Sầu riêng đông lạnh chính thức được cấp phép sang Trung Quốc
Lễ ký nghị định thư được diễn ra tại Bắc Kinh, vào chiều 19/8, dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình chứng kiến lễ ký. Ảnh: TTXVN.
Ngày 19/8, Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) ký nghị định thư về việc xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến lễ ký.
Lễ ký nghị định thư nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sang Trung Quốc từ hôm qua 18/8.
Sầu riêng đông lạnh [bao gồm sầu riêng nguyên quả (có vỏ), sầu riêng xay nhuyễn (không có vỏ) và cơm sầu riêng (không có vỏ)] là sản phẩm có tiềm năng đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu nông sản. Việc mở cửa chính thức thị trường Trung Quốc cho sản phẩm này dự kiến sẽ tạo ra cơ hội lớn cho ngành sầu riêng Việt Nam.
So với sầu riêng tươi, sầu riêng đông lạnh có giá trị gia tăng cao hơn. Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự kiến, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 400 – 500 triệu USD ngay trong năm 2024.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội chia sẻ, sầu riêng đông lạnh từ trước đến nay chủ yếu được xuất khẩu sang Thái Lan và một số thị trường xa như Hoa Kỳ, châu Âu… với kim ngạch khoảng vài trăm triệu USD/năm.
Nhu cầu tiêu thụ sầu riêng đông lạnh ở Trung Quốc là rất lớn, theo ông Bình. Vì vậy, khi được chính thức xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh của Việt Nam có thể tăng cao hơn nữa vào năm 2025.
Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), đơn vị tham mưu kỹ thuật cho nghị định thư, đánh giá xuất khẩu sầu riêng đông lạnh là một bước tiến quan trọng trong quan hệ thương mại nông sản giữa hai nước, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.
Video đang HOT
Việc mở cửa thị trường cho sản phẩm này sẽ giúp đa dạng hóa chế biến, giảm áp lực về thời vụ thu hoạch, đồng thời tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho ngành sầu riêng.
Trước đó, từ tháng 3/2024, Cục BVTV đã gửi công văn tới các địa phương, đề nghị rà soát, tổng hợp các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo đó, các cơ sở đóng gói sầu riêng đông lạnh phải đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình đóng gói, truy xuất nguồn gốc và quy trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm (HACCP). Đi kèm với đó, là một số yêu cầu về năng lực cấp đông và kho lạnh bảo quản.
Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 500.000 tấn sầu riêng, đạt kim ngạch 2,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 90%.
Nghị định thư về sầu riêng đông lạnh chính thức cấp phép cho mặt hàng này sang Trung Quốc. Ảnh: Minh Quý.
Ngoài sầu riêng, Việt Nam còn xuất khẩu hơn 10 mặt hàng rau quả nữa sang Trung Quốc gồm: thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu, mít, chuối, măng cụt, khoai lang. Cùng với đó, là tạm thời xuất khẩu chanh leo và ớt.
Sáu tháng đầu năm 2024, sầu riêng đạt kim ngạch khoảng 1,5 tỷ USD. Dự kiến hết năm 2024, mặt hàng tươi có thể thu về khoảng 3,5 tỷ USD.
Thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng Trung Quốc để đảm bảo quá trình triển khai nghị định thư thuận lợi, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân Việt Nam tận dụng tối đa cơ hội từ các nghị định thư này.
Ngoài sầu riêng đông lạnh, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc chính thức ký kết Nghị định thư cho việc xuất khẩu dừa tươi và cá sấu sang thị trường Trung Quốc. Việc ký kết Nghị định thư này là một bước tiến quan trọng trong quan hệ thương mại nông sản giữa hai nước, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.
Nông dân Thái Lan lo cạnh tranh 'sốt vó' với sầu riêng tươi Việt Nam
Một người trồng sầu riêng Thái Lan tin rằng xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sẽ giảm xuống do Việt Nam nằm gần Trung Quốc hơn và có sự kiểm soát chất lượng tốt hơn.
Thái Lan từng là quốc gia duy nhất được phép xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc, nhưng giờ tình hình đã thay đổi - Ảnh: SCMP/SHUTTERSTOCK
Ngày 20-11 báo South China Morning Post đăng bài cho biết nông dân Thái Lan đang lo lắng sau khi Việt Nam trở thành quốc gia thứ hai trong khối ASEAN, sau Thái Lan, được xuất khẩu chính ngạch sản phẩm sầu riêng tươi sang Trung Quốc.
Bà Busaba Nakpipat, nông dân trồng sầu riêng Thái Lan, nhớ lại ngày bà trở nên lo lắng hơn về sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Thái Lan và Việt Nam. Đó là hôm 19-9, khi lô sầu riêng tươi đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
"Thái Lan từng là quốc gia duy nhất được phép xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc, trong khi Việt Nam từng xuất khẩu sầu riêng đã chế biến. Nhưng bây giờ Việt Nam là đối thủ cạnh tranh của chúng tôi và điều đó làm tôi lo lắng" - bà Busaba nói.
Bà Busaba đã trồng sầu riêng hơn 30 năm và có thời điểm xuất khẩu sang Trung Quốc trước khi chuyển sang phục vụ thị trường nội địa.
Bà cho rằng với việc Việt Nam ở gần Trung Quốc hơn và có sự kiểm soát chất lượng tốt hơn, Thái Lan có thể sẽ bị tụt lại phía sau trong cuộc cạnh tranh xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc.
Bà Busaba đã đến thăm Việt Nam hồi tháng 9 và chứng kiến nhiều vườn sầu riêng mà theo bà là đang mở rộng với tốc độ vượt xa ước tính của bà.
"Việt Nam không trồng nhiều sầu riêng như Thái Lan nhưng họ không ngừng cải thiện. Còn rất nhiều dư địa cho ngành sầu riêng ở Việt Nam phát triển, trong khi ở Thái Lan thì mọi người đang cạnh tranh với nhau" - bà nói.
Thái Lan, nhà sản xuất sầu riêng lớn nhất thế giới, đã xuất khẩu "vua của các loại trái cây" này sang Trung Quốc mà gần như không có đối thủ kể từ đầu những năm 2000.
Năm 2021 xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc tăng kỷ lục 68% với việc cung cấp hơn 875.000 tấn trái cây.
Nhưng những năm gần đây, Việt Nam và các nước xuất khẩu sầu riêng khác ở Đông Nam Á đã tham gia các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Và Việt Nam đang nhanh chóng trở thành đối tác lớn của Trung Quốc về trái cây nhờ vị trí gần Trung Quốc và mạng lưới kho vận.
Chuyên gia nông nghiệp Thái Lan Sakda Sinives nhận định nông dân trồng sầu riêng Việt Nam có lợi thế hơn vì có thể hái sầu riêng để xuất khẩu muộn hơn so với ở Thái Lan, do việc vận chuyển sầu riêng từ Việt Nam sang Trung Quốc tốn ít thời gian hơn.
Ngay cả khi không có sự khác biệt rõ ràng về hương vị, thì sầu riêng từ Việt Nam sẽ dần được người mua trả với giá cao hơn, còn giá sầu riêng từ Thái Lan sẽ giảm.
Chuyên gia nông nghiệp Thái Lan Sakda Sinives nhận định
Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Thái Lan Wootichai Kunjet phân tích: "Mùa thu hoạch sầu riêng của Việt Nam là từ tháng 6 đến tháng 11, cũng giống như mùa thu hoạch sầu riêng ở miền nam Thái Lan.
Thông thường sầu riêng từ miền nam Thái Lan chiếm lĩnh thị trường nội địa và xuất khẩu sau khi hết vụ sầu riêng ở miền đông Thái Lan.
Tuy nhiên hiện nay sản xuất sầu riêng từ miền nam Thái Lan phải đối mặt với sự cạnh tranh không chỉ từ các vùng khác của Thái Lan mà còn cả Việt Nam".
5 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 Ủy viên Ban Bí thư, 4 Ủy viên Trung ương đã thôi chức 6 tháng đầu năm, cấp có thẩm quyền đã cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác 14 cán bộ diện Trung ương quản lý; trong đó có 5 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 Ủy viên Ban Bí thư và 4 Ủy viên Trung ương Đảng. Ngày 14/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về...