Sầu riêng Krông Pắk được chứng nhận nhãn hiệu tập thể
Ngày 18-3, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) Nguyễn Thanh Hải cho biết, Cục Sở hữu trí tuệ Bộ KH-CN đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Krong Pac Durian – Sầu riêng Krông Pắk”.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 12.000ha sầu riêng, trong đó Krông Pắk là vùng sản xuất sầu riêng trọng điểm của tỉnh, với tổng diện tích hơn 3.300ha; sản lượng bình quân 40.000-45.000 tấn/năm.
Những năm qua, người dân trong huyện từng bước sản xuất sầu riêng bền vững, nâng cao chất lượng sầu riêng từ vườn đến trái thành phẩm. Trong số đó, có gần 600ha sầu riêng đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP; 730ha sầu riêng được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng…
Sầu riêng Krông Pắk được chứng nhận sẽ góp phần nâng cao giá trị và tạo uy tín trên thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Qua đó, giúp cho người nông dân ngày càng nâng cao chất lượng hàng hóa, yên tâm đầu tư sản xuất, tăng thu nhập.
Giữa bão giá phân bón, anh nông dân phấn khởi "săn" được cách trồng lúa chi ít, lời nhiều
Chuẩn bị thu hoạch 3ha lúa và bắt đầu vụ trồng lúa mới, anh Huỳnh Văn Sang (ấp Tân Định, xã Tân Lập, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) càng phấn khởi khi "săn" được bí quyết để canh tác lúa thông minh cho những vụ mùa tiếp theo với hứa hẹn lợi nhuận tăng thêm ít nhất từ 3-4 triệu đồng/ha.
Đại diện Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) và lãnh đạo ngành nông nghiệp huyện Tri Tôn thăm mô hình canh tác lúa. Ảnh: Quốc Hải
Nông dân phấn khởi với bí quyết canh tác lúa "ngon - bổ - rẻ"
Video đang HOT
Vụ Đông Xuân vừa qua, anh Sang quyết định thử canh tác 3 công lúa (0,3ha) theo mô hình trình diễn của Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau.
Cụ thể, anh Sang áp dụng các giải pháp được hướng dẫn như: Sử dụng lượng giống gieo sạ khoảng 150kg/ha, giảm 50kg/ha so với cách làm truyền thống; Lượng phân bón giảm khoảng 100 kg/ha; áp dụng chu kỳ bón phân theo hướng dẫn ứng với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển như: đẻ nhánh, làm đòng, trổ...
Kết quả, năng suất lúa đạt bình quân lên tới 8,34 tấn/ha, tăng 400kg/ha và lợi nhuận đạt khoảng 25,57 triệu đồng/ha, cao hơn 4 triệu đồng/ha so với cách trồng lúa truyền thống.
"Gia đình phấn khởi lắm khi thấy chi phí đầu tư giảm mà lợi nhuận lại tăng. Đặc biệt, trong bối cảnh giá phân bón tăng mạnh như hiện nay, nếu áp dụng công thức như được hướng dẫn thì chắc chắn sẽ có lợi hơn rất nhiều so với lối canh tác truyền thống" - anh Sang chia sẻ.
Theo nông dân này, sau khi thu hoạch vụ lúa này, cuối tháng 3 - đầu tháng 4 tới anh sẽ bắt đầu vụ mùa mới và quyết định sẽ canh tác 3ha của mình theo mô hình được hướng dẫn.
"Chưa nói đến các yếu tố khác, chỉ nói đến việc phân bón NPK Cà Mau giữ giá chỉ hơn 800 nghìn đồng/bao, thấp hơn nhiều loại phân bón khác (trên 1 triệu đồng/bao), cùng với công thức bón giúp giảm khoảng 100kg/ha là đã lợi rồi. Mà năng suất còn tăng thì còn gì bằng", anh Sang chia sẻ thêm.
Bí quyết canh tác mà anh Huỳnh Văn Sang nhắc đến, theo ông Lâm Văn Thông - Trưởng phòng Giải pháp thị trường Phân bón Cà Mau, là bón 4 lần cho một vụ lúa.
Theo đó, lần 1 (8 ngày sau sạ) sẽ bón 30kg Ure Cà Mau và 20kg DAP (18-46) cho 1ha lúa. Lần 2 (18 ngày sau sạ) sẽ bón 40kg Ure Cà Mau và 70kg DAP (18-46). Lần 3 (28 ngày sau sạ) sẽ bón 80kg NPK 18-8-18. Cuối cùng, 41 ngày sau sạ, sẽ bón 150kg NPK 18-8-18.
Công thức bón này giúp giảm 2 lần bón phân so với cách làm truyền thống (cách canh tác truyền thống sẽ bón 6 đợt, vào ngày 48 và 71 sau sạ). Đồng thời, cũng giảm khoảng 100kg/ha phân bón so với lối canh tác cũ.
Nhiều nông dân huyện Tri Tôn đang thích thú tìm hiểu mô hình trình diễn canh tác lúa của Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau. Ảnh: Quốc Hải
Ông Phạm Văn Nghiệp - Trưởng trạm Trồng trọt và BVTV Tri Tôn đánh giá, mô hình trình diễn của Công ty Phân bón Cà Mau đánh dấu một bước phát triển mới về trồng lúa của vùng đất phèn Tri Tôn.
Theo ông Nghiệp, hiện nhiều nông dân trên địa bàn huyện đang xôn xao với mô hình canh tác mới này, và mong muốn được hỗ trợ để triển khai thay thế cách canh tác truyền thống.
Cũng theo đánh giá sơ bộ của đại diện ngành trồng trọt huyện Tri Tôn, phân DAP (18-46) và NPK 18-8-18 Gold Cà Mau có ưu điểm giúp lúa phát triển tốt bộ rễ, thân lá tốt là cơ sở đầu tiên giúp cây lúa khỏe cho năng suất cao, giữ màu sắc lá đến cuối vụ mặc dù không bổ sung phân giai đoạn sau.
Đặc biệt, cây lúa hấp thụ phân bón tốt, và chậm xuống màu, màu sắc lá luôn ở trạng thái vàng chanh từ đó lúa ít bộc phát sâu, rầy và bệnh hơn, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết thường xuyên thay đổi như hiện nay. Tỷ lệ sâu bệnh thấp hơn so với ruộng đối chứng.
Gỡ nút thắt trong trồng lúa cho vùng "rốn phèn" khi giá phân bón tăng
Trực tiếp "lội ruộng" để đánh giá mô hình, ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) nhận xét, hiệu quả của mô hình là thấy rõ khi giúp tiết kiệm chi phí, giảm số lần bón phân nhưng đồng thời các thời điểm bón phân cũng đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa từ giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ, nuôi hạt.
Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) đánh giá rất cao mô hình. Ảnh: Quốc Hải
"Qua quan sát, rõ ràng so với ruộng đối chứng thì bông lúa của ruộng mô hình chắc hạt hơn, đều mẩy, hạt sáng bóng, đẹp. Điều này càng đảm bảo năng suất và chất lượng cho hạt gạo. Chưa kể, trong quá trình bóc tách thử thì thấy độ gãy, vỡ không có", ông Đạt nhận xét.
Cũng theo ông Đạt, điểm đáng ghi nhận là thông qua mô hình, là người nông dân đã tự biết điều chỉnh giống gieo sạ cho phù hợp; biết chọn và bón phân theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa; cũng như phun xịt thuốc trừ sâu đúng lúc, quản lý nước ướt khô xen kẽ... vừa tiết kiệm chi phí, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
"Từ hiệu quả của chương trình, chúng tôi đề nghị địa phương phối hợp cùng các cán bộ kỹ thuật, nhà khoa học của Phân bón Cà Mau để phổ biến mô hình này ra rộng khắp cho bà con nông dân trồng lúa vùng đất nhiễm phèn, giúp bà con nâng cao hiệu quả canh tác ngay từ những vụ mùa sắp tới", ông Đạt nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo ông Đạt, hiện Cục BVTV đã ký kết với 23 DN với các mô hình khác nhau trên các loại cây trồng khác nhau. Từ đó áp dụng các giải pháp kỹ thuật để tiết kiệm chi phí đầu vào, nhưng lại góp phần tăng năng suất, tăng thu nhập cho người nông dân.
Trong đó, đáng chú ý là các giải pháp giúp bón phân hợp lý, tiết kiệm; bón phân để ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phèn, giảm mặn, thân thiện môi trường...
"Hiện Cục BVTV đã công bố 14 mô hình trên website của Bộ để bà con nông dân tham khảo, học hỏi" - ông Đạt nói thêm
Đại diện Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh An Giang cũng hồ hởi nhấn mạnh, kết quả vượt trội về năng suất, lợi nhuận của mô hình đã thuyết phục được người nông dân trồng lúa, để họ tin tưởng vào tiến bộ khoa học chứ không còn làm lúa theo kiểu truyền thống như ngày xưa.
"Đặc biệt, qua kiểm tra và đối chiếu thực tế cho thấy, mặc dù lượng phân bón ít hơn đối chứng 100 kg/ha nhưng lúa vẫn đủ dinh dưỡng và phát triển rất tốt. Từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng và có ý nghĩa thiết thực hơn trong tình hình giá phân bón tăng cao như hiện nay", vị này thông tin.
Trung Quốc thêm trái cây cấp đông vào nhóm phải đăng ký xuất khẩu Văn phòng SPS Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc vừa cho biết việc Tổng cục Hải quan Trung Quốc bổ sung sản phẩm trái cây cấp đông, bảo quản lạnh vào danh mục sản phẩm phải đăng ký bởi cơ quan chức năng Việt Nam. Các mặt hàng trái cây đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc phải đăng...