Sau Tết cả làng này ở Gia Lai kéo nhau lên núi “săn” loại nước lạ chảy ra từ ngọn cây, vạn người mê
Loại rượu đặc biệt này ở tỉnh Gia Lai có tên là rượu Đoák hay còn gọi là rượu trời.
Rượu này được lấy từ ngọn cây rừng có mùi thơm vị ngọt kèm chút cay cay, nồng giống rượu cần. Rượu Đoák ngon nhất là vào mùa Xuân, độ ngọt vừa phải hoà với mùi thơm của phấn hoa rừng.
Loài cây chảy ra rượu “vạn người mê”
Từ bao đời nay người dân tộc Ba Na ở xã Đắk Plinh, huyện Kông Chro (Gia Lai) luôn bảo vệ, chăm sóc hàng nghìn cây Đoák trên dòng suối Đoák M’Tung thơ mộng.
Cây Đoák là loại cây đặc biệt, loài cây chảy ra rượu “vạn người mê”. Họ xem rượu Đoák như một thức uống quý giá được thần linh ban tặng, là biểu tượng của buôn làng. Đây cũng là thức uống không thể thiếu trong đời sống thường ngày của bà con nơi đây, đặc biệt là dịp tết, các lễ hội.
Cách trung tâm TP.Pleiku (Gia Lai) khoảng 200km, ngôi làng Tờ Cách, xã Đăk Plinh luôn nổi tiếng bởi loài cây chảy ra rượu. Ở làng Tờ Cách, ông Đinh Ba Đét (52 tuổi) người nổi tiếng nhất trong làng vì biết cách lấy rượu trong vắt, thơm ngon từ thân cây Đoák.
Trong chuyến leo rừng lên núi “săn” rượu Đoák, chúng tôi được ông Đinh Ba Đét bật mí cách lấy rượu Đoák ngon, ngọt, không chua.
Ông Đét cho hay: “Muốn lấy rượu Đoák phải đi rừng vào sáng sớm, rượu mới ngọt, mát… Rừng Đoák nằm giữa hai ngọn núi lớn nhất của làng Tờ Cách, bên cạnh dòng suối Đoák M’Tung.
Loại rượu đặc sản của người Ba Na được lấy từ thân cây rừng
Cây Đoák nếu mọc xa bờ suối sẽ chảy ít rượu, quá gần suối thì rượu bị chua. Muốn lấy được rượu Đoák ngon, phải lấy cây cách bờ suối khoảng 30 mét.
Điều quan trọng là phải lấy rượu của những cây Đoák hơn 15 năm, vì giai đoạn này rễ cây đã đâm sâu vào lòng đất, vừa hấp thụ được nước suối vừa hấp thụ được dinh dưỡng của núi rừng, hương vị sẽ thơm ngon, dịu nhẹ”.
Theo ông Đét, mỗi mùa rượu Đoák lại có một hương vị đặc trưng khác nhau, có mùa vị chua, mùa vị ngọt. Nhưng ngon nhất vẫn là vào mùa Xuân, độ ngọt vừa phải hoà với mùi thơm của phấn hoa rừng.
Rượu Đóak ngon, ngọt thơm ngon nhất là vào mùa Xuân. Cây Đoák cho rượu nhiều nhất vào tháng 3
Cây Đoák có độ cao trung bình khoảng 20 mét vì thế bà con thường bắc cầu thang ôm sát vào thân cây. Cách làm thang lên ngọn cây Đoák của người Ba Na rất đặc biệt.
Bà con Ba Na không đóng đinh vào thân mà lột những bẹ già của cây Đoák, đập nát bện lại thành những sợi dây, sau đó cột hai thân tre lớn sát vào cây Đoák.
Video đang HOT
Cuối cùng họ chặt các thân cây bằng cổ tay, độ dài vừa phải để làm bậc thang. Sau khoảng một năm người dân sẽ nới lỏng những nút thắt của các sợi dây để cây được “thở”.
“Ở làng Tờ Cách mỗi người sở hữu khoảng 3-4 cây Đoák. Cây đoák này tôi tìm thấy cách đây 2 năm có buồng quả to, đều, phần cuống to hơn bình thường. Trước khi chặt buồng quả Đoák, cái rìu phải được mài thật bén”, ông Đoák chia sẻ.
Theo tiết lộ của ông Đoák, chọn khoảng cách từ ngọn ra cuống khoảng hai gang tay. Chặt một nhát quyết đoán thì rượu ra mới nhiều và ngon. Rượu Đoák uống không say, không đau bụng như uống rượu 10 nghìn một lít ở quán tạp hoá. Khi uống rượu Đoák còn thừa cũng không được đổ đi, làm thế sau này cây Đoák sẽ không cho rượu nữa
Phải cúng thần linh khi phát hiện một cây rượu mới
Quan sát ông Đét lấy rượu từ cây Đoák, chúng tôi còn thấy ông Đét bỏ men lá (một loại cây có gai giúp lên men tự nhiên lấy từ cây rừng) vào chum để có mẻ rượu mới vào sáng mai.
Theo ông Đét, công thức làm rượu này được ông bà truyền lại, đó là sự kết hợp hoàn hảo của tự nhiên.
Ở làng Tờ Cách còn có tục “mượn” rượu của hàng xóm, việc “mượn” rượu diễn ra thường xuyên ở suối Đoák M’Tung. Sau khi lấy đầy can rượu ở cây của người khác, bản thân người lấy phải cài 50.000 đồng vào ngọn của cây Đoák.
Theo ông Đét, lúc mới lấy từ cây ra nước trong vắt, uống vào có vị ngọt, mát như nước dừa. Sau khi bỏ men lá vào thì nước chuyển sang màu trắng đục như nước vo gạo, có vị cay nồng của rượu, thơm ngọt.
Theo ông Huỳnh Ngọc Ẩn – Phó chủ tịch UBND huyện Kong Chro, khách du lịch thường tìm về bản làng nơi có rượu Đoák để thưởng thức tại chỗ.
Đây là thức uống tuyệt vời, đặc trưng. Nhưng điểm hạn chế là hiện chưa có phương pháp bảo quản rượu được lâu. Rượu Đoák lấy từ rừng về nhà chỉ 2 ngày là hỏng, có bảo quản trong tủ lạnh cũng chỉ giữ được thêm 2 ngày.
Trên địa bàn, cây Đoák mọc chủ yếu ở các xã Đắk Plinh, Đắk Sông và Sơ Ró. Huyện luôn khuyến khích dân bảo quản, khai thác an toàn, hợp lý, không tác động nhiều đến sự phát triển của cây. Ví dụ như cây có 5 buồng quả thì chỉ chặt 3, giữ lại 2 để nhân giống.
Già làng Đinh A Nhưp (gần 100 mùa rẫy) cho biết: “Ai cũng vậy, khi phát hiện những cây Đoák mới. Trước khi lấy rượu Đoák người dân sẽ mang một con gà, một bình rượu cần lên cúng tạ ơn thần linh đã cho cây. Người cúng sẽ hứa lấy rượu và chăm sóc cây…”.
Theo già làng Đinh A Nhưp, loại rượu này được người dân làng Tờ Cách làm ra bằng men cây rừng nên nhẹ hơn rượu cần, khi uống không say như các loại rượu khác. Người dân nơi đây thường lấy rượu Đoák nhiều nhất vào mùa Xuân để uống mừng lúa mới, phục vụ nhiều lễ hội, thiết đãi khách quý dịp tết”.
Cây Đoák có nhiều tên gọi khác nhau (đác, báng, cây rượu trời…). Ở độ tuổi trưởng thành cây có đường kính khoảng 45cm, cao chừng 8 đến 20 mét. Lá như lá dừa nhưng mặt dưới màu trắng, dài 6 đến 12 mét, vì thế người dân thường bắc thang lên ngọn cây lấy rượu.
Nhiều nơi người dân khai thác phần ruột của thân cây, giã nhỏ, lọc lấy tinh bột rồi phơi hoặc sấy khô để bán. Đối với người dân Ba Na trên địa bàn huyện Kong Chro chỉ khai thác phần nhựa Đoák để làm rượu. Người dân ở đây, bán tại chỗ 1 lít rượu Đoák có giá 15.000 đồng, tuy nhiên phần lớn rượu lấy về để phục vụ hằng ngày và các lễ hội quan trọng chứ không ít bán.
5 quán bánh khọt ngon ở Sài Gòn rất đáng để thử
Bánh khọt là món ăn nổi tiếng ở Vũng Tàu nhưng không cần phải ra tận Vũng Tàu để ăn bánh khọt nữa vì đã có 5 quán bánh khọt ngon ở Sài Gòn rất đáng thử sau đây.
Bánh khọt là loại bánh đặc trưng của miền Nam Việt Nam rất được yêu thích. Dân sành ăn Sài Gòn cũng cố gắng tìm cho ra được những địa điểm bán bánh khọt ngon và chất lượng nhất để thỏa mãn sự thèm ăn của mình. Vậy để Bách hóa XANH giới thiệu ngay cho bạn top 8 quán bánh khọt ngon ở Sài Gòn rất đáng để thử nha.
1Bánh khọt cô ba Vũng Tàu
Quán ăn chất lượng: 4.1/5 (Theo đánh giá của Google)
Địa chỉ:
216 Phạm Thái Bường, Tân Phong, Quận 7, TPHCM
40B Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TPHCM
Giá thành: 40.000 đồng - 88.000 đồng
Giờ mở cửa: 7:00 - 22:00 từ thứ 2 đến thứ 7
Website: Bánh khọt cô ba Vũng Tàu
Số điện thoại: 02543526165
Giao hàng: Grab, Foody
Ưu điểm: Có chỗ để xe miễn phí thuận tiện, không gian thoáng đãng, phục vụ nhanh chóng, thực đơn đa dạng
Nhược điểm: Không có máy lạnh nên ăn buổi trưa sẽ hơi nóng, khách hàng sẽ phải trả tiền mặt với hóa đơn dưới 250.000 đồng.
Quán bánh khọt cô ba Vũng Tàu chắc chắn là địa điểm đầu tiên phải nhắc tới của những người yêu thích món ăn này vì rất nổi tiếng và để lại ấn tượng sâu sắc với thực khách mỗi lần ghé chân. Bánh khọt ở đây giòn thơm, có màu vàng tươi bắt mắt. Nhân bánh có vị béo nước cốt dừa, vị bùi từ bột gạo và vị ngọt thanh từ tôm.
Bánh khọt với nhân tôm thơm ngon
Nước mắm của quán cũng được đánh giá cao vì sự chua ngọt đậm đà, thanh thanh không hề gắt. Ăn kèm với rau xanh thì vô cùng tuyệt vời.
2Tiệm bánh khọt Vũng Tàu Khanh
Quán ăn chất lượng: 4.0/5 (Theo đánh giá của Google)
Địa chỉ: 7 Đồng Nai, Phường 15, Quận 10, TPHCM
Giá thành: 15.000 đồng - 50.000 đồng
Giờ mở cửa: 7:30 - 20:00 từ thứ 2 đến Chủ nhật
Số điện thoại: 0377788947
Giao hàng: Grab, Foody
Ưu điểm: Giá thành hợp lý
Nhược điểm: Không gian quán hơi nhỏ, nhân viên phục vụ chưa chu đáo lắm
Tiệm bánh khọt Khanh nằm tại con đường Đồng Nai tấp nập xe và người qua lại. Quán cũng khá nhỏ, nằm chung với nhiều hàng quán khác đan xen. Tuy vậy, quán vẫn tìm được điểm đặc biệt riêng và thu hút đông người thưởng thức nhờ hương vị đặc trưng nguyên bản của bánh khọt Vũng Tàu.
Bánh khọt Khanh thơm ngon nức tiếng
Bánh khọt Khanh gần như giữ được những nét đặc trưng của bánh khọt Vũng tàu chính gốc. Bánh giòn, thơm, tôm ngọt và mỡ hành hấp dẫn ở trên vô cùng vừa miệng và khiến thực khách thích thú.
3Bánh khọt Kim Ngân
Quán ăn chất lượng: 3.8/5 (Theo đánh giá của Google)
Địa chỉ: 210 Nguyễn Sơn, Phú Thọ Hoà, Tân Phú, TPHCM
Giá thành: 8.000 đồng - 45.000 đồng
Giờ mở cửa: 10:00 - 21:00 từ thứ 2 đến Chủ nhật
Facebook: Bánh xèo bánh khọt Kim Ngân
Số điện thoại: 0904727749
Giao hàng: Grab, Foody
Ưu điểm: Giá thành hợp lý, nhân viên phục vụ ổn
Nhược điểm: Không gian quán hơi nhỏ, chỗ để xe ngay trước quán nên hơi thiếu không gian ăn ngoài trời
Tiệm Kim Ngân không chỉ có nổi tiếng với món bánh xèo miền Tây mà bánh khọt cũng vô cùng thơm ngon, thu hút khá đông khách tới thăm. Bánh khọt ở đây giòn rụm, thơm nức, nước cốt dừa béo ngậy. Đặc biệt bánh khọt của quán chỉ làm duy nhất nhân tôm nhưng vẫn không thua kém bất cứ nơi nào.
4Bánh khọt 267
Quán ăn chất lượng: 4.1/5 (Theo đánh giá của Google)
Địa chỉ: 606/42 Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TPHCM
Giá thành: 2.000 đồng - 10.000 đồng
Giờ mở cửa: 12:00 - 21:00 từ thứ 2 đến Chủ nhật
Số điện thoại: 0909746319
Giao hàng: Grab, Now, Baemin
Ưu điểm: Giá thành vô cùng sinh viên, thực đơn đa dạng
Nhược điểm: Nhiều khi bánh chiên trước sẽ bị nguội
Bánh khọt giá sinh viên nhưng chất lượng tuyệt vời
Đây là địa chỉ bánh xèo không thể bỏ qua với các bạn học sinh, sinh viên vì giá thành vô cùng hợp lý. Bạn hãy đến đây trong những ngày không rủng rỉnh hầu bao nhưng vẫn muốn thưởng thức món bánh thơm ngon và no bụng này.
Bánh xèo giá chỉ từ 2.000-4.000 đồng một chiếc được chiên ngập dầu, giòn rụm. Bánh có nhân đậu xanh bùi bùi, ngoài ra còn có nhân thịt, tôm, trứng cút, mực,... rất hấp dẫn. Nhân bánh đều tươi, ăn kèm nước chấm chua ngọt và rau xanh thì ngon khó cưỡng.
5Bánh khọt Hải Âu
Quán ăn chất lượng: 4.5/5 (Theo đánh giá của Google)
Địa chỉ: Hẻm 78/62 Đường Nguyễn Văn Khối, Phường 11, Gò Vấp, TPHCM
Giá thành: 2.000 đồng - 10.000 đồng
Giờ mở cửa: 14:30 - 21:00 từ thứ 2 đến Chủ nhật
Facebook: Bánh khọt Hải Âu
Số điện thoại: 0937579058
Giao hàng: Grab, Now, Baemin
Ưu điểm: Giá thành hợp lý, phục vụ nhiệt tình, thân thiện
Nhược điểm: Thời gian chờ hơi lâu, không có chỗ để xe
Bánh khọt với nhân tôm tươi rói, thơm ngon
Bánh khọt Hải Âu hay bánh khọt Nguyễn Văn Khối là địa điểm nhận được nhiều sự tin tưởng từ thực khách. Bánh khọt giòn rụm, màu vàng tươi đẹp mắt. Nhân tôm của bánh tươi ngọt, hành được thái khúc hơi lớn hơn những quán bánh khọt Vũng Tàu khác nhưng vị mỡ hành thì vẫn rất ngon. Đặc biệt bánh không bị ngấy dầu nên ăn rất vừa miệng.
Trên đây là top 5 quán bánh khọt ngon bạn nhất định phải thử ở Sài Gòn. Hãy cùng ghé thăm những quán ăn này và cho Bách hóa XANH biết cảm nhận của bạn nha. Chúc bạn có những bữa ăn thật ngon miệng!
Mật ong khoái cực ngon - đặc sản vùng núi cao Tây Bắc Nếu bạn không biết mật ong khoái - đặc sản vùng núi cao Tây Bắc là gì? Hay loại mật ong này có đặc điểm và tác dụng gì với sức khỏe, thì hãy đọc bài viết dưới đây nhé! Mật ong là luôn được biết đến là một loại nguyên liệu bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe con người. Trong...