Sầu riêng, vải thiều, nhãn tìm đường xuất ngoại, trái cây nhiệt đới đang lên ngôi
Xuất khẩu (XK) vải thiều trở thành điểm sáng trong XK hàng rau quả 6 tháng đầu năm 2020, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Việc đưa được vải thiều sang Nhật Bản, Singapore cho thấy, trái cây nhiệt đới của Việt Nam đang có nhiều lợi thế.
Sầu riêng sang Úc, vải thiều bay Nhật
Dù được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn khi thị trường xuất chính là Trung Quốc siết chặt các biện pháp kiểm dịch do lo ngại dịch Covid-19 nhưng trái vải thiều vẫn chinh phục nhiều thị trường mới một cách ngoạn mục.
Lãnh đạo huyện Lục Ngạn kiểm tra lo vải xuất khẩu tại hộ ông Ngô Văn Nhuần, xã Tân Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang). Ảnh: Vũ Đoàn
Thị trường tiêu thụ có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, đó là tăng thị phần trong nước. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ nội địa chiếm 52,5%; thị trường XK là 47,5%.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, gần 50 tấn vải thiều đã được XK sang thị trường Singapore từ cảng Hải Phòng trong tháng 6/2020.
Năm 2020 cũng là năm đầu tiên vải thiều có thương hiệu, được xử lý đóng gói qua kênh nhập khẩu chính thức của Tập đoàn bán lẻ FairPrice đã được đưa vào thị trường Singapore với quy mô lớn.
Video đang HOT
Việt Nam cũng đã XK thành công vải thiều sang Nhật Bản, kể cả lô vải thiều XK bằng đường biển. Vải thiều XK thành công đến một số thị trường khó tính đã giúp giá trị thu nhập từ vải thiều của tỉnh Bắc Giang tăng đáng kể.
Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, toàn tỉnh đã tiêu thụ được 164.700 tấn vải thiều (tăng khoảng 15.000 tấn so với vụ 2019). Thị trường tiêu thụ có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, đó là tăng thị phần trong nước.
Cụ thể, sản lượng tiêu thụ nội địa chiếm 52,5%; thị trường XK là 47,5%. Giá bán vải thiều năm nay bình quân đạt 31.200 đồng/kg (thấp hơn vụ vải 2019) nhưng bù lại sản lượng tăng (15.000 tấn), vì thế, tổng giá trị thu được từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ đạt khoảng 6.900 tỷ đồng, tăng 600 tỷ đồng so với vụ vải năm 2019.
Ông Nguyễn Quang Hiếu – Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT), sự thành công của vụ vải thiều năm nay là nhờ sự phối hợp vô cùng nhuần nhuyễn của ngành chức năng, địa phương và người nông dân, những vướng mắc phát sinh nhờ đó được giải quyết kịp thời.
Bên cạnh vải thiều, sầu riêng cũng tìm được chỗ đứng ở thị trường Úc. Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Australia, lô 7 tấn sầu riêng đông lạnh của Việt Nam vừa hoàn tất thông quan vào bang New South Wales (Australia).
Theo đó, lô hàng lần này do doanh nghiệp có trụ sở tại bang New South Wales nhập khẩu nhằm quảng bá và thúc đẩy tiêu thụ cho loại quả đặc trưng của vùng đồng bằng Nam Bộ.
Tận dụng ưu thế trái cây nhiệt đới
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, XK hàng rau quả tháng 6/2020 đạt 257,3 triệu USD, giảm 7,1% so với tháng 6/2019. Trong 6 tháng đầu năm 2020, trị giá XK hàng rau quả đạt 1,76 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong khi XK hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh, trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 1,04 tỷ USD, giảm 29,3% so với cùng kỳ năm 2019, thì XK sang các thị trường khác lại tăng rất mạnh.
Tỷ trọng XK sang các thị trường này chiếm 40,6% tổng trị giá XK hàng rau quả, vẫn thấp hơn tỷ trọng XK sang thị trường Trung Quốc, vì vậy mức tăng mạnh từ các thị trường này vẫn chưa bù đắp được mức giảm từ thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên đây cũng là tín hiệu khả quan khi thị trường XK truyền thống đối với mặt hàng rau quả của Việt Nam là Trung Quốc đang giảm nhập khẩu mặt hàng này. Ngoài ra, còn có những tín hiệu khả quan từ các thị trường nhập khẩu hàng rau quả của Việt Nam.
Trong đó, Thái Lan là thị trường XK hàng rau quả lớn, nhưng Thái Lan cũng được xem như là trung tâm chế biến của khu vực Đông Nam Á.
Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả của Thái Lan rất lớn để đa dạng hóa nguồn nguyên liệu chế biến, trong đó Việt Nam là thị trường rau quả mà Thái Lan đang rất quan tâm.
Còn theo Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan, quy mô thị trường rộng lớn và nhu cầu theo mùa của EU chính là thị trường hấp dẫn cho các nhà cung cấp ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, họ thường tìm kiếm các nhà cung cấp đáng tin cậy trong các khu vực chiến lược để có thể cung cấp trái cây và rau quả cho người tiêu dùng bất kỳ lúc nào trong năm.
Những loại trái cây nhiệt đới và mới lạ sẽ thu hút người tiêu dùng EU. Điều này sẽ là một thế mạnh cho các nhà XK từ các quốc gia có khí hậu phù hợp, trong đó có Việt Nam.
Từ 13 giờ ngày 28/7, toàn TP Đà Nẵng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, ngày 28/7, UBND thành phố Đà Nẵng có văn bản số 4937/UBND-VHXH quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị 16) kể từ 13 giờ ngày 28/7 trên địa bàn huyện Hòa Vang.
Như vậy, từ 13 giờ ngày 28/7, toàn thành phố Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Xe chuyên dụng khử khuẩn hóa chất tiến hành phun xịt khu vực trước cổng Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN
Theo đó, UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu UBND huyện Hòa Vang chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an giám sát và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghiêm túc giãn cách xã hội trên địa bàn. Lực lượng chức năng đẩy mạnh tuyên truyền và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các cơ quan chức năng triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn quản lý, đặc biệt là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm về việc hiệu quả triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo các nội dung mà UBND thành phố đã chỉ đạo.
Nhân viên xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng tích cực xét nghiệm các mẫu tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: Văn Dũng/TTXVN
Trước đó, ngày 27/7, UBND thành phố Đà Nẵng đã có công văn số 4930/UBND-SYT chỉ đạo về việc triển khai thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày, bắt đầu từ 00 giờ ngày 28/7 tại địa bàn các quận: Hải Châu, Thanh khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và Liên Chiểu.
Trong ngày 27/7, lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng đã thực hiện giám sát tại cửa khẩu có 1 chuyến bay với 167 người nhập cảnh và 1 tàu biển với 19 người nhập cảnh (tất cả đều khai báo y tế).
Tưởng gặp khó do Covid-19, dân trồng vải thiều vẫn đút túi gần 7.000 tỷ đồng Xuất khẩu vải thiều trở thành điểm sáng trong xuất khẩu hàng rau quả 6 tháng đầu năm 2020, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Mùa vải thiều ngọt Dù được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn khi thị trường xuất chính là Trung Quốc siết chặt các biện pháp kiểm dịch do lo...