“Sau PTV, sẽ còn nhiều GO khác đóng cửa trong năm 2010″
Phần đông game thủ Việt đều dấy lên cảm giác lo lắng như vậy vì số lượng GO mới về nước càng nhiều đồng nghĩa với việc các “bô lão” 3, 4 năm tuổi phải dứt áo ra đi.
Sẽ là không ngoa khi nhận định rằng năm 2010 là năm chứng kiến nhiều trò chơi trực tuyến cập bến Việt Nam nhất từ trước tới nay. Tính tới thời điểm hiện tại, có không dưới 10 đầu game mới toanh đã hoạt động và cũng khoảng chừng đó sản phẩm được công bố trước danh tính cụ thể.
Đây là tín hiệu đáng mừng vì càng ngày ngành công nghiệp game online nước nhà càng phát triển, tính cạnh tranh cao hơn sẽ đẩy chất lượng trò chơi cũng như game thủ lên tầm cao mới. Dẫu vậy, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có một làn sóng đóng cửa sản phẩm cũ doanh thu thấp.
Sau PTV, bản danh sách game đóng cửa năm 2010 sẽ còn nhiều?
“Nhiều người khá buồn bã khi PTV đóng cửa, nhưng chắc chắn đây không phải là cái tên cuối cùng từ giã làng GO Việt trong năm nay, mọi người cứ chuẩn bị sẵn tinh thần đi”, có thể tìm thấy khá nhiều bình luận tương tự từ phía gamer sau sự kiện FPT Online công bố ngừng phát hành PTV.
Nhận định trên không phải là vô căn cứ, kể từ đầu năm đến nay chúng ta đã chứng kiến TAAN, Cabal, Cửu Long Tranh Bá phải dứt áo ra đi. Cộng thêm với PTV nữa là 4 và chưa hề có bất cứ dấu hiệu gì cho thấy bản danh sách này sẽ không tiếp tục được nối dài.
Tỷ Phú Online được nhiều gamer dự đoán khó có thể vận hành lâu nữa.
Điểm lại các GO đang vận hành, chắc hẳn ai cũng kể rõ được một vài ứng viên đã hết hot từ lâu và chắc chắn các NPH, đặc biệt là những doanh nghiệp “tậu” nhiều sản phẩm mới về nước sẽ phải thanh lý đồ cũ để dồn lực lượng nhân sự cho dự án sắp chào đời.
“Dạo này cứ vừa chơi vừa lo ngay ngáy ngày hôm sau có thông báo đóng cửa, dù ít người chơi so với trước đây nhưng mình vẫn còn nhiều bạn bè trong game lắm”, Nguyễn Bách, game thủ đang bắn bó với Tỷ Phú Online – một trong những sản phẩm “rệu rã” nhất Việt Nam tâm sự.
Không chỉ có Bách và gamer Tỷ Phú nói riêng mà rất nhiều cộng đồng khác trong Vương Quốc Bay, Cỗ Máy Thời Gian, Tung Hoành Thiên Hạ, QWorld… cũng lo ngại rằng món ăn ưa thích của mình sắp mất đi.
Video đang HOT
Các NPH đang chạy theo “mốt” mà quên mất sản phẩm cũ?
Dĩ nhiên, không có sản phẩm nào tồn tại mãi mãi và game online cũng vậy, khi đã không còn sinh lãi và hết hút khách thì đóng cửa cũng là điều dễ thông cảm.
Dẫu vậy vẫn có nhiều trường hợp do mải chạy theo các trò chơi mới mà họ rút dần đội ngũ vận hành từ dự án cũ khiến chất lượng game giảm hẳn. Thậm chí do cạnh tranh không để đối thủ hớt mất sản phẩm tiềm năng nên họ cứ bỏ tiền mua trước mà chưa cần biết về nước chúng có thực sự hợp ý khách hàng hay không.
“Không hiểu vì sao các NPH cứ thích chạy theo mua đồ mới mà không chú tâm săn sóc cộng đồng cũ, hãy nhìn Blizzard, bao năm nay họ dồn sức làm việc nghiêm túc thực sự với World of WarCraft đấy thôi”, game thủ nickname Mtam32 phát biểu.
Cộng đồng càng nhỏ, càng trung thành hơn. (Hình minh họa).
Đúng như vậy, game online cao tuổi đồng nghĩa với việc chúng sở hữu sẵn một cộng đồng trung thành gắn bó nhiều năm liền, dù số lượng thành viên trong cộng đồng ấy không nhiều nhưng đều rất đáng quý. Đơn cử như Phi Đội, có thể nói cộng đồng người chơi sản phẩm này luôn đoàn kết một lòng để đẩy chất lượng trò chơi tiến lên nhưng rốt cuộc NPH lại khiến họ thất vọng.
Chưa hết, đã có một số trường hợp trước khi thông báo chấm dứt vận hành, doanh nghiệp còn mở các sự kiện như nạp thẻ nâng đôi điểm kinh nghiệm, ân xá tài khoản bị khóa khiến gamer “tưởng bở” đổ xô chi tiền và bàng hoàng nhận tin dữ chỉ vài ngày sau đó.
“Chính thị hiếu giới trẻ khiến game đóng cửa nhiều”. (Hình minh họa).
Nhưng cũng có nhiều ý kiến phản bác lại cách nghĩ trên với lập luận game thủ Việt quá khó để… chiều: “Nếu gamer nước mình mà chuộng gameplay hơn mấy cái auto, cày kéo thì chắc các NPH đã nghĩ khác, họ cũng muốn chăm lo cho game cũ lắm nhưng khách hàng cứ đổ xô sang các trò chơi mới đồ họa đẹp thì biết làm thế nào?”, game thủ nickname SongBa tâm sự.
Thiết nghĩ đóng cửa game trước hết chính là lỗi của NPH và không thể phủ nhận trách nhiệm của họ, tuy nhiên “làn sóng” ấy có lan tràn hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng người chơi.
Hi vọng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, các sản phẩm mới sẽ dần nâng cao chất lượng để dần uốn nắn game thủ theo thị hiếu mới, coi trọng “chất” chứ không phải cái vỏ bên ngoài.
Theo Gamek
Những ngôi sao trong làng game Việt đầu năm 2010
Rất nhiều tên tuổi lớn đã xuất hiện trong quý I nhưng chỉ một số ít nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ game thủ.
Game bắn súng: Bad Company 2 (PC, PS3, Xbox 360)
Vượt qua các đối thủ như Mass Effect 2 hay Metro 2033, tác phẩm của DICE xứng đáng là game bắn súng số 1 giai đoạn đầu năm. Thậm chí cả ngôi vị tưởng như không thể lay chuyển của Modern Warfare 2 cũng bị tựa game này đe dọa.
Tương tự như xu thế chung của các game bắn súng hiện nay, Bad Company 2 tập trung các tinh hoa của mình trong phần chơi mạng. Bad Company 2 đã gây cơn sốt ngay từ giai đoạn beta phần chơi multiplayer và cơn sốt đó cho tới nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Học tập được các điểm mạnh của Modern Warfare 2 và cũng tránh được các sai lầm mà tựa game của Infinity Ward từng mắc phải, Bad Company 2 đã xác lập được vị thế của mình trong làng game bắn súng vốn có sự cạnh tranh cực kỳ gay gắt. Bản đồ rộng lớn, các class nhân vật hấp dẫn, hệ thống vật lý đỉnh cao cũng như rất nhiều các trang bị chiến tranh hiện đại đã góp phần giữ chân game thủ.
Game nhập vai: Final Fantasy XIII (PS3, Xbox 360)
Dù trên bình diện thế giới, Mass Effect 2 mới là game nhập vai số 1 trong năm 2010 tính tới thời điểm này nhưng ở Việt Nam, mọi chuyện không diễn ra theo chiều hướng đó. Final Fantasy XIII mới là tựa game nhập vai được yêu thích nhất.
Dòng game Final Fantasy sở hữu một lượng fan rất lớn tại đất nước hình chữ S và ngoài ra, các game thủ hâm mộ game nhập vai Nhật Bản khác cũng dễ tiếp thu tựa game của Square Enix hơn là phong cách nhập vai pha chất hành động của Mass Effect 2.
Tuy không sản sinh được những hình tượng bất hủ như Tifa hay Sephiroth nhưng Final Fantasy XIII chắc chắn vẫn sẽ được nhắc tới trong một thời gian dài nữa. Trong khi đó, dù chỉ huy trưởng Shepard trong series Mass Effect có tài năng tới đâu, anh cũng không thể chiếm trọn trái tim game thủ Việt.
Game hành động: God of War III (PS3)
Dante's Inferno, Bayonetta hay Darksiders đều là các game hành động hay và đáng chơi. Tính tới trước tháng 3 năm 2010, chúng cũng được người ta nhắc đến khá nhiều và là chủ đề chính trong không ít topic tranh luận trên các diễn đàn. Tuy vậy, khi gã chiến binh đầu trọc khát máu Kratos xuất hiện, 3 cái tên kia coi như "mất tích" trong câu chuyện của game thủ.
Các kiệt tác thường gây ra tranh cãi và God of War III cũng vậy. Cốt truyện của game còn nhiều điểm mù mờ, sự logic trong kết nối với các sự kiện của 2 phần trước có thể cũng bị nghi ngờ đôi chỗ. Nhưng không sao! Chỉ cần bản nhạc nền oai hùng của game cất lên, người chơi sẽ quên đi tất cả những thứ đó để hòa vào dòng sông máu xuất phát từ cuộc trả thù của Chiến thần.
Đồ họa vượt trội, gameplay cực kỳ đã tay và nhất là sự hoành tráng trong từng chi tiết nhỏ nhất của God of War III là những vũ khí giúp tựa game này ngạo nghễ vượt qua các đối thủ dù chỉ mới xuất hiện trên thị trường khoảng 3 tuần ngắn ngủi.
Game chiến thuật: StarCraft II beta (PC)
Đây là một trường hợp rất thú vị. Trong ba tháng đầu năm, game thủ đam mê thể loại RTS đã được đón nhận một số game phát hành như Dawn Of War II: Chaos Rising, Napoleon: Total War, Supreme Commander 2 hay Command & Conquer 4: Tiberium Twilight nhưng chúng lại không phải là tâm điểm chú ý.
Bản close beta của StarCraft II mới là game chiến thuật được quan tâm nhất trong giai đoạn này. Dù gần như không có game thủ Việt Nam nào được tham gia chơi một cách chính thức nhưng số lượng topic bàn tán về game vẫn mọc ra như nấm trên các diễn đàn. Game thủ cũng đã mày mò tìm cách bẻ khóa game đã có thể chơi với AI nhằm làm quen với các tính năng mới mà Blizzard đã tung ra.
Đáng tiếc là hãng game khổng lồ này không có ý định tổ chức open beta rộng rãi trên toàn thế giới mà chỉ ưu tiên cho thị trường Hàn Quốc. Vì thế dù có "sốt" đến mấy, game thủ Việt Nam cũng chỉ biết đứng từ xa thèm khát mà thôi.
Theo Gamek
"Game PC vẫn sống khỏe" Hãng phát hành khổng lồ Sega đã lên tiếng bảo vệ game PC đồng thời coi đây là một thị trường mạnh mẽ và quan trọng của cả ngành công nghiệp. Doanh số bán lẻ đĩa game PC đã tiếp tục tụt dốc trong năm 2010, tuy nhiên ông John Clark, Giám đốc điều hành của Sega UK cho rằng đó chưa phải...