Sau tất cả, PC vẫn là nền tảng chơi game được yêu thích nhất trên thế giới
Có thể nói, PC cho đến nay vẫn là một nền tảng chơi game phổ biến nhất thế giới so với các hệ console là PS và Xbox.
Có thể nói, PC cho đến nay vẫn là một nền tảng chơi game phổ biến nhất thế giới so với các hệ console là PS và Xbox. Và dĩ nhiên, PC vẫn sẽ là nền tảng gaming dành cho các nhà phát triển game sáng tạo những siêu phẩm độc đáo cho người chơi và cả cho những nhà phân phối game như Steam.
Trong một khảo sát mới đây bởi Hội Thảo Các Nhà Phát Triển Game thực hiện trên 4000 nhà phát triển đã công bố: PC vẫn là một nền tảng phổ biến nhất giữa các nhà lập trình. Thậm chí, mục khảo sát còn chỉ ra PC đang dẫn đầu và vượt mặt các nền tảng consoles và di động cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ của mình. Một báo cáo của Liên Bang Ngành Công Nghiệp Game đầu năm 2019 chỉ ra rằng 56% số nhà phát triển được hỏi phát hành trò chơi gần nhất của mình trên nền tảng PC trong khi chỉ có 38% số nhà phát triển phát hành trên các nền tảng cầm tay là di động và máy tính bản.
Video đang HOT
Trong số những người được phỏng vấn, khi tiếp tục câu hỏi rằng hiện tại họ đang sử dụng nền tảng nào, 2 phần 3 các nhà phát triển đều chia sẻ chung một nền tảng là PC. Và cũng tương tự như trên, 62% là con số các nhà phát triển sẽ còn gắn bó với PC trong tương lai dài hơn nữa. Có thể xem đây là một con số rất ấn tượng trong khi với PS4 chúng ta có 32% và với nền tảng di động/ máy tính bảng là 35%. Thêm vào đó, nếu được hỏi về nền tảng nào hấp dẫn nhà phát triển muốn làm game nhất, 60% vẫn nghiên về PC, trong khi xếp sau nó là Nintendo Switch với 45%. Báo cáo đưa ra tổng kết: “Một lần nữa chúng ta thấy PC luôn đứng đầu mọi chỉ tiêu và câu hỏi được đề ra và luôn có một tốc độ phát triển đáng kể qua từng năm, trong khi sự quan tâm của các nhà đầu từ đến các nền tảng khác có vẻ như không có quá nhiều sự thay đổi.”
Cuộc khảo sát này cũng đồng thời cũng là một đánh giá tổng quan của các nhà phát triển với các nền tảng phân phối game như Steam, GOG và Epic Store. Dù không đưa ta cụ thể các con số, tuy nhiên khá đông người tham gia đều không đồng tình hoặc không biết về khoản thu 30% của Steam với phần lợi nhuận của game họ thu được. Dẫu vậy, Steam vẫn là cửa hàng phân phối game phổ biển nhất với 47% các nhà phát triển PC sử dụng nó để bán game bởi nhiều yếu tố như về lợi nhuận, các chính sách hỗ trợ phù hợp. Trong khi đó, nhưng tựa game được phân phối độc lập chiếm đến 26% trong số đó, thậm chí còn nhiều hơn hẳn một số website như itch.io, Humble Store và GOG còn chưa đạt mức 20%.
Theo GameK
Không chỉ để chơi game, công nghệ thực tế ảo còn là "thần dược" chữa bệnh mãn tính
Keith Grimes, một vị bác sĩ nổi tiếng đã nảy ra ý tưởng chữa bệnh đầy mới mẻ từ game thực tế ảo.
Game VR (game thực tế ảo) chắc hẳn đã không còn là một khái niệm xa lạ với mọi người, đây được coi là một lĩnh vực đầy tiềm năng của ngành công nghiệp thế giới ảo hùng mạnh ngày nay. Ngoài việc giúp con người thư giãn, xả stress sau những giờ làm việc hoặc học tập nặng nhọc, game thực tế ảo cũng kích thích trí tưởng tượng, sức sáng tạo, mang đến cho con người nhiều linh cảm không tưởng. Keith Grimes, một vị bác sĩ nổi tiếng đã nảy ra ý tưởng chữa bệnh đầy mới mẻ từ dòng game thực tế ảo này.
Bệnh nhân của Keith Grimes - Kay Smith (54 tuổi) là một bệnh nhân mắc bệnh Lupus, một loại bệnh tự miễn, tấn công các mô của cơ thể, dẫn đến hiện tượng đau mãn tính ở dạ dày và lưng. Keith Grimes đã thử để Kay sử dụng công nghệ thực tế ảo để chống chọi lại với cơn đau do căn bệnh này mang lại, ý tưởng này được lấy linh cảm trong lúc chơi game thực tế ảo trên máy tính của Grimes.
Mỗi buổi sáng Kay đều trầm mình lặn dưới vùng biển xanh thẳm ở Thái Lan, bên cạnh những rặng san hô đỏ tươi và đàn cá bảy sắc cầu vồng. Nhưng Kay hưởng thụ những điều đó thông qua hệ thống thực tế ảo chứ không phải thật sự được đến một hòn đảo nào đó ở Đông Nam Á. Vì bị dị ứng với các loại thuốc giảm đau nên bao năm qua Kay đều phải cắn răng chịu đựng cơn đau do căn bệnh mang đến, cho đến khi thử điều trị bằng công nghệ VR.
Bằng cách kích thích bộ não tập trung chú ý đến những hình ảnh, âm thanh mà VR mang lại, công nghệ này giúp cho bệnh nhân quên đi cơn đau đớn mà không cần sử dụng các loại thuốc giảm đau. Bác sĩ Grimes còn xây dựng một diễn đàn chữa bệnh bằng công nghệ VR, những người có hứng thú với phương diện này có thể bày tỏ ý kiến trên diễn đàn, đến nay diễn đàn này đã có hơn 600 thành viên.
Hiện điều trị bằng VR đang là một hướng nghiên cứu mới của ngành y học. Quy mô áp dụng của nó đang không ngừng mở rộng, bao gồm cả việc hồi phục chức năng cho người bị đột quỵ, luyện tập hô hấp cho những bệnh nhân mắc bệnh khó thở.
Theo gamehub
Tại sao không thể dùng siêu máy tính để chơi game? Vậy siêu máy tính để làm gì? Siêu máy tính là cuộc chạy đua lớn giữa các quốc gia có tiềm lực về công nghệ và tài chính hồi những năm 90 của thế kỷ trước, khi cả Hoa Kỳ, Trung Quốc và nhiều nước khác cạnh tranh lẫn nhau để xây dựng những chiếc máy tính có năng lực tính toán mạnh mẽ nhất. Mặc dù hiện nay, cuộc...