Sâu răng ở trẻ gây nhiều tác hại hơn cha mẹ nghĩ
Sâu răng là một trong những bệnh lý về răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em.
Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ nhỏ bị sâu răng không đáng lo bởi sẽ thay răng sữa. Điều này là sai lầm, bởi sâu răng làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và sức khỏe của trẻ
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em
Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng.
Sâu răng ở trẻ có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Do vi khuẩn: Vi khuẩn Streptococcus Mutans làm lên men các chất bột và đường có trong thức ăn thành axit lactic. Vi khuẩn Streptococcus Mutans luôn hiện diện ở môi trường miệng của tất cả mọi người.Do thức ăn.Do kết cấu răng: Răng mọc lệch lạc.Do chăm sóc răng miệng không đúng cách.
Tác hại của sâu răng đối với trẻ
- Khi bị sâu răng trẻ sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt, khó ăn uống ngay cả khi uống nước. Trẻ sẽ hay quấy khóc, khó ngủ và bị sụt cân, suy dinh dưỡng.
- Sâu răng ở trẻ còn ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa như dạ dày. Tình trạng sâu răng cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, viêm và áp xe các phần mềm vùng miệng… buộc phải có phương pháp điều trị lâu dài và tốn kém.
- Sâu răng nếu không được chữa trị sẽ khiến trẻ bị áp xe răng, răng bị hỏng, mất răng, một khi mất răng sẽ gây ra các bất tiện trong ăn nhai, phát âm, ổ xương răng bị tiêu đi, khi lớn sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ.
- Nếu sâu răng không được phát hiện kịp thời sẽ ăn sâu vào trong phá hủy tủy, có thể làm thối tủy. Một khi tủy đã bị phá hủy thì không thể phục hồi, bắt buộc phải nhổ bỏ răng sâu.
- Đối với răng sữa nếu nhổ quá sớm trước thời kỳ thay răng, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng vĩnh viễn sau này (chậm mọc hoặc bị mọc lệch). Nếu như răng vĩnh viễn bị sâu phải nhổ thì sẽ không còn răng khác mọc lên thay thế. Muốn giữ thẩm mỹ phải trồng răng giả, tốn rất nhiều chi phí.
- Nếu để tình trạng sâu răng nặng hơn là viêm quanh các cuống răng, viêm mô tế bào, viêm hạch, viêm tủy răng lan rộng, sẽ gây cho trẻ bị nhiễm trùng, sốt, xuất huyết. Thậm chí biến chứng sâu răng ở trẻ còn gây ra viêm màng não, rất dễ khiến trẻ bị tử vong.
- Một khi nhiễm khuẩn quanh cuống răng, có thể sẽ khiến trẻ bị rối loạn ở khớp thái dương, nhức đầu, mỏi cổ, rối loạn ở tim, thận… Cùng với đó, sâu răng ở trẻ còn làm cho hơi thở có mùi rất khó chịu, khiến trẻ ngại tiếp xúc, tự ti khi nói chuyện.
Video đang HOT
Sâu răng là một trong những bệnh lý về răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em.
Dấu hiệu nhận biết sâu răng
Tổn thương sâu răng sớm ở trẻ là trên răng có vệt màu trắng đục, hơi ê nhẹ. Trẻ không có cảm giác đau. Khi tổn thương đã hình thành lỗ sâu, trẻ sẽ có cảm giác bị đau nhiều khi ăn lạnh, chua ngọt. Trẻ đau khi ăn nhai do thức ăn nhồi nhét vào lỗ sâu.
Lời khuyên thầy thuốc
Khi trẻ chỉ mới bắt đầu chớm sâu răng, phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi khám để các bác sĩ xử trí, tránh lây nhiễm cho các răng khác và bảo vệ tủy răng, giúp tránh tình trạng ê buốt răng khi ăn uống.
Trường hợp trẻ bị sâu răng nặng, cần đưa trẻ đến gặp nha sĩ để làm sạch răng, khử trùng, sát khuẩn và tiến hành trám răng hoặc nhổ răng, thay tủy răng.
Để phòng ngừa sâu răng ở trẻ cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen tự vệ sinh răng miệng đúng cách.
Trẻ cần được vệ sinh răng miệng thường xuyên, duy trì ngày 2 lần vào mỗi sáng và tối như người trưởng thành.
Bàn chải tối ưu cho trẻ là loại bàn chải lông mềm, có tay cầm đủ to để hỗ trợ trẻ dễ dàng cầm nắm, đầu bàn chải nhỏ. Với trẻ nhỏ mới mọc một vài chiếc răng sữa, có thể lựa chọn bàn chải ngón tay.
Chú ý về phương pháp chải răng: Hầu hết trẻ dễ dàng sử dụng phương pháp chải ngang. Chải ngang kết hợp với chải xoay tròn sẽ làm sạch răng hiệu quả hơn. Trẻ thường bỏ qua phần mặt nhai, mặt lưỡi và phần cổ răng gần lợi, do đó cha mẹ cần hỗ trợ trẻ làm sạch những vùng này.
Cha mẹ khuyến khích trẻ vệ sinh răng miệng, nhưng cũng cần giám sát và hỗ trợ đến khi trẻ đủ khéo léo để tự chải. Trung bình thời gian chải tất cả các bề mặt răng cần 2,5 – 3 phút.
Trẻ ở độ tuổi sơ sinh cần được lau lợi hàng ngày để làm sạch và làm quen với vệ sinh răng miệng.
Khi trẻ mới mọc răng, sử dụng bàn chải ngón tay và không dùng bất kỳ loại kem đánh răng nào. Cha mẹ cho trẻ vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý cho đến khi trẻ đủ lớn và biết nhả nước bẩn ra khỏi miệng. Lựa chọn kem đánh răng theo đúng độ tuổi được ghi bởi nhà sản xuất, không dùng kem đánh răng của người lớn cho trẻ nhỏ.
Trẻ ở độ tuổi đến trường và độ tuổi vị thành niên đã có đủ kỹ năng vệ sinh răng miệng, nhưng vẫn cần sự giám sát của cha mẹ.
Sử dụng chỉ tơ nha khoa để hỗ trợ làm sạch vùng kẽ răng.
Cha mẹ cần đưa trẻ khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh ở răng.
Căn bệnh phổ biến nhất ở học sinh TP.HCM
Thừa cân, béo phì, bệnh khúc xạ mắt, sâu răng... là các bệnh học đường phổ biến ở TP.HCM năm 2023.
Chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại bệnh trên là thừa cân béo phì với 32,28%.
Những con số khiến phụ huynh lo ngại
Cách đây ít ngày, ngành giáo dục TP.HCM đã công bố nhiều thông tin về bệnh học đường, sức khỏe thể chất, tinh thần của học sinh tại TP năng động nhất cả nước.
Theo đó, hơn 98% trường học tại TP đã tổ chức kiểm tra sức khỏe ban đầu. Kết quả cho thấy bệnh thừa cân, béo phì ở học sinh chiếm tỷ lệ cao nhất với 32,28%, sau đó là bệnh khúc xạ về mắt 28,85%, sâu răng 23,23% và suy dinh dưỡng 4,58%.
Con số về tỷ lệ thừa cân, béo phì khiến nhiều phụ huynh lo ngại nhưng thực tế không phải bất ngờ. Tháng 12/2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã khẳng định thừa cân, béo phì chiếm tỷ lệ cao nhất (28,96%) trong số các bệnh tật học đường trên địa bàn.
Kết quả nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng học sinh của HCDC với các bậc học sau 10 năm tại TP.HCM cũng cho thấy tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì chung là ở mức 43,7%, tăng gần gấp đôi so với 10 năm trước.
Là mẹ của một bé gái đang học lớp 4 với cân nặng 50kg, chị P.H. (TP Thủ Đức) rất nhiều lần muốn con giảm cân bằng cách giảm nước ngọt, giảm thức ăn nhanh. Tuy nhiên, bé rất thèm cánh gà rán, sẽ tủi thân khóc khi mẹ cấm ăn nên chị H. lại mủi lòng.
Trẻ cần tăng cường vận động và dinh dưỡng hợp lý. Ảnh: GL.
Thay vào đó, mỗi cuối tuần, chị H. đều đặn đưa con bơi để bé vận động thể lực. Buổi tối, nếu rảnh rỗi, bé sẽ được trượt patin hay chạy nhảy dưới công viên, phụ mẹ làm việc nhà.
"Bé chăm vận động chứ không phải lười biếng nhưng vẫn không giảm được cân, có lẽ do ăn nhiều quá. Tôi lo lắm vì con sắp đến tuổi dậy thì, tâm lý phát triển và sẽ mặc cảm", chị H. lo lắng.
Tương tự, một người bạn của chị H. cũng có con trông mũm mĩm hơn bạn bè cùng lứa. Bé thường được mẹ thưởng ăn cánh gà, khoai tây, trà sữa khi có kết quả học tập tốt. Khi người mẹ có ý định kìm cân nặng cho con, bé lại nghĩ mẹ không thương mình. Kế hoạch của mẹ thất bại.
Trẻ có nguy cơ bị béo phì từ lúc mẹ mang thai
Phó giáo sư, Tiến sĩ Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế khẳng định cần phải có sự quan tâm sâu sắc hơn về thừa cân, béo phì trẻ nhỏ, vì đây là tương lai của đất nước. Đặc biệt, tình trạng này ở các thành phố lớn càng khiến bà lo ngại. Tỷ lệ thừa cân béo phì trong tuổi học đường ở TP.HCM đang cao gấp đôi so với tỷ lệ trung bình cả nước.
Chuyên gia này cho biết thừa cân, béo phì có rất nhiều nguyên nhân và tích luỹ lâu dài theo thời gian. Nền tảng ban đầu chính từ người mẹ khi mang thai. Mẹ béo phì hay tăng cân quá mức trong thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, trẻ không được bú sữa mẹ mà sử dụng sữ công thức một cách thiếu kiểm soát... là những yếu tố góp phần ảnh hưởng đến thừa cân, béo phì ở trẻ sau này.
Ở tuổi đến trường, phần nhiều trẻ ở thành phố có lỗi sống tĩnh, ít vận động, thời gian tiếp cận với màn hình rất nhiều, thời gian ngủ ít.
"Chúng ta luôn nói phải tăng cường cho trẻ vận động nhưng trường học lại không có không gian, rồi xu hướng ăn Tây hoá, chế độ ăn hàng ngày không phù hợp khiến cho việc kiểm soát thừa cân, béo phì ở trẻ em gặp rào cản. Những điều này chúng ta phải giải quyết ngay", bác sĩ Mai nói.
Bà cũng cho rằng cần có những cuộc họp bàn tính về mặt quản lý vĩ mô, trong đó phải xem xét việc tính toán sẽ đưa những thực phẩm nào tiếp cận bàn ăn của đứa trẻ ở trường học cũng như bữa cơm gia đình.
Trẻ béo phì dễ trở nặng hơn khi mắc các bệnh như sốt xuất huyết, Covid-19... Ảnh: GL.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, trẻ thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khi trưởng thành. Bệnh có thể nặng hơn do thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến nội tiết và tâm lý của trẻ. Cụ thể, trẻ có thể gặp vấn đề về tâm lý, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chuyển hóa bất thường glucose, rối loạn gan mật - đường ruột, khó thở khi ngủ.
Về mặt tâm lý, trẻ dễ bị tự ti do bạn bè trêu ghẹo, chế giễu, dẫn đến chán chường, không muốn đi học. Dần dần các em trở nên thụ động, thiếu linh hoạt và cô đơn vì không có bạn, lâu dài sẽ dẫn đến trầm cảm.
Tình trạng béo phì ở trẻ em thường kéo dài đến hết giai đoạn thiếu niên, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không có các biện pháp kiểm soát việc ăn uống và vận động thể lực.
Các chuyên gia khuyến cáo cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cả ở trường học và ở nhà. Trẻ cần ăn đúng giờ theo bữa, đảm bảo đa dạng thực phẩm, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi. Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn ngọt (bánh kẹo, nước ngọt, chè, kem...), thức ăn béo (trà sữa, thức ăn nhanh, đồ chiên, xào, mỡ động vật...).
Phụ huynh không nên bắt trẻ học quá nhiều, cần tạo điều kiện để trẻ vui chơi vận động sau những giờ học căng thẳng. Trẻ có thể đi bộ đến trường, tham gia thể thao, phụ bố mẹ quét nhà, lau dọn nhà cửa...
Hạn chế cho trẻ ngồi lâu xem tivi, chơi trò chơi điện tử trên máy tính, điện thoại. Trẻ cần được ngủ đủ trung bình từ 8-10 tiếng mỗi ngày. Thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời, dự phòng thừa cân béo phì.
Chuyên gia: Đừng bao giờ đánh răng ngay sau khi uống 3 thứ này Một nha sĩ đã cảnh báo rằng đánh răng là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe nhưng thời điểm làm việc này khá quan trọng. Mặc dù đánh răng là việc quá đơn giản nhưng có thể có những chi tiết nhỏ cần phải chú ý, theo tờ Express. Tiến sĩ Payal Bhalla, Nha sĩ trưởng...