Sau tăng trưởng âm do Covid-19, nông nghiệp sẽ bật dậy nhanh nhất
Phóng viên Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam về những tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới sản xuất nông nghiệp, nhất là khi lĩnh vực này tăng trưởng âm -1,17% cũng như kinh nghiệm và giải pháp ứng phó trong thời gian tới.
Trong cuộc trao đổi, ông Hồ Xuân Hùng cho rằng, đến bây giờ chưa dự đoán nổi xu hướng dịch Covid-19 nên tính toán để cho phát triển sắp tới trong lĩnh vực nông nghiệp là rất khó khăn. Dù vậy, ông tin rằng khả năng sức bật nhanh nhất vẫn là nông nghiệp.
Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam – nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
Theo ông, dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng như thế nào đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn?
- Ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất của dịch Covid-19 là người lao động. Cũng rất may trong đợt dịch này, ở nông thôn chúng ta còn tương đối yên ổn. Tôi nói tương đối vì cũng có một thực trạng không ít nông thôn đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do con em ở nước ngoài đi học về hoặc người thành phố về…
Thứ hai, người dân hiện nay chỉ đáp ứng yêu cầu cơ bản, thiết yếu; những khu vui chơi, giải trí gần như không có, nên nhu cầu giảm nặng, giảm sâu.
Thứ ba, ảnh hưởng nặng cả xuất khẩu – nhập khẩu. Rất nhiều sản phẩm thiết yếu của công nghiệp và nông nghiệp đều phải nhập, ngược lại các sản phẩm xuất của ta, qua 3 tháng vừa rồi tỷ lệ tăng không đáng kể và nhiều mặt hàng bị giảm.
Thứ tư, rõ ràng cho đến bây giờ cũng chưa dự đoán nổi xu hướng, cho nên tính toán để cho phát triển sắp tới trong lĩnh vực nông nghiệp là rất khó khăn.
Thứ năm, phần lớn sản phẩm nông nghiệp là nguyên liệu của công nghiệp mà công nghiệp đang bị đình trệ một cách nghiêm trọng như thế này, thực chất nó cũng chỉ là vấn đề thị trường.
Đấy là những cái chúng ta phải thấy được cái ảnh hưởng, tác động như thế để tính toán cho xu hướng sắp tới.
Bên cạnh đó, cũng phải thấy trong khi một số ngành khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là du lịch, công nghiệp, rồi các dịch vụ, xây dựng khác, thì những sản phẩm thiết yếu không thể bỏ được nên chúng ta còn có cơ để cứu vãn.
Thực tế, sản xuất nông nghiệp ở nông thôn tuy có bị ảnh hưởng nhưng không bị nặng lắm. Bà con vẫn ra đồng làm ruộng, chỉ giảm bớt tiếp xúc, chuyện này chuyện kia thôi và các nhu cầu sản xuất khác để phát triển mình vẫn giữa được nhịp độ tương đối bình thường.
Sản xuất nông nghiệp luôn phải đối mặt với các rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và thị trường. Vậy, theo ông, điều này có giúp ích gì chúng ta khi ứng phó dịch Covid-19?
- Nói chung, sản xuất nông nghiệp bao giờ cũng phải đối phó, chấp nhận với rủi ro. Rủi ro lớn nhất là thiên tai, dịch bệnh, rồi rủi ro với thị trường. Đối với dịch bệnh, lâu nay chúng ta đang nặng về rủi ro với gia súc, gia cầm và cây con, còn rủi ro dịch bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng có, nhưng phải nói như dịch Covid-19 là lần đầu tiên.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đi kiểm tra tình hình phòng bệnh dịch trên gia súc gia cầm và thúc đẩy sản xuất chăn nuôi tại Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam tại Bắc Ninh.
Chúng ta đã trải qua nhiều dịch bệnh, ví dụ Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) nhưng nó không dữ dằn như bây giờ. Hay gần như Việt Nam năm nào trở mùa cũng bị dịch cúm. Dịch cúm ảnh hưởng rất lớn, nó còn nặng, phổ biến hơn chứ không phải ở đây dịch Covid-19 nặng tập trung ở thành phố, khách nước ngoài nhập vào; còn khách tại chỗ, cộng đồng trước cũng chưa có.
Thực ra, cúm là loài virus khó lây nhiễm, nhưng dịch Covid-19 nặng hơn, khác hơn, có nhiều biến thể hơn và mức độ lây lan lớn hơn. Dù vậy, người Việt Nam tương đối có kinh nghiệm trong phòng chống virus, phòng chống các dịch này, trong đó vẫn cố gắng duy trì được sản xuất và lưu thông tương đối bình thường.
Ngay hồi xảy ra dịch SARS vào năm 2002 cho thấy, chúng ta vừa chống được dịch nhưng vẫn giữ được nhịp độ lao động. Đó là kinh nghiệm phải phát huy.
Hiện ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam độ mở rất lớn, nhất là liên quan tới thị trường xuất khẩu. Qua đợt dịch này, ông đánh giá gì về câu chuyện hội nhập, xây dựng nội lực để có thể vượt qua biến động, nhất là biến động về dịch bệnh, thị trường hiện nay?
- Phải nói thị trường luôn biến động, nhưng dịch bệnh ảnh hưởng hơn rất nhiều. Thông qua dịch Covid-19 này để mình tính tới phương án lâu dài. Bởi, vừa rồi ách tắc lớn nhất vẫn là thị trường với Trung Quốc, thị trường xuất khẩu đường biên. Hợp đồng xuất khẩu không có thư tín dụng (LC) là rất lớn và bị ảnh hưởng nặng nề, còn những hợp đồng có LC thì ảnh hưởng không đáng kể.
Cho nên, phải xem lại chiến lược thị trường của chúng ta và trong đó cách làm ăn, nhất là trong kinh tế hội nhập này phải làm ăn chủ yếu là con đường xuất nhập chính ngạch thì chúng ta khắc phục được cơ bản.
Chính vì vậy, chúng ta đang thực hiện quá trình tái cơ cấu lại sản phẩm, nhất là vừa rồi Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã đưa ra được danh mục những sản phẩm chủ lực của nông nghiệp. Đó là những sản phẩm vừa có vị trí rất lớn trong quốc gia, nhưng lại vừa có vai trò rất lớn trong quan hệ xuất – nhập quốc tế. Chúng ta cần phải xem xét lại những mặt hàng này.
Thứ hai, phải bàn lại với các doanh nghiệp, rõ ràng trong quan hệ xuất nhập khẩu phải kiên trì hướng phải xuất nhập khẩu chính ngạch thì mới có bạn hàng dài hơi và cùng chia sẻ rủi ro được. Còn theo kiểu số lượng lớn mà ta cứ xuất khẩu kiểu tiểu ngạch nông sản thì kiểu gì chúng ta cũng sẽ lãnh hậu quả.
Thứ ba, rõ ràng khâu chế biến và bảo quản, chúng ta nói quá nhiều rồi. Nếu chúng ta làm tốt khâu bảo quản và chế biến, đây là điều kiện chúng ta có thể giãn được áp lực của thị trường. Cái này chúng ta đã nói rất nhiều, bây giờ trước áp lực này càng thấy việc đó lớn và cấp bách hơn.
Dù tác động, áp lực đối với ngành nông nghiệp và bà con nông dân là rất lớn nhưng kỳ vọng cho sức bật của ngành trong thời gian tới khi dịch bệnh lắng xuống rất cao. Ông có đánh giá gì về năng lực, khả năng phục hồi và chiếm lĩnh thị trường của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam?
- Tôi tin rằng, sau dịch này, khả năng sức bật nhanh nhất vẫn là nông nghiệp, chắc chắn là như vậy. So với các lĩnh vực kinh tế khác thì khả năng có sức bật sẽ nhanh hơn là lĩnh vực nông nghiệp và du lịch.
Lĩnh vực nông nghiệp mình có khả năng là vì sao? Là vì rõ ràng đây là một khủng hoảng lớn trên thế giới chứ không phải riêng nước ta trong cả cung và cầu. Những nước người ta thiếu kinh nghiệm trong ứng xử với loại dịch như thế này thì càng nặng nề hơn hoặc những thị trường lâu nay sản phẩm xuất sang đang bị ảnh hưởng sản xuất rất nghiêm trọng.
Thứ hai, khả năng tự khắc phục của người dân, doanh nghiệp Việt Nam lớn. Thứ ba, tôi theo dõi mấy ngày hôm nay thấy giải pháp của Bộ trưởng NN&PTNT đưa là tích cực và có thể khắc phục được.
Xin cảm ơn ông!
Khương Lực
Việt Nam - Trung Quốc tìm kế giải phóng hàng nghìn xe nông sản ùn ứ
Trước tình trạng hàng nghìn xe container chở nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc đang bị ùn ứ tại các cửa khẩu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đề nghị với phía Trung Quốc kéo dài thời gian thông quan, vì hiện có một số cửa khẩu chỉ thông quan 5 - 6 tiếng/ngày.
Tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn hiện còn ùn ứ khoảng 2.600 xe hàng, riêng cửa khẩu Tân Thanh ùn ứ 1.000 xe hàng chờ xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: I.T
Để phòng chống dịch Covid-19, thời gian qua các cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng cường thắt chặt kiểm soát hàng hoá nên tốc độ thông quan hàng nông, lâm, thủy sản rất chậm. Chỉ riêng ở khu vực cửa khẩu Lạng Sơn, đã có tới hơn 1.000 xe container hàng xuất sang Trung Quốc đang bị tồn đọng, ùn ứ.
Theo đó, phía Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát, tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19 đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, như đề nghị thành lập đội lái xe chuyên trách tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh; rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá xuống còn 5 giờ/ngày và nghỉ thứ 7, Chủ nhật, lễ, tết; dừng hoạt động thông quan tại cửa khẩu phụ Bình Nghi.
Do tác động của dịch COVID-19, thương mại nông, lâm, thủy sản giữa Việt Nam và Trung Quốc những tháng đầu năm nay đã giảm khoảng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước tình hình trên, tại buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba nhằm thúc đẩy, hợp tác phát triển nông nghiệp, thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc trước tác động từ dịch COVID-19, diễn ra tại Hà Nội ngày 16/4, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đề nghị hai bên cùng cố gắng tập trung những nhóm giải pháp cao nhất liên quan đến hải quan, các ngành, địa phương của hai bên để trong thời gian sớm nhất, có thể giải quyết được ùn tắc về nông sản, tạo sự thông thương.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam ngày 16/4. Ảnh: T.L
Nhưng quan trọng nhất, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường là hai bên cần thống nhất các biện pháp, các điều kiện để khi đã khống chế được dịch bệnh Covid-19 thì có thể tập trung tăng tốc trong thương mại hai chiều, làm sao để kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá không chỉ bằng năm ngoái, mà có thể phấn đấu cao hơn.
Hiện Trung Quốc đã cấp phép xuất khẩu 9 mặt hàng rau quả của Việt Nam. Hiện hai bên đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục ký cấp phép thêm cho 8 mặt hàng nông sản khác. Phía Việt Nam đã gửi hồ sơ sang ngành chức năng của Trung Quốc và Bộ trưởng Cường đề nghị Đại sứ tiếp tục hỗ trợ tích cực, để trong hoàn cảnh hiện nay chưa làm việc được trực tiếp thì có những hình thức trao đổi gián tiếp, như thông qua online, văn bản để giải quyết những vấn đề kỹ thuật, đáp ứng mong muốn chung của hai bên.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong muốn, những thủ tục hành chính làm sao được nhanh nhất để có thêm các nông sản Việt Nam được chính thức vào thị trường Trung Quốc. Từ đó, góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều cũng như thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của hai bên.
Về giải pháp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết sẽ phải làm tốt hơn những vấn đề từ sân bãi, quy trình kỹ thuật về thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin để quá trình hải quan được thông quan nhanh nhất. Bộ cũng kiến nghị với phía bạn kéo dài thời gian thông quan một số cửa khẩu, vì hiện cá biệt một vài cửa khẩu chỉ hoạt động thông quan 5 - 6 tiếng/ngày.
Bên cạnh đó, cần đầu tư thêm nhân lực, bởi nếu thời gian thông quan tăng lên mà nguồn nhân lực cho các khâu của hai bên không đảm bảo thì hàng hoá giao thương vẫn chậm tiến độ.
Đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba cho biết, Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng và lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN, chiếm 25% tỷ trọng thương mại của Trung Quốc với ASEAN, do đó Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Trung Quốc.
"Thương mại nông, lâm sản đang là lĩnh vực được ưu tiên, cũng là điểm sáng thương mại giữa hai nước, nhất là hoa quả. Việc hợp tác xuất nhập khẩu nông sản giữa hai bên không chỉ là quan hệ thương mại, mà còn là quan hệ mật thiết giữa nông dân hai nước, do đó chúng tôi bày tỏ sự ủng hộ tích cực với việc thúc đẩy xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn giữa 2 nước", ông Hùng Ba nêu.
Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba đề xuất phía Việt Nam nên thực hiện kiểm soát bằng cách gắn chip điện tử vào các xe chuyển hàng; thực hiện khai báo điện tử để rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, nông sản.
Với những khó khăn về thông quan hàng hóa, ù ứ tại cửa khẩu những ngày gần đây, ông Hùng Ba cho biết tình trạng trên chỉ là mang tính tạm thời. Hai bên sẽ cùng nỗ lực vượt qua thời điểm khó khăn này.
"Một mặt chúng ta kiểm soát dịch bệnh Covid-19 nghiêm ngặt, một mặt thúc đẩy kinh tế phát triển. Hiện áp lực của Trung Quốc với tình hình dịch bệnh COVID-19 lây lan từ nước ngoài vào cũng như trong nước vẫn rất cao, nên việc kiểm soát tại các cửa khẩu biên giới giữa Trung Quốc với các nước đều được thực hiện nghiêm ngặt. Do đó, hai bên cần thiết phải xây dựng cơ chế phòng chống dịch cấp chính phủ, với sự tham gia của địa phương", Đại sứ Trung Quốc nói.
Hiện, Cục Hải quan Trung Quốc đã có nhiều biện pháp rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, như đề xuất Việt Nam mở rộng bãi xe hàng hóa để có đủ không gian điều phối xe đi lạ; có thể phân luồng, giảm sức ép với các cửa khẩu như Tân Thanh, Hữu Nghị... Ngoài ra có thể sử dụng kênh đường sắt Đồng Đăng - Bằng Tường với nhiều ưu thế như sức chứa hàng hóa lớn, chi phí thấp.
Bên cạnh đó, các lái xe Việt Nam có thể khai báo điện tử, thực hiện kiểm soát bằng cách gắn chip điện tử vào các xe hàng. Hiện, thời gian làm việc có hạn, trong khi việc khai báo sức khỏe chiếm khá lâu. Theo phản ánh của đơn vị chức năng, 9 giờ cửa khẩu đã mở nhưng 10 giờ các lái xe mới đến được, để tiết kiệm thời gian, các lái xe có thể khai báo trước giờ.
Đại sứ Hùng Ba cũng đề nghị Việt Nam tăng thêm các lối cho các xe đi vào, hiện Trung Quốc đang áp dụng đường xe là "3 nhập 3 vào" còn Viêt Nam là "1 nhập 1 vào".
Đề nghị Thủ tướng cho tạm dừng tiếp nhận hàng hoá lên cửa khẩu Tân Thanh từ ngày 16/4
Việc tồn đọng, ùn ứ các xe hàng tại khu vực cửa khẩu sẽ tăng thêm chi phí, làm giảm chất lượng hàng hoá, thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và các hộ kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản.
Chưa kể việc tập trung số lượng lớn lái xe tại khu vực cửa khẩu sẽ làm ảnh hưởng và khó khăn đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, công tác phòng chống dịch Covid-19, gây nguy cơ phát sinh thành ổ dịch tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Theo đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã trao đổi với lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương thống nhất báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo tạm thời dừng tiếp nhận hàng hoá lên cửa khẩu Tân Thanh trong thời gian 15 ngày để tỉnh này chỉ đạo giải quyết thông quan lượng hàng xuất khẩu còn tồn đọng tại các cửa khẩu.
Thời gian tạm dừng kể từ ngày 16/4/2020.
Thiên Hương
Dịch Covid-19: Thời của sản phẩm trái cây chế biến Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, việc vận chuyển các lô hàng trái cây tươi xuất khẩu ngày càng khó. Thay vào đó, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm trái cây đã qua chế biến tăng là một hướng đi đầy tiềm năng cho doanh nghiệp. Xuất khẩu trái cây chế biến tăng mạnh Cục Xuất Nhập...