Sau tàu sân bay, Mỹ điều thêm oanh tạc cơ B-52 đến tập trận ở Biển Đông
Mỹ vừa điều thêm máy bay ném bom B-52 đến tập trận chung với tàu sân bay USS Nimitz và nhóm tấn công tàu sân bay USS Ronald Reagan trên Biển Đông.
Không quân Mỹ cho biết, hôm 4/7 một máy bay ném bom B-52 Stratofortress thuộc Phi đội ném bom 96 từ Căn cứ không quân Barksdale (bang Louisiana) tham gia vào cuộc tập trận hải quân với nhóm tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan ở Biển Đông. Sau đó, máy bay này hạ cánh tại căn cứ không quân Andersen, trên đảo Guam.
Theo đó, máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã thực hiện nhiệm vụ kéo dài 28 giờ, nhằm thể hiện cam kết của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương đối với an ninh và ổn định tại khu vực này.
Máy bay ném bom B-52 đã được điều đến tập trận với tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan trên Biển Đông. (Ảnh: US Navy)
“ Lực lượng đặc nhiệm máy bay ném bom chiến lược B-52 cho thấy khả năng của Mỹ trong việc triển khai nhanh đến một căn cứ tiền phương và thực hiện các nhiệm vụ tấn công tầm xa“, Trung tá Christopher Duff, chỉ huy phi đội ném bom số 96 nói.
Video đang HOT
Lực lượng Không quân Thái Bình Dương (PACAF) cho biết, đây là một phần nhiệm vụ của lực lượng máy bay ném bom do Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ điều hành, nhằm thực hiện việc tác chiến và hỗ trợ các nỗ lực của Bộ chỉ huy, để duy trì sự ổn định và an ninh toàn cầu.
“Khi chúng tôi hoạt động trên khắp khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, các đơn vị Hạm đội của chúng tôi tiếp tục tìm kiếm mọi cơ hội để tăng cường khả năng phối hợp trong các hoạt động chung, kết hợp với tất cả các nhóm đối tác của chúng tôi”, ông Joshua Fagan, Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Không quân 70 (Task Force 70 Air Operations) thuộc Hải quân Mỹ cho hay.
“Trong một số sự kiện gần đây, máy bay B-52 và B-1 của Không quân, máy bay của Hải quân và các tàu của Hải quân Mỹ cùng nhau diễn tập, thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tích hợp trong thực hiện nhiệm vụ. Đây là cơ hội tốt để chúng tôi thực hiện quy trình phối hợp và lập kế hoạch cho các hoạt động phối hợp chung”, Joshua Fagan cho biết thêm.
Theo tuyên bố của PACAF, các lực lượng máy bay ném bom chỉ huy chiến lược của Mỹ thường xuyên tiến hành các cam kết hợp tác an ninh tại khu vực, kết hợp với các đồng minh và đối tác. Các hoạt động này thể hiện khả năng của Mỹ trong việc chỉ huy, kiểm soát và thực hiện các nhiệm vụ ném bom trên khắp thế giới.
Chuẩn đô đốc George M. Wikoff – Chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan, nhấn mạnh “ mục đích là phát đi tín hiệu rõ ràng tới các đối tác và đồng minh rằng chúng tôi cam kết đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực”.
Hải quân Mỹ tiếp tục "nắn gân" Trung Quốc bằng hai tàu sân bay một lúc
Hai tàu sân bay Mỹ lần thứ hai liên tiếp trong một tuần tập trận hiệp đồng tác chiến ở vùng biển Philippines, gửi thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc.
Các tàu sân bay Mỹ đang luân phiên tập trận hiệp đồng tác chiến ở vùng biển Philippines.
Theo Business Insider, ngay sau cuộc tập trận hiệp đồng tác chiến của hai nhóm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz, tàu sân bay USS Ronald Reagan lần này tham gia tập trận với tàu USS Nimitz.
Chuẩn Đô đốc George Wikoff, tư lệnh nhóm tác chiến tàu sân bay số 5, nói: "Chúng tôi luôn không ngừng tìm kiếm mọi cơ hội để củng cố và mở rộng năng lực tác chiến ở bất kì chiến dịch quân sự nào".
"Hai tàu sân bay đồng thời hiệp đồng tác chiến thể hiện sự cam kết của chúng tôi với các đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, sẵn sàng đối phó với mọi thách thức đối với trật tự quốc tế".
Bình luận về cuộc tập trận với hai tàu sân bay, Chuẩn Đô đốc James Kirk cùng đồng tình: "Chỉ có hải quân Mỹ mới có thể hiệp đồng tác chiến hai nhóm tàu sân bay ở quy mô lớn như vậy, đảm bảo quyền tự do hàng hải, sẵn sàng đối phó với bất cứ mối đe dọa nào".
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu sân bay USS Nimitz.
Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc thách thức trật tự quốc tế bằng những hành động gây hấn và cưỡng ép, đặc biệt ở Biển Đông.
Hai tàu sân bay Mỹ liên tiếp tập trận hiệp đồng tác chiến diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung leo thang ở Biển Đông. Hải quân và không quân Mỹ đã tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông và eo biển Đài Loan.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng 5 tuyên bố quan ngại trước "những hành động cơ hội nhằm cưỡng ép láng giềng của Trung Quốc, từ đó đơn phương tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông".
Ở thời điểm hiện tại, hải quân Mỹ đang có 3 nhóm tác chiến tàu sân bay cùng hiện diện ở khu vực Thái Bình Dương.
Trong khi hai tàu sân bay cùng tập trận hiệp đồng tác chiến, tàu sân bay còn lại đóng vai trò hỗ trợ, sẵn sàng đối phó tình huống bất ngờ.
Mỹ vạch chiến lược răn đe Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Sáng kiến "Răn đe Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương" sẽ giúp Mỹ đảm bảo cam kết với đồng minh và kiềm chế hành động của Trung Quốc trong khu vực. Một nhóm các nhà lập pháp, do Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Mac Thornberry thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ dẫn đầu đã đề xuất "Sáng kiến Răn đe...