Sầu riêng được mùa, được giá
Sầu riêng là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Thời điểm này, các nhà vườn trồng sầu riêng tại Đồng bằng sông Cửu Long đang rất phấn khởi nhờ được mùa, được giá.
Hiện nay, sầu riêng đang vào chính vụ ở nhiều tỉnh, thành như TP Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long… được thương lái thu mua tại vườn với giá từ khoảng 49.000 – 60.000 đồng/kg tùy loại.
Đây là mức giá được nông dân đánh giá là khá cao. Lý do bởi những năm gần đây, diện tích sầu riêng trồng giảm mạnh do ảnh hưởng của các đợt hạn, mặn những năm trước khiến nguồn cung không dồi dào.
Thương lái thu mua sầu riêng tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh minh họa – Ảnh: TTXVN)
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều loại trái cây bị ảnh hưởng bởi việc xuất khẩu gặp khó khăn. Tuy nhiên, với sản phẩm sầu riêng, tiêu thụ trong nước luôn ở mức khá tốt. Giá bán một số thời điểm có giảm, nhưng mức giảm không nhiều, so với các loại trái cây khác.
Điều này có được nhờ việc địa phương định hướng nông dân giữ ổn định diện tích, tập trung sản xuất những giống sầu riêng chất lượng gắn với nhu cầu của thị trường đang mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt.
Video đang HOT
Hơn 2.000 ha sầu riêng RI6 – một đặc sản nổi tiếng thơm ngon được trồng tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, đang bước vào mùa thu hoạch.
Điểm mới là năm nay sầu riêng cho năng suất cao và nhờ sản xuất có liên kết nên đầu ra của bà con khá ổn định.
“Năm qua, công trồng thu chỉ được 1 tấn nay thu hoạch được 1,5 tấn. Giá bán năm qua có 45.000 – 46.000 đồng/kg, năm nay được 49.000 đồng”, ông Lương Minh Tân, xã Tân Thới, Phong Điền, TP Cần Thơ, chia sẻ.
Ngoài chọn giống sầu riêng chất lượng, ngành nông nghiệp còn hướng dẫn bà con tại đây sản xuất theo GAP. Đặc biệt, địa phương trực tiếp làm cầu nối để tìm đầu ra cho các nhà vườn.
“Giới thiệu sản phẩm sầu riêng tới Sở Công thương và kết nối các siêu thị thu mua sản phẩm cho nông dân rất ổn định”, ông Nguyễn Trung Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, cho biết.
Phát triển các điểm du lịch sinh thái gắn với các vườn sầu riêng hay đưa đặc sản tại đây lên các sàn thương mại… là cách địa phương này đang tích cực làm nhằm tăng cường quảng bá, đa dạng kênh tiêu thụ, góp phần đảm bảo giá cả, đầu ra và giúp mặt hàng nông sản này vươn xa hơn.
Tăng cường chế biến sâu xuất khẩu
Một vấn đề quan trọng đối với ngành hàng trái cây hiện nay là tỷ lệ hao hụt trong quá trình thu hoạch và vận chuyển, bảo quản, sau thu hoạch còn khá lớn. Để tìm đầu ra ổn định, nâng cao tính cạnh tranh xuất khẩu, các nhà máy rau quả nước ta đã và đang tăng cường chế biến sâu, giảm dần tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu tươi.
Những trái thanh long tại đây thay vì bán tươi với giá cả và đầu ra luôn bấp bênh, nay được doanh nghiệp chế biến sâu thành các sản phẩm tiện ích để cạnh tranh xuất khẩu. Nhờ vậy, mỗi tháng nhà máy này tiêu thụ được hơn 2.500 tấn thành phẩm rau quả các loại.
Nhờ chế biến sâu, sản phẩm của nhà máy sớm chinh phục được các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật, châu Âu… 4 tháng qua, mặc dù thị trường có nhiều biến động, nhưng giá trị xuất khẩu của đơn vị vẫn vượt mốc 8 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021, tích cực đóng góp vào sự tăng trưởng chung của toàn ngành.
Đặc thù ngành rau quả của nước ta là sản xuất theo mùa vụ, thu hoạch cùng thời điểm, sản lượng lớn, nếu bán tươi sẽ gặp rất rủi ro. Chế biến sâu là hướng đi bền vững giúp các nhà máy chủ động sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, xa hơn là nâng cao tính cạnh tranh cũng như giá trị nông sản Việt Nam.
Có thể thấy, cùng với chế biến sâu, việc tổ chức liên kết tốt từ vùng sản xuất đến nhà máy chế biến đã giúp bà con ổn định đầu ra và là mô hình phát triển bền vững.
Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để mời gọi các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến tại vùng nguyên liệu phải tính tới phương án rải vụ đều quanh năm. Thứ hai là chất lượng nguyên liệu đầu vào phải ổn định, đảm bảo chữ tín thu mua cả năm. Tất cả phải chuẩn, từ hợp tác xã, vùng nguyên liệu, chính sách hỗ trợ, đồng hành địa phương.
Đặc biệt, quý 2 là thời điểm nhiều loại trái cây vào vụ thu hoạch. Tính riêng sản lượng ở các tỉnh Nam Bộ là gần 1,5 triệu tấn, cao hơn quý 1 khoảng 137.000 tấn. Trong khi việc tiêu thụ đang gặp nhiều khó khăn do Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách Zero COVID-19, gây ùn ứ tại cửa khẩu, chế biến được coi là giải pháp căn cơ.
Sơn La: Nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm trái cây xuất khẩu
Ngày 2/4, Hội Nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với UBND thành phố Sơn La tổ chức Lễ phát động phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu năm 2022.
Hội Nông dân tỉnh Sơn La và Hội Nông dân các huyện, thành phố ký kết đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện việc bao trái cây phục vụ tiêu thụ, xuất khẩu năm 2022.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Nguyễn Thành Công nhấn mạnh, đây là hoạt động thiết thực để thúc đẩy việc xuất khẩu nông sản năm 2022 và những năm tiếp theo. Hội Nông dân tỉnh và các huyện, thành phố cũng như các hợp tác xã, doanh nghiệp tiếp tục tập trung sản xuất theo đúng quy trình, phát triển những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, chất lượng an toàn; áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng trong xuất khẩu, tiêu thụ trong chế biến. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường mới; tổ chức nắm bắt thông tin, dự báo, phân tích thị trường; nâng cao năng lực của các cơ sở chế biến, đóng gói sau thu hoạch; tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các cơ sở chế biến đủ điều kiện thu hút đầu tư...
Toàn tỉnh Sơn La hiện có hơn 80.000 ha cây ăn quả gồm xoài, chuối, chanh leo, cây ăn quả có múi, nhãn và một số loại cây ăn quả khác. Tỉnh La đã phát triển 235 chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn, tăng 39 chuỗi so với năm 2020; có 702 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 88 hợp tác xã so với năm 2020. Ngoài ra, tỉnh Sơn La có 20.000 ha cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp; có 24 sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ và 83 sản phẩm đạt chứng nhận an toàn thực phẩm (OCOP). Thị trường tiêu thụ các loại nông sản ở Sơn La tiếp tục được mở rộng. Tỉnh đã xuất khẩu và giới thiệu được 17 sản phẩm nông sản sang thị trường 21 nước và vùng lãnh thổ; giá trị xuất khẩu năm 2021 đạt 150 triệu USD.
Trước nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng cao, tỉnh Sơn La đã triển khai xây dựng thương hiệu cho các loại cây ăn quả, ứng dụng kỹ thuật vào trồng trọt, chăm sóc; trong đó có phương pháp bao quả để đảm bảo chất lượng và mẫu mã cho sản phẩm xoài xuất khẩu.
Xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Hợp Lực Pản Phon, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La bao trái cây phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu năm 2022.
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La Lường Trung Hiếu cho biết, năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh đã thực hiện bao bọc được gần 14 triệu các loại quả, trong đó chủ yếu là xoài, bưởi, na, ổi... Năm 2022, với mục tiêu sẽ bao bọc 15 triệu trái cây, Hội Nông dân tỉnh đã phát động, kêu gọi hội viên, nông dân hưởng ứng phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Hội Nông dân tỉnh mong muốn các cấp Hội tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện bao bọc các loại cây ăn quả để tránh tác hại của côn trùng, giảm thiệt hại, nâng cao chất lượng, mẫu mã, thương hiệu sản phẩm cây ăn quả, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Dịp này, Hội Nông dân tỉnh Sơn La và Hội Nông dân các huyện, thành phố, các doanh nghiệp, hợp tác xã ký kết đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện việc bao trái cây phục vụ tiêu thụ, xuất khẩu năm 2022; ký kết hợp đồng nguyên tắc trong liên kết, tiêu thụ sản phẩm trái cây. Các đại biểu đã tham quan và thực hành bao quả tại vườn xoài của Hợp tác xã nông nghiệp Hợp Lực Pản Phon, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La.
Nông sản Việt tìm đường xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc Nhu cầu của đất nước 1,4 tỷ dân đối với các loại nông sản, thực phẩm là rất lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu kỹ để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường Trung Quốc, từ đó thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông sản Việt Nam. Bộ trưởng Bộ...