Sau quyết định buông tay của bố mẹ, con út 3 tuổi nói một câu khiến cả nhà lặng đi
Lựa chọn buông tay là của bố mẹ, nhưng đau đớn nhất lại là những đứa con thơ.
Ảnh minh họa
Vì sao lại chia tay, vì sao lại ly dị? Vì hai chữ “không hợp”, và vì những ràng buộc tưởng như ân nghĩa cũng không đủ để giữ lòng hai người. Vợ chồng chia tay ngày nay đã không còn là quá xa lạ với chúng ta. Nhưng việc họ sống như thế nào sau đó, những đứa con lớn lên chứng kiến sự đổ vỡ trưởng thành ra sao, vẫn là một góc nhìn lạ lẫm mà người ngoài cuộc khó có thể thấu hiểu hết được.
Mới đây, một cô gái trẻ đã đăng bài xoay quanh chuyện ly dị của gia đình. Đó là câu chuyện cá nhân, nhưng từng lời, từng câu chữ của cô lại tác động đến biết bao người. Đến bao giờ xã hội mới có thể bớt gắt gao, bớt định kiến với những cặp vợ chồng ly dị? Đến bao giờ họ mới có thể thấu hiểu và cảm thông cho tất cả không chỉ mỗi những đứa con?
Nguyên văn bài tâm sự khá dài của cô gái trẻ được trên MXH. (Ảnh chụp màn hình)
Bài đăng của cô gái rất dài, bởi đó là những nỗi niềm mà cô đã cất giấu bấy lâu nay, cũng đến lúc con sóng tràn ra mặt biển. Đôi khi đơn giản chỉ cần “được nói ra”, thì con người ta cũng có thể vơi bớt được phần nào những khó khăn và gánh nặng trong lòng. Cho dù chỉ là với những người lạ.
Video đang HOT
“Tớ định đi ngủ thì thấy bài đăng của cậu, ấn vào đọc đến tận lúc này. Cậu mạnh mẽ lắm, cố lên nhé! Mình tin sau này cậu sẽ trở thành chỗ dựa cho cả nhà, không sao đâu”, bình luận của bạn N.H được viết lúc 2 giờ sáng.
“Đúng là “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Anh thì may mắn hơn em khi gia đình tuy có lúc cãi vã nhưng chưa bao giờ bố mẹ có ý định ly dị. Ráng lên em nhé, mà quá buồn hay mệt mỏi, thì cứ khóc đi”, thành viên T.V.T cùng cô gái.
“Ở trong chăn, mới biết chăn có rận”, chỉ có những người trong cuộc mới hiểu được những mất mát của một gia đình có bố mẹ chia tay. Ngưỡng cửa bình tĩnh và nhẫn nhịn của cô gái đã vỡ oà, khi người em bé bỏng nói: “Tại bố, bố đuổi mẹ đi”.
Mặc dù là trẻ nhỏ, nhưng những lời nói ngây thơ và đầy vô tư của các em lại khiến lòng người thêm chua xót. Em bé 3 tuổi rưỡi chỉ là một “nạn nhân”, không phải là do cha mẹ ly dị, mà do những tác động của xã hội bên ngoài như người chị trong bài viết. Một lần nữa dấy lên câu hỏi: Liệu xã hội có thể bớt xăm soi, để cho những người đi ra từ đổ vỡ như bố mẹ em, như các em, được bình yên và hạnh phúc?
Với mỗi người, hạnh phúc mang những hình hài khác nhau, lựa chọn đi cùng nhau hay chia xa cũng là sự lựa chọn riêng của những người trong cuộc. Gia đình là nguồn nước thiêng liêng và tươi mát nhất nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Với những gia đình có hai vợ chồng ly thân hay chia tay, không có nghĩa là nguồn nước đó sẽ ngừng chảy. Thời gian sẽ chữa lành những vết thương, để mỗi người thêm mạnh mẽ và tìm được niềm lạc quan trong cuộc sống.
Mạnh mẽ như người chị gái, hay ngây thơ như em bé 3 tuổi, họ đều cần thời gian. Và họ cần thời gian để tập làm quen với sự đổ vỡ gia đình một cách thanh thản, không phải từ những soi mói hay phán xét của người ngoài.
Theo Afamily
Mùa World Cup, tôi không thể nguôi nỗi đau ôm con thơ dại ra đường tìm chỗ ở
Cứ 4 năm một lần, người ta ngóng chờ các trận cầu đỉnh cao với sự hân hoan, hào hứng. Nhưng riêng với tôi, mỗi mùa World Cup là mỗi lần nỗi đau ùa về, ám ảnh khôn nguôi.
ảnh minh họa
Tôi có người chồng ham mê thể thao, thích những hoạt động ngoài trời. Tất nhiên, trong rất nhiều bộ môn thể thao, không thể thiếu bóng đá, môn "vua" trong lòng anh và trong lòng rất nhiều người khác. Chúng tôi yêu nhau và kết hôn năm 2000, một năm sau đó, tôi có con gái đầu lòng. Mọi thứ cứ bình yên trôi qua, cho đến khi World Cup 2014 diễn ra.
Trước đó, tôi biết rõ anh mê banh bóng, bởi mỗi tuần có 7 ngày thì anh đi đá bóng với hội bạn mất 3, 4 ngày. Biết đây là hoạt động tốt cho sức khỏe, nên tôi chẳng bao giờ cản. Có những hôm mệt, sốt, con cái bệnh nhưng anh vẫn đi theo đam mê của mình. Tôi tôn trọng sở thích của chồng, vì thế tôi tự lo cho con cái, tự lo cho mình để anh vui vầy bên chiến hữu.
Mùa World Cup năm 2014 ấy, tôi về bên ngoại chăm mẹ ốm nặng. Cả bé con tôi cũng phải mang về quê. Chỉ còn anh ở nhà, trước khi đi, tôi dặn dò anh lo cửa nẻo các thứ cẩn thận vì mùa này rất dễ xảy ra trộm cắp.
Về chăm mẹ được một tuần thì tôi trở lại Sài Gòn. Vừa mở cửa nhà, tôi tá hỏa khi thấy nhà không khác gì cái ổ chuột, cứ tưởng có người vào ăn trộm, lục lọi gì, tôi sợ hãi gọi cho anh. Nhưng cuối cùng, nguyên nhân là do anh dẫn bạn về, tụ tập ngồi xem bóng đá chung, rồi những cuộc nhậu nhẹt, chơi bời diễn ra trong chính nhà tôi, chẳng ai thèm dọn dẹp. Nhà không khác gì đống rác. Tôi giận lắm, nhưng cố kiềm lại. Còn anh, anh chuyển "địa bàn" xem World Cup qua quán cà phê - nơi mà luôn kín khách những mùa banh bóng.
Thời gian ấy, tôi vì quá bận rộn mà chẳng để ý đến anh. Tôi đâu có biết rằng anh nướng sạch tiền vào cá độ bóng đá. Những trận bóng lớn nhỏ trước đây anh cũng tham gia cá độ, nhưng vì dùng quỹ đen mà tôi không biết. Còn mùa đấu lớn này, anh bắt đầu thể hiện thói đỏ đen, may rủi của mình. Anh cắm toàn bộ tiền tiết kiệm, xe cộ và cả giấy tờ nhà vào các trận bán kết, chung kết.
Tôi vẫn còn nhớ cái đêm chung kết ấy, mưa gió tầm tã, anh thì say bét nhè. Vừa về đến nhà, anh đã lẩm bẩm: "Mất, mất hết rồi!".
Tôi còn chẳng thèm chú ý đến những lời anh nói, căn bản vì tôi đã quá mệt mỏi với anh và cả những chuyện xảy ra gần đây. Nghĩ thế nên tôi ôm con vào phòng ngủ. Một tuần sau trận chung kết Đức thắng Argentina ấy, có người đến nơi ở của chúng tôi để xiết nhà.
Mới sáng bảnh mắt, tôi còn định dắt con đi công viên chơi, còn định rủ anh mua thêm cái gì ngon ngon về nấu. Vậy mà chưa kịp làm gì thì đã có một nhóm người yêu cầu chúng tôi ra khỏi nhà. Họ nói anh đã cắm giấy tờ hết cho họ ngay trận chung kết ấy. Tôi bàng hoàng, choáng váng. Tôi nhìn anh ngỡ ngàng, còn anh thì câm lặng. Khỏi cần hỏi, tôi cũng biết cái cúi đầu của anh là sự thừa nhận rõ ràng nhất.
Họ cho chúng tôi thêm 3 ngày để thu dọn ra khỏi nhà. Chẳng cần đến ba ngày đâu, bởi vì tôi làm gì còn thứ gì khác ngoài đứa con bé bỏng. Lúc họ ra khỏi nhà rồi, tôi giận dữ cào thét, chửi rủa anh, còn anh thì đứng như tượng đá. Cả ngày hôm ấy, gia đình tôi sống trong cảnh một cuộc chiến, con khóc, tôi chẳng thiết tha cơm nước, ăn uống, tương lai gì nữa. Đến tối muộn, cảm thấy không thể tha thứ cho chồng, tôi dọn đồ, mang con ra khỏi nhà, nhưng anh níu lại, quỳ mọp xuống chân tôi cầu xin.
Nỗi thất vọng trào dâng, nhưng tôi cũng không thể dứt áo ra đi như vậy. Tối hôm ấy, con tôi ngủ mơ màng trong tiếng rấm rứt, tiếng thút thít của mẹ nó. Anh thức suốt đêm đốt thuốc. Ba ngày đó, tôi như người điên, đồ đạc cũng chẳng muốn dọn, mặt anh tôi cũng chẳng muốn nhìn.
Ảnh: Internet
Ngày cuối cùng, họ đến đòi nhà, tối hôm ấy tôi ôm con ra đường, chỉ với một cái túi nhỏ trên tay. Con còn quá nhỏ, bé chỉ đòi về nhà. Tôi không biết đi đâu về đâu khi mà không người thân thích, không dám về quê, không biết phải làm sao.
Mãi đến 10h đêm hôm ấy, tôi mới dám gọi điện thoại cho một người bạn, xin ở nhờ vài hôm. Rồi tôi tìm phòng trọ, hai mẹ con tự ra ở riêng. Bây giờ đã 4 năm trôi qua, tôi vẫn chưa có một ngôi nhà đàng hoàng, chồng tôi đã xin lỗi và tôi cũng đã tha thứ. Chúng tôi dành một khoản tiết kiệm nhỏ, nhưng những năm qua, bóng đá với tôi vẫn là nỗi ám ảnh. Tôi biết anh hối hận, biết mình không thể quên, nhưng cũng nhắm mắt để mà sống tiếp.
Lại một mùa World Cup nữa lại về, tôi ám ảnh, lo sợ anh lại như mọi lần. Năm nay, liệu có người phụ nữ nào phải ra đường như tôi?
Theo Phununews
Đăng ảnh gia đình đi chơi, bồ nhí của chồng vào thả phẫn nộ rồi inbox bảo 'chị đừng cố tỏ ra hạnh phúc nữa' Bồ nhí của chồng luôn nghĩ mình không làm gì sai, tôi đòi nói chuyện phải trái thì cô ta lại dám hùng hồn tuyên bố "tình yêu không có lỗi". Gửi những người đàn bà điên, Đúng, tôi viết những lời này là để gửi những "người đàn bà điên" giống như cô bồ nhí của chồng tôi. Những người đàn bà...