Sáu tàu ‘tia chớp’ của Hải quân Việt Nam sắp hoàn tất
Việc đóng 6 tàu tên lửa Molniya do công ty Ba Son ký hợp đồng với Quân chủng Hải quân sắp hoàn tất khi chiếc cuối cùng vừa được đấu giáp thân.
Sáng 2/12, Tổng công ty Ba Son đã tổ chức Lễ đấu ráp tổng thành thân vỏ tàu tên lửa M6. Đây là chiếc tàu số 6 (M6), cũng là chiếc cuối trong loạt 6 tàu tên lửa lớp 12418 &’Molniya-Tia chớp’ do Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân từ năm 2009 trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ Li-xăng giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Tổng công ty Ba Son cho biết, hiện nay, Tổng công ty đang phối hợp với đội ngũ chuyên gia Nga hoàn thiện giai đoạn lắp đặt các thiết bị, thử tại bến và phấn đấu trong tháng 12/2014 sẽ tổ chức đi nghiệm thu đường dài trên biển cấp nhà máy cặp tàu số 2 (tàu M3, M4).
Dự kiến sẽ tổ chức nghiệm thu tàu M3, M4 cấp Quân chủng Hải quân và cấp Bộ Quốc phòng trong quý 1 năm 2015. Đến đầu quý 2 năm 2015 sẽ tổ chức bàn giao cặp tàu số 2; nửa đầu năm 2016 sẽ tiếp tục bàn cặp tàu số 3 (M5, M6) cho Quân chủng Hải quân đưa vào biên chế cho các Vùng Hải quân.
So với kế hoạch được nêu ra trong hợp đồng, Tổng công ty Ba Son sẽ bàn cặp tàu số 2 và số 3 giao cho Quân chủng Hải quân trước thời hạn từ 6 đến 8 tháng. Đây cũng là một trong những thành tích nổi bật của đơn vị chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tất cả 6 tàu lớp Molniya Project 12418 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương. Molniya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người. (Trong ảnh: Cặp tàu tên lửa Molniya mang số hiệu HQ-377 và HQ-378).
Video đang HOT
Tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Để làm được điều đó, Molniya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.
Kh-35 Uran E (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade) có thể phóng từ nhiều phương tiện khác nhau (tàu chiến, máy bay cánh bằng, bệ phóng di động). Kh-35E dài 3,75 m, sải cánh 0,93 m, đường kính 0,42 m, trọng lượng phóng 630 kg (với động cơ tăng cường). Trên thân quả đạn có 4 cánh ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi
Với trọng lượng đầu đạn nặng 145 kg, Kh-35 Uran E được cho là có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước chừng 5.000 tấn. Khi chiến đấu, dữ liệu về mục tiêu được nạp vào tên lửa từ tàu phóng hoặc từ các nguồn bên ngoài. Kh-35 Uran E rời ống phóng bằng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, quá trình bay đến mục tiêu tên lửa sử dụng động cơ phản lực cánh quạt đẩy.
Trong hành trình bay, Kh-35 Uran E được dẫn đường bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa và dùng radar chủ động ARGS-35E (kích hoạt khi cách mục tiêu 20 km) ở pha cuối. Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, quả đạn hạ độ cao xuống còn 5 m so với mặt nước biển khiến cho hệ thống đối phó trên chiến hạm địch rất khó đánh chặn.
Tầm bắn Kh-35 Uran-E lên tới 130 km. Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2004, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua 400 quả Kh-35 Uran-E. Việc chuyển giao hoàn tất trong giai đoạn 2008-2012. Ngoài ra, năm 2012, theo hãng thông tấn Ria Novosti, Việt Nam và Nga đã bắt đầu hợp tác phát triển tên lửa chống tàu dựa trên Kh-35 Uran-E.
Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu Molniya trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm dùng để tiêu diệt mục tiêu tầm gần trên biển, hoặc khi cần pháo có thể bắn mục tiêu trên không. Pháo AK-176M đạt tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15km.
Theo Đất Việt
Gepard3.9 thăm ASEAN: VN đi đầu xây dựng lòng tin chiến lược
Chiều 5/11, hai tàu hộ vệ tên lửa HQ-011 và HQ-012 đã rời Quân cảng Cam Ranh thực hiện chuyến thăm lần đầu tiên tới Indonesia, Brunei, Philippines.
Biên đội tàu gồm 228 sĩ quan và thủy thủ do Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Kiệm, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, làm trưởng đoàn. Đây cũng là lần đầu tiên tàu Hải quân Việt Nam thực hiện thăm nhiều nước trong một hải trình.
Chuyến thăm này nhằm thực hiện các sáng kiến đã được đồng thuận, xây dựng lòng tin, tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân ba nước Indonesia, Brunei và Philippines. Bên cạnh đó, chuyến thăm cũng đáp lại các chuyến thăm Việt Nam của tàu Hải quân ba nước nói trên.
Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Kiệm thay mặt đoàn chia tay cán bộ và chiến sĩ Vùng 4 Hải quân.
Lễ tiễn tàu HQ-011 và HQ-012 tại Quân cảng Cam Ranh chiều 5/11.
Theo chương trình chuyến thăm, sĩ quan và thủy thủ của tàu HQ-011 và HQ-012 sẽ giao hữu thể thao, chào đại diện hải quân, quân đội và chính quyền sở tại của các nước cùng một số hoạt động khác.
Thời gian gần đây, Việt Nam đang giữ vai trò như một quốc gia đi đầu trong việc tăng cường sự hợp tác hải quân khu vực ASEAN. Ngày 27/8, tại Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN, Việt Nam đưa ra sáng kiến để đối phó với các thách thức trong tương lai.
Đại tá Nguyễn Ngọc Vinh, Trưởng phòng Đối ngoại Quân chủng Hải quân, cho biết: "Hội nghị tập trung thảo luận về các vấn đề còn chưa được thống nhất tại Hội nghị lần thứ 7 ở Manila, Philippines. Đó là xây dựng lộ trình phát triển hải quân ASEAN, phát triển hội nghị theo hướng Hội nghị Hải quân ASEAN mở rộng tương tự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM )."
Theo Đại tá Nguyễn Ngọc Vinh, trong những năm qua, Hải quân Việt Nam đã đóng góp nhiều sáng kiến cho Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN và tới nay một số hoạt động vẫn được duy trì như tăng cường tổ chức trao đổi qua đường dây nóng, gặp gỡ giao lưu giữa hải quân các nước, thiết lập tuần tra chung.
Các hoạt động này đã giúp củng cố lòng tin một cách đáng kể, qua đó góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn trên Biển Đông, tạo ra môi trường phát triển thịnh vượng cho ASEAN.
Dự kiến vào năm 2017, khi ASEAN kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, lực lượng Hải quân ASEAN sẽ tổ chức duyệt binh tàu hải quân. Hành động này không chỉ giúp thắt chặt quan hệ và hợp tác giữa hải quân ASEAN mà còn tạo ra một hình ảnh đẹp trong cộng đồng quốc tế.
Theo Quân Đội Nhân Dân, Đất Việt
Exocet Block-3: Tên lửa diệt hạm số 1 trên tàu chiến Việt Nam Việc trang bị tên lửa Exocet Block 3 cho 2 tàu chiến SIGMA 9814 sẽ HQVN tăng cường đáng kể khả năng chống hạm. Nhà sản xuất tên lửa MBDA châu Âu vừa tiết lộ rằng, họ đã bảo đảm đơn đặt hàng cho khoảng 400 đạn tên lửa chống hạm MM 40 Block 3 Exocet và hơn 50 lần bắn thử từ...