Sau S-300, Nga gửi thêm tên lửa diệt hạm cho Assad
Nga đã bán các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont phiên bản mới hiện đại hơn cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Phiên bản mới được trang bị hệ thống dẫn đường tối tân hơn, giúp nó trở thành thứ vũ khí hiệu quả hơn rất nhiều so với phiên bản cũ mà Nga từng cung cấp cho Syria. Đây là thông tin vừa được tờ New York Times dẫn nguồn tin từ hai quan chức Mỹ tiết lộ ngày hôm qua (16/5).
Không giống như Scud hay các tên lửa đất đối đất tầm xa khác mà chính phủ Assad đang dùng để chống lại lực lượng nổi dậy, các hệ thống tên lửa chống hạm Yakhont mới sẽ đem lại cho quân đội Syria sức mạnh đáng sợ, có thể chặn đứng bất kỳ nỗ lực nào của lực lượng quốc tế nhằm củng cố vị thế cho phe nổi dậy Syria thông qua một lệnh cấm vận hải quân hoặc lệnh cấm bay, ông Nick Brown – Tổng biên tập tờ Tạp chí Quốc phòng Quốc tế IHS Jane”s, đã nhận định như vậy trên tờ New York Times.
“Tên lửa Yakhont có khả năng giúp chính quyền ngăn chặn tình trạng lực lượng nước ngoài tiếp tế hay tiếp viện cho phe nổi dậy từ biển hoặc là đóng vai trò tích cực hơn trong trường hợp một lệnh cấm bay hoặc cấm vận hàng hải được áp dụng. Yakhont thực sự là một sát thủ đối với các con tàu”, ông Brown nói thêm.
Theo tin từ New York Times, chính quyền của Tổng thống Assad đã đặt hàng phiên bản mới của tên lửa Yakhont từ Nga hồi năm 2007 và đã nhận được các đơn vị tên lửa Yakhont đầu tiên từ hồi đầu năm 2011.
Tên lửa Yakhont có khả năng di động cao, khiến nó khó bị tiêu diệt hay đánh chặn hơn. Mỗi tên lửa Yakhont mang theo một đầu đạn nổ xuyên giáp và có phạm vi tấn công khoảng 300km.
Ông Jeffrey White – một nhà nghiên cứu thuộc Viện Chính sách Cận Đông của Washington và từng là cựu quan chức tình báo cấp cao của Mỹ, tin rằng, bằng cách liên tiếp cung cấp vũ khí hiện đại, củng cố sức mạnh cho kho vũ khí của Syria, Nga đang phát đi thông điệp rằng, nước này “cam kết với chính phủ của ông Assad”.
Trong một thông tin riêng rẽ khác được đưa ra ngày hôm qua, tờ Thời báo phố Wall dẫn lời các quan chức Mỹ và Châu Âu cho biết, Nga cũng đã phái ít nhất 12 tàu chiến đến căn cứ hải quân Tartus ở Syria. Đây được xem là một động thái nhằm phát đi thông điệp cảnh báo Israel và phương Tây không được can thiệp vào tình hình đất nước Syria.
“Đó là hành động phô trương sức mạnh, là hành động dương oai diễu võ. Mục đích là để cho các nước thấy cam kết của Nga trong việc bảo vệ quyền lợi của họ” ở Syria, tờ Thời báo Phố Wall cho hay.
Trước đó, Moscow cũng đã khiến phương Tây và Israel lo ngại khi tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng bán những tên lửa S-300 tối tân cho Syria.
Video đang HOT
Bất chấp những lời khẩn cầu và cả những lời cảnh báo sắc lạnh từ phía Israel cũng như Mỹ, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm qua tuyên bố, Moscow “không ký thêm bất kỳ hợp đồng mới nào” nhưng sẽ tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các hợp đồng đã ký với Syria, trong đó có hợp đồng cung cấp các hệ thống phòng không S-300. “Chúng tôi đã thực hiện được một phần thỏa thuận đó và chúng tôi sẽ hoàn thành phần còn lại của hợp đồng một cách đầy đủ”, ông Lavrov nói.
Quân Assad tiếp tục đà chiến thắng
Trong khi liên tiếp được Nga cung cấp những loại vũ khí hiện đại, quân của Tổng thống Assad còn được khích lệ thêm bởi những chiến thắng liên tiếp trên chiến trường trong thời gian gần đây. Có thể nói, cục diện trong cuộc nội chiến ở Syria đang nghiêng về chính quyền của ông Assad.
Quân đội Syria hôm qua đã đánh bật phe nổi dậy trở lại sau khi lực lượng này bất ngờ tấn công vào một khu nhà tù ở thành phố phía bắc Aleppo nhằm giải thoát hàng trăm tù nhân chính trị.
Việc phe nổi dậy phải rút lui trước sức phản công mạnh mẽ của quân chính phủ là một bước thụt lùi thêm nữa của lực lượng này trên con đường tìm cách lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad.
Quân đội trung thành với Tổng thống Assad gần đây liên tiếp gặt hái những thành công trên chiến trường. Lực lượng này đang đạt những bước tiến dài ở các khu vực chiến trường quan trọng có tính chiến lược trên khắp đất nước Syria, trong đó có các khu vực xung quanh và bên trong thủ đô Damascus, cũng như khu vực phía nam, gần biên giới với Jordan.
Sức mạnh của quân đội Syria được củng cố thêm nhờ vào sự chần chừ, lưỡng lự của các cường quốc phương Tây trong việc đưa ra những hành động mạnh mẽ hơn nhằm can thiệp vào tình hình ở Syria. Ngoài ra, quân của ông Assad vẫn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ kiên định của các đồng minh chính như Nga, Iran và nhóm chiến binh Hồi giáo Hezbollah.
Chưa hết, Tổng thống Assad cũng được hưởng lợi từ sự nổi lên ngày một nhanh và mạnh của các phần tử cực đoan Hồi giáo có liên quan đến tổ chức khủng bố khét tiếng Al-Qaida trong nội bộ phe nổi dậy Syria. Thực tế này đang ngăn cản phương Tây giúp đỡ nhiệt tình cho phe nổi dậy Syria.
Một mặt phương Tây do Mỹ dẫn đầu mong muốn lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad nhưng mặt khác các cường quốc này vẫn có sự hoài nghi rất lớn đối với phe nổi dậy Syria. Thiếu sự tin tưởng vào phe nổi dậy Syria, phương Tây đang ở tình thế loay hoay không biết làm thế nào để tìm được một giải pháp thích hợp cho cuộc khủng hoảng ở đất nước Trung Đông này.
Theo vietbao
Tên lửa đầu đạn 650kg nhấn chìm mọi chiến hạm
Bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, Iran không ngừng dựa trên các thiết kế của Trung Quốc để phát triển các thế hệ tên lửa chống hạm và đã có những bước tiến vượt bậc, thậm chí có mặt đã vượt qua Trung Quốc.
Từ ngày 3-5/5 vừa qua, Israel đã liên tiếp tiến hành các cuộc không kích vào Syria để ngăn chặn các đoàn xe chở vũ khí cho lực lượng Hezbollah trên đất Lebanon. Thế nhưng, điều mà người Israel nhằm vào chính là kho tên lửa đạn đạo đất đối đất Conqueror-110 do Iran chế tạo.
Loại tên lửa đất đối đất tầm ngắn này được chế tạo trên cơ sở tên lửa Đông Phong-11 của Trung Quốc. Nó thuộc dạng tên lửa nhiên liệu rắn, có điều khiển, bắt đầu thử nghiệm năm 2002, hiện nay đã được Iran phát triển đến thế hệ thứ 4.
Tàu sân bay luôn là đối tượng tấn công của các loại tên lửa chống hạm khủng
Theo thông tin trên website của Tạp chí "Học giả ngoại giao" (The Diplomat) của Nhật Bản ngày 11/5, loại tên lửa đạn đạo chống hạm có uy lực cực lớn của Iran được đặt tên là Khalije Fars "Persian Gulf" cũng được chế tạo trên cơ sở của Conqueror-110. Theo các phương tiện truyền thông của Iran, loại tên lửa siêu âm đầu đạn 650kg này có khả năng đối phó với mọi phương tiện đánh chặn, có khả năng tấn công chính xác tuyệt vời.
Phiên bản cải tiến của loại tên lửa chống hạm này bắt đầu thử nghiệm đầu năm 2011, sau đó một thời gian ngắm Iran tuyên bố loại tên lửa này đã được sản xuất hàng loạt. Trong 1 vài lần phóng thử sau đó, quan chức quân sự Iran cho biết, khi tấn công các mục tiêu giả chiến hạm trên vịnh Ba Tư (Vịnh Persian), loại tên lửa này đã đạt hiệu suất chính xác tới 100%.
Trong 1 bản báo cáo của Viện nghiên cứu quốc phòng Anh năm 2011, từ rất lâu, Iran đã để tâm nghiên cứu các loại tên lửa chống hạm ưu việt. Bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, họ không ngừng dựa trên các thiết kế của Trung Quốc để phát triển các thế hệ tên lửa chống hạm và đã có những bước tiến vượt bậc, thậm chí có mặt đã vượt qua Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Khalije Fars "Persian Gulf" của Iran
Tháng trước, Thứ trưởng Quốc phòng Iran Majid Bokaei tuyên bố: "Iran thiết kế và chế tạo loại tên lửa chống hạm khủng khiếp này trên cơ sở tên lửa đạn đạo đất đối đất. Sau khi phóng thử lần đầu tiên loại tên lửa này, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến các tàu chiến của hạm đội Mỹ rút lui khỏi Vịnh Persian".
Ông cho biết thêm rằng tên lửa vừa được phóng thử là một phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo đất đối đất mà nước này đang sở hữu và được cho là một tên lửa "đạn đạo" chứ không phải là tên lửa "hành trình".
Tuy có một số chuyên gia quân sự hoài nghi về khả năng tấn công các mục tiêu cơ động của loại tên lửa này nhưng rõ ràng tên lửa chống tàu sân bay Persian đã có rất nhiều cải tiến vượt bậc so với thế hệ tên lửa chống hạm ban đầu. Ví dụ như tầm bắn cao hơn, sử dụng nhiên liệu rắn (hiện trên thế giới rất ít nước chế tạo được tên lửa chống hạm nhiên liệu rắn, mà chủ yếu là tên lửa đạn đạo), đặc biệt là nâng cao độ chính xác cao trên hành trình bay và điều khiển quán tính ở đoạn giữa.
Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E1 của Nga
Tuy Iran không công bố mục tiêu nhằm vào của các loại tên lửa này nhưng rõ ràng loại tên lửa có đầu đạn nặng tới 650 kg này được chế tạo với mục đích chuyên trị những tàu sân bay khổng lồ của Mỹ, những tuần dương hạm hoặc tàu sân bay khoảng 4 vạn tấn còn quá "nhẹ ký" so với nó.
Quả thực, đầu đạn tên lửa Iran nặng gấp rưỡi trọng lượng đầu đạn của một số "sát thủ tàu sân bay" của một số nước khác như Hùng Phong-3 của Đài Loan (TQ), 3M-54E1 của Nga (đầu đạn 400 - 450kg). Với sức công phá này, những tàu sân bay khổng lồ lớp Nimizt có lượng giãn nước 90.000 tấn của Mỹ hoàn toàn có thể bị đánh đắm bởi chỉ 1 quả tên lửa.
"The Diplomat" cho biết thêm, để đối phó với những tình huống khẩn cấp, thời gian gần đây hải quân Mỹ đã tiến hành một loạt hoạt động quân sự ở khu vực này, ví dụ như cuộc diễn tập rà quét lôi quốc tế trên vịnh Persian ở khu vực duyên hải Bahrain với sự tham gia của 41 quốc gia.
Tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong - 3 của Đài Loan (TQ)
Để đáp trả lại, Iran cũng đã tiến hành một loạt các hành động trả đũa như liên tiếp phóng thử tên lửa chống hạm, đưa vào biên chế hệ thống rà quét lôi tiên tiên nhất trên chiến hạm... Sau các động thái đó, Iran đã nhiều lần trấn an các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng, rằng sức mạnh quân sự của họ không nhằm đe dọa các nước khác mà chỉ để tự vệ trước sự uy hiếp của Mỹ.
Theo vietbao
Phe nổi dậy Syria vỡ mộng với các cường quốc Phe nổi dậy Syria hôm(27/3) tiếp tục thể hiện sự thất vọng lớn đối với các cường quốc phương Tây. Trước đó, lực lượng đối lập Syria từng đặt rất nhiều kỳ vọng vào việc phương Tây sẽ giúp họ lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên, thời gian hơn hai năm trôi đi, sự kỳ vọng đó đã...