Sau sinh mổ bà mẹ trẻ đang khỏe mạnh bỗng cận kề cái chết bởi biến chứng kinh dị đến bác sĩ cũng phải khiếp đảm, các mẹ sinh mổ nên cân nhắc
Đây sẽ là cơn ác mộng mà người mẹ này không bao giờ quên được, bởi những gì cô trải qua không khác gì một bộ phim kinh dị.
Cô Essense Blackhurst, 21 tuổi, đến từ Utah (Mỹ) đã bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người ngay sau khi sinh con trai bằng phương pháp đẻ mổ hồi tháng 5 vừa qua.
Chính vì thế người mẹ này không được phép về nhà với đứa con trai mới chào đời, mà phải ở lại bệnh viện để các bác sĩ loại bỏ mô bị nhiễm trùng và điều trị bằng kháng sinh. Thay vào đó người dì của Essence sẽ giúp cô chăm sóc bé Eli, vì hệ thống miễn dịch của cậu bé vẫn chưa phát triển đủ để chống lại sự lây lan nhiễm trùng từ mẹ của mình.
Ngay sau khi sinh mổ Essence bỗng cảm thấy buồn nôn và sốt cao, hóa ra cô đã bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người.
Sau khi sinh xong Essence cho biết bản thân cô bỗng cảm thấy có gì đó không ổn, bởi cơn sốt và cảm giác buồn nôn lập tức kéo đến:
“Tôi biết có gì đó không ổn nhưng không thể kiểm soát được nó. Sau đó, một vệt màu đỏ từ phần bụng dưới của tôi bắt đầu lan lên trên. Nó chỉ đau thôi, cảm giác lạ lắm. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra, nên nó thật đáng sợ”, Essence nhớ lại.
Căn bệnh khiến cô phải cách li con trai mới sinh trong 3 tuần.
Video đang HOT
Esssence sau đó đã phải trải qua 5 cuộc phẫu thuật để loại bỏ vùng da chết, bị nhiễm trùng ra khỏi cơ thể và được sử dụng thuốc kháng sinh. Cuối cùng, cô đã bình phục trở lại để được đoàn tụ với con trai.
Thật may mắn cô đã hồi phục lại để được đoàn tụ với con trai.
Một khi đã nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, thì tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa nghiêm trọng bởi loại vi khuẩn này lây lan rất nhanh ra các mô tế bào trên cơ thể. Tuy nhiên, ngay cả khi được điều trị nhanh chóng thì trung bình cứ 3 người bị nhiễm sẽ có 1 người không thể sống sót.
Tuy rằng việc sinh mổ rất phổ biến, nhưng đây vẫn là dạng phẫu thuật lớn, đòi hỏi bác sĩ phải cắt qua nhiều lớp mô. Trường hợp bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người sau sinh mổ chỉ chiếm 0,18% trong tổng số ca.
Theo Helino
Bị phản ứng thuốc đến nỗi bác sĩ nói sẽ bị vô sinh nhưng điều không ngờ đã xảy ra với cô gái sau đó
Cô gái từng bị bỏng từ trong ra ngoài do phản ứng mạnh với thuốc đã đón nhận một điều mà không ai ngờ tới.
Danika Heron ở New South Wales (Australia) đột nhiên bị phản ứng dữ dội với thuốc động kinh khiến da sưng rộp và bong tróc từng mảng. Vài năm sau, cô phát hiện mình có thai - đây thực sự là phép màu bởi các bác sĩ đã nghĩ nó không thể xảy ra.
Cơn ác mộng của Danika Heron bắt đầu khi cô bất ngờ bị phát ban một cách bí ẩn chỉ vài ngày trước sinh nhật lần thứ 19 vào năm 2014. Kết quả, Danika được chẩn đoán mắc hội chứng Stevens-Johnson (SJS). Đây là phản ứng thuốc nghiêm trọng hay bệnh truyền nhiễm khiến da, màng nhày, cơ quan sinh dục và mắt bị ảnh hưởng mạnh.
Đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, Danika phải chịu đựng nỗi đau đớn khủng khiếp khi làn da phồng rộp và bong tróc liên tục. Cha mẹ cô đau đớn chứng kiến cảnh con gái yêu phải chống chọi với căn bệnh mà không thể giúp được gì.
Chỉ vài ngày sau, tình trạng phát ban lan rộng, môi sưng to, mắt Danika trở nên đỏ và rất đau.
Lo lắng cực độ, Carmen đưa con gái tới gặp bác sĩ vài lần nữa. Nhưng SJS quá hiếm gặp nên họ chỉ nghĩ rằng, Danika bị một bệnh nào đó thông thường, ví dụ thủy đậu hay virus herpes chẳng hạn.
Nhưng rất may là Carmen rốt cuộc gặp được một bác sĩ biết rất nhiều về SJS, một cách hoàn toàn tình cờ. Ông nhận ra nó ngay lập và đã chẩn đoán Danika bị mắc một dạng nặng của SJS có tên hoại tử thượng bị nhiễm độc (TEN). Vị bác sĩ này cũng xác nhận thuốc động kinh là nguyên nhân gây ra phản ứng dữ dội đó.
Một ngày sau nhập viện, nỗi lo sợ lớn nhất của Carmen dường như có nguy cơ trở thành sự thật khi Danika đột ngột ngưng thở.
Trong khi các bác sĩ cố gắng ổn định tình hình sức khỏe của Danika, căn bệnh vẫn không ngừng tàn phá thân thể cô gái trẻ: da mặt, ngực, lưng và cánh tay phồng rộp tới nỗi chúng rớt hết ra. Môi cũng sưng to, đến mức các nốt phồng rộp vỡ toác và miệng Danika đầy những vết lở đau đớn.
Các bác sĩ nói rằng, đây là ca SJS nặng nhất mà họ từng gặp. Danika gần như không thể tỉnh táo được trong phần lớn thời gian.
Sau 3 tuần nằm viện, Danika, dần dần hồi phục. Nhưng hành trình của cô gái trẻ còn lâu mới kết thúc khi Danika phải đối mặt với các tác dụng phụ nghiêm trọng khác, bao gồm rụng tóc, rụng móng. Cho tới hôm nay, làn da Danika vẫn đang trong quá trình lành lại. Cô còn phải đeo thiết bị trợ thính vì phía trong tai đã bị lên sẹo rất nhiều.
Bên cạnh đó, Danika cũng phải chống chọi với tác động tâm lý mà căn bệnh SJS gây ra: cô bị rối loạn căng thẳng hậu chấn thương.
Không những thế, các bác sĩ cảnh báo rằng, do những tổn thương của nội tạng và các vết sẹo ở bên trong cơ thể mà bệnh SJS gây ra, Danika có thể bị vô sinh vì lượng sẹo trong cơ thể quá lớn..
Thế rồi, vào tháng 12 năm 2018, đi ngược lại mọi dự đoán, trước niềm vui sướng tột độ, Danika phát hiện mình mang thai một bé trai. Bà ngoại bé xúc động gọi đây là "phép màu".
Carmen Heron, mẹ Danika, thay mặt con gái, lúc này đã bị điếc do hậu quả của bệnh, bày tỏ: "Chúng tôi gọi con bé là chiến binh của chúng tôi và cháu trai bé bỏng là phép màu của chúng tôi. Chỉ nghĩ tới chuyện vui đó thôi là tôi thấy xúc động vô cùng. Tôi mừng cho con gái nhiều lắm. Giờ đây, con vẫn phải chống chọi với những hậu quả từ căn bệnh. Tôi đã vô cùng lo lắng và nghĩ rằng: 'Đây là cuộc đời mà con phải sống sao?'. Nhưng không. Bây giờ, con sẽ có cuộc sống mới, với tư cách một người mẹ".
Danika được xếp vào danh sách sản phụ nguy cơ cao. Những cơn đau ở hông dày vò cô. Nhưng lần siêu âm mới đây cho thấy đó là một bé trai và cháu sẽ chào đời vào tháng 7. Cháu hoàn toàn khỏe mạnh, xinh đẹp.
Niềm hạnh phúc ngọt ngào này càng thôi thúc Danika và mẹ quyết tâm giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về SJS và TEN.
"Thật đáng sợ khi có rất nhiều người bị hai căn bệnh trên. Nếu việc chia sẻ câu chuyện của chúng tôi giúp ích được dù chỉ một người thôi, tôi cũng sẽ tiếp tục. Tất cả những gì chúng tôi muốn là giúp mọi người hiểu hơn về SJS và TEN. Tôi thúc giục mọ người tìm hiểu kỹ về những loại thuốc mà mình sử dụng và lập tức đi khám ngay khi bị phát ban. Đừng để bị gửi về nhà với thông báo rằng bạn không sao hết. Tôi cảm thấy biết ơn mỗi ngày vì trước đây đã liên tục đưa con đi khám hết lần này tới lần khác. Nếu không làm thế, con có thể không còn có mặt ở đây ngày hôm nay", mẹ Danika cho biết.
Theo Helino
Sinh con xong người mẹ thấy vùng kín đau đớn không ngừng, bác sĩ cúi xuống nhìn liền tái mét mặt và vội vàng chạy đi Sự tắc trách, cẩu thả của các bác sĩ đã dẫn đến việc bỏ quên thứ "dị vật" này trong cơ thể người mẹ sau khi cô sinh xong. Cô Paige Balding, 20 tuổi, đến từ Essex (Anh) đã trải qua một ca sinh nở đúng chất kinh dị mà có lẽ cô sẽ không bao giờ quên được. Khi có cơn chuyển...