Sau sinh, phụ nữ dễ bị viêm nhiễm
Bệnh phụ khoa luôn là mối đe doạ đối với chị em phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, đối với phụ nữ sau khi sinh nở nguy cơ mắc các bệnh còn cao hơn nhiều lần.
Sinh con xong, mẹ mang bệnh
Sau khi sinh tử cung người phụ nữ giãn rộng, sản dịch tiết ra rất nhiều, “vùng kín” luôn trong tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây bệnh phụ khoa. Đặc biệt, khi vết thương tầng sinh môn vẫn chưa lành càng dễ dẫn đến nhiễm trùng.
Thời con gái, chị Hồng Thắm ở Cầu Giấy, Hà Nội hiếm khi bị viêm nhiễm phụ khoa, có một lần chị bị viêm nhẹ và chỉ uống vài liều thuốc là khỏi, cho đến khi mang thai cũng không thấy bệnh tái phát.
Tuy nhiên, gần 2 tháng sau khi sinh em bé chị luôn cảm thấy ngứa, đau rát bộ phận sinh dục. Một phần vì nghĩ rằng vừa sinh con xong vết thương chưa lành hẳn, một phần sợ ảnh hưởng đến việc nuôi con nên chị ngần ngại không dám đi khám và dùng thuốc.
Càng về sau, “vùng kín” càng phát ra mùi hôi tanh, âm đạo sưng đỏ, có mụn, mỗi khi đi tiểu chị thấy xót vô cùng. Lúc này đi khám chị mới giật mình khi bác sĩ kết luận chị vị viêm âm đạo nặng, nguyên nhân có thể từ việc vệ sinh sau khi sinh không đúng cách, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công.
Ngoài nguyên nhân vệ sinh vùng kín không đúng, nhiều chị em khác cũng có thể mắc bệnh phụ khoa do quan hệ tình dục.
Mới “lâm bồn” được một tháng chị Hoàng Mai ở Thường Tín, Hà Nội đã vội “yêu” chồng để rồi lâm trọng bệnh. Do sinh thường, chị khó tránh việc phải khâu ở tầng sinh môn. Vì vậy, bác sĩ đã khuyến cáo chị không nên quan hệ tình dục quá sớm, nhất là khi chỗ khâu chưa lành hẳn.
Thấy vết thương không còn đau nhức, chị tưởng đã khỏi nên chị sớm quan hệ trở lại với chồng. Ít ngày sau chị thấy vùng kín nổi nốt sần sùi, những nốt này càng lan rộng hơn. Đi khám bác sĩ chô biết chị bị nấm chlamydia, một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục.
Video đang HOT
Bác sĩ giải thích, do thể lực còn yếu ớt, sức miễn dịch kém nên rất dễ nhiễm bệnh, nhất là bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh nhân không biết rằng sau khi sinh cơ thể người phụ nữ có những biến đổi rất lớn, nhất là sự biến đổi, tổn thương của cơ quan sinh dục, cần phải trải qua khoảng thời gian mới có thể phục hồi bình thường.
Bệnh phụ khoa luôn là mối đe doạ đối với chị em phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Ảnh minh họa
Sau khi sinh: chớ coi thường bệnh phụ khoa
Viêm nhiễm phụ khoa hiện nay đang là một tình trạng đáng báo động đối với sức khỏe phụ nữ, nhất là phụ nữ sau khi sinh làm không ít bà mẹ hoang mang.
Theo bác sĩ sản khoa Nguyễn Thị Tình, Bệnh viện đa khoa 16A thì nguyên nhân khiến chị em dễ mắc bệnh phụ khoa sau khi sinh con thường do vệ sinh không đúng cách, quan hệ tình dục quá sớm.
Vì sau khi sinh, biến đổi sinh lí ở cơ thể người mẹ khá lớn, nhất là sự biến đổi và tổn thương của cơ quan sinh dục sau khi mang thai và sinh nở cần phải trải qua một khoảng thời gian mới có thể hồi phục bình thường.
Quan hệ tình dục khi những cơ quan này chưa được hồi phục sẽ tác động đến vết thương gây nhiễm trùng, tạo cơ hội cho bệnh lây qua đường tình dục dễ dàng tấn công.
Thông thường, bác sĩ khuyến cáo sản phụ tuyệt đối cấm quan hệ vợ chồng, chỉ sau khi hoàn toàn khoẻ mạnh, bộ phận sinh dục trở lại bình thường mới có thể sinh hoạt tình dục. Đối với đẻ thường, cần khoảng 6- 8 tuần, ngoài ra còn phải xem xét tình trạng phục hồi thể lực và khí hư. Nếu thấy sức khoẻ chưa tốt và sản dịch vẫn còn thì vẫn nên kiêng sinh hoạt tình dục.
Nếu sau khi đẻ âm hộ phải bị khâu và cổ tử cung hoặc trong thời kỳ sau khi đẻ có triệu chứng viêm nhiễm, sốt, ra máu, các bộ phận của bộ máy sinh dục như tử cung, âm đạo, âm hộ phục hồi tương đối chậm thì nên kiêng quan hệ tình dục.
Đối với những người đẻ mổ, tốt nhất sau 3 tháng mới nên quan hệ tình dục. Còn những người bị ốm, viêm nhiễm trong tử cung thì nên đợi sau khi lành bệnh, nguyên khí dồi dào mới nên quan hệ tình dục.
Bác sĩ Tình cho biết, ngoài việc kiêng cữ chuyện sinh hoạt chăn gối vợ chồng, việc giữ gìn bộ phận sinh dục được sạch sẽ cũng vô cùng quan trọng có thể phòng tránh viêm nhiễm. Sản phụ ra mồi hôi nhiều, bộ phận sinh dục lại tiết ra khí hư vì vậy cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ, đúng cách theo tư vấn của bác sĩ.
Theo Lê Hường (Tri thức trẻ)
Rắc rối vì viêm nhiễm vùng kín
Nếu bị viêm niệu đạo và viêm phụ khoa cùng lúc, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để tránh tình trạng hai bệnh tác động lẫn nhau làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
Chào bác sĩ Hoa Hồng, tôi có một vấn đề rắc rối, mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Tôi năm nay 32 tuổi, đã có gia đình. Khoảng 1 tháng trước, tôi bắt đầu có hiện tượng đi tiểu buốt, mỗi lần đi tiểu dù ít hay nhiều nước thì tôi đều cảm thấy rất buốt, nước tiểu có màu vàng đặc. Tôi bị như vậy khoảng 2 tuần. Sau đó, tôi uống nhiều nước hơn, ngày nào cũng uống thật nhiều nước lọc thì thấy nước tiểu không còn vàng đặc nữa và đỡ buốt hơn.
Nhưng 1 tuần gần đây tôi bị ra nhiều khí hư màu vàng, loãng và có mùi hôi kèm theo cảm giác đau ở phía ngoài. Tôi cũng không rõ mình bị làm sao và cần điều trị thế nào.
Tôi đang đi công tác, phải 2 tháng nữa mới về Hà Nội nên chưa đi khám ở đâu. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (Thanh Hải)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Hải thân mến,
Theo như những mô tả qua thư của bạn (đi tiểu buốt, nước tiểu màu vàng đặc) thì có thể bạn đang bị viêm đường tiết niệu cấp, có thể là viêm bàng quang cấp. Bệnh này thường là do vi khuẩn E.coli gây ra. Ecoli là một loại vi khuẩn có trong đại tràng và rất cần thiết trong việc giữ cho đường ruột khỏe mạnh, nhưng khi vi khuẩn này thâm nhập vào đường tiết niệu thì nó lại gây hại. Phụ nữ dễ bị viêm bàng quang gấp 25 lần nam giới bởi niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nhiều so với niệu đạo của nam giới.
Triệu chứng của viêm bàng quang cấp rất dễ nhận biết: lúc nào cũng muốn tiểu tiện, đau tức vùng bụng dưới, bỏng rát khi tiểu tiện, nặng hơn thì tiểu tiện ra máu (giống như nước rửa thịt), có thể kèm theo sốt nhẹ...
Việc điều trị sẽ khó khăn hơn nếu bạn bị hai loại viêm nhiễm cùng lúc mà không được điều trị kịp thời. Ảnh minh họa
Ngoài ra bạn lại có hiện tượng ra khí hư nhiều và mùi hôi thì rất có thể bạn đang bị viêm nhiễm phụ khoa. Bạn nên đi khám ngay để điều trị không nên để tình trạng này kéo dài thêm sẽ làm bệnh nặng hơn. Khi đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn và thời gian điều trị cũng kéo dài nếu bạn bị hai loại viêm nhiễm cùng lúc mà không được điều trị kịp thời.
Các tác nhân gây bệnh như nấm Candida, ký sinh trùng roi (Trichononas), vi khuẩn... khi xâm nhập vào cơ quan sinh dục sẽ gây viêm âm hộ, âm đạo. Nếu tình trạng viêm âm đạo lây lan đến lớp tế bào tuyến trong cổ tử cung, sẽ gây viêm tử cung và vòi trứng. Nguy hiểm hơn, nó sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vùng chậu và tắc vòi trứng gây vô sinh.
Việc bị viêm đường tiết niệu cũng như viêm nhiễm phụ khoa có thể được điều trị nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không chú ý giữ vệ sinh và bảo vệ mình thì tình trạng viêm này có thể tái phát nhiều lần. Chính vì vậy bạn cũng cần hết sức lưu ý cả trong vấn đề vệ sinh bộ phận sinh dục của mình trong sinh hoạt hàng ngày, khi có chu kỳ kinh nguyệt, khi quan hệ tình dục...
Ngoài ra bạn nên dùng quần lót thoáng, thấm mồ hôi và khi phơi thì chọn chỗ thoáng mát, nhiều ánh nắng mặt trời... Đây cũng là những cách để hạn chế vi khuẩn thâm nhập trở lại vùng kín của bạn. Trong thời gian này và cả khi điều trị bạn nên kiêng quan hệ tình dục để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Bạn cũng cần bổ sung nhiều nước và có thể dùng những loại nước hoa quả như nước cam , nước chanh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Theo BS. Hoa Hồng (Tri thức trẻ)
Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm âm đạo Bạn thấy đau khi quan hệ rất có thể là do bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục như: viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và các hệ thống dây chằng tử cung. Nhiều trường hợp vợ chồng trẻ mới cưới nhưng chuyện "vợ chồng" thì không được như ý, "chuyện ấy" chỉ diễn ra vài tháng 1 lần, 1 tháng...