch, đủ dinh dưỡng. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, người nuôi cần bổ sung vitamin, men tiêu hóa… để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
Sở NN&PTNT tỉnh khuyến cáo, trước khi tái đàn, tăng quy mô chăn nuôi, người chăn nuôi cần theo dõi diễn biến thị trường, lượng cung cầu, nơi tiêu thụ sản phẩm để đầu tư số lượng đàn phù hợp, không tái, tăng đàn ồ ạt. Đồng thời, người chăn nuôi phải xác định phòng dịch là công tác quan trọng, cần khép kín quy trình phòng bệnh bằng vắc xin, chú trọng đảm bảo chất lượng và phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ khâu chăn nuôi đến chế biến và tiêu thụ để ổn định đầu ra.
Lạng Sơn: Bảo vệ đàn vật nuôi ở vùng núi cao khi rét đậm, rét hại
Hiện nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xuống thấp, trời rét đậm, có nơi rét hại nên chính quyền, cơ quan chức năng địa phương đã triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét, bảo vệ vật nuôi.
Nông dân tích trữ rơm trên gác mái chuồng trại để giữ ấm và đảm bảo thức ăn cho đàn gia súc trong mùa rét. (Ảnh: Hương Thu/TTXVN)
Hiện tại, nền nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xuống thấp, trời rét đậm, có nơi rét hại.
Tại đỉnh núi Mẫu Sơn, nhiệt độ giảm xuống chỉ còn hơn 1 độ C. Chính quyền, cơ quan chức năng địa phương đã triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét, bảo vệ vật nuôi.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra phòng, chống đói, rét tại các địa phương; ban hành văn bản đề nghị các huyện, thành phố thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, tỉnh và cơ quan chuyên môn của tỉnh về phòng, chống đói, rét cho vật nuôi.
Các địa phương xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống đói, rét, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ vật nuôi; cử cán bộ chuyên môn trực tiếp hướng dẫn người chăn nuôi quây vây kín chuồng trại, sưởi ấm cho vật nuôi khi nhiệt độ xuống thấp. Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm phòng, chống đói, rét; khuyến cáo người chăn nuôi chuẩn bị đủ nguồn thức ăn dự trữ; tăng cường chăm sóc, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi...
Theo ông Nguyễn Nam Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn, qua kiểm tra thực tế cho thấy chính quyền địa phương, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đến phòng, chống đói, rét, phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi. Đối với những vùng núi cao, thường xuyên xảy ra rét đậm, rét hại, một số thời điểm có thể xuất hiện băng giá như ở xã Mẫu Sơn, Công Sơn, Hải Yến, huyện Cao Lộc, người dân đã có mô hình chuồng trại hai tầng (tầng trên chứa rơm, cỏ khô; trâu bò ở phía dưới), phòng, chống đói, rét khá hiệu quả.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 12/2023 đến tháng 2/2024, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có khả năng xảy ra nhiều đợt rét đậm, rét hại. Do đó, người dân không nên thả gia súc ra ngoài trời khi nhiệt độ xuống dưới 12 độ C.
Ông Nguyễn Nam Hùng cho biết toàn tỉnh hiện có khoảng 69.000 con trâu, bò, trên 180.000 con lợn, hơn 50.000 con dê, khoảng 5,2 triệu con gia cầm.
Khi trời rét đậm, rét hại, đàn trâu, bò, dê bị ảnh hưởng nặng nhất, do người dân vẫn giữ tập quán thả rông trong rừng núi nên những con nuôi này bị chết vì đói, rét, không kiếm được thức ăn.
Trong mùa Đông năm 2022, toàn tỉnh đã có khoảng hơn 1.000 con trâu, bò, dê bị chết vì đói, rét; trong đó, đàn dê do thả trên núi cao nên bị chết nhiều nhất./.
Phú Hòa: Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm UBND huyện Phú Hòa vừa triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024, phấn đấu tỉ lệ tiêm phòng gia súc, gia cầm thuộc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải đạt 80% trở lên so với tổng đàn thuộc diện tiêm. Ảnh minh họa: Internet Các bệnh bắt buộc tiêm vắc xin phòng...