Sau phim Đông Cung, fan nào cũng ước 6 tuyệt phẩm ngược tâm này được chuyển thể
“Vũ trụ” ngôn tình vẫn còn nhiều tuyệt phẩm ngược tâm như Đông Cung mà tin rằng nếu được chuyển thể thành phim sẽ khiến fan nức lòng.
Khán giả và độc giả đợi hơn ba năm, cuối cùng cũng đợi được một tác phẩm ngược tâm như Đông Cung lên sóng. Không cần để ý kĩ cũng thấy dòng phim chuyển thể của Trung Quốc thường có cái kết có hậu, thậm chí nguyên tác kết buồn cũng được cải biên để làm hài lòng phần đông khán giả. Chính vì thế những tác phẩm chuyển thể “ngược đích thực” trở thành “hàng hiếm”. Cùng điểm qua 6 tác phẩm ngôn tình ngược tâm tơi tả mà nếu được chuyển thể thành phim, hẳn các fan sẽ vui mừng không xuể.
1. Phế Hậu Tướng Quân – Nhất Độ Quân Hoa
Phế Hậu Tướng Quân thường được nhắc tên cùng Đông Cung trong hàng ngũ những tác phẩm ngôn tình ngược tâm bậc nhất. Truyện xoay quanh cuộc đời của nữ tướng quân Tả Thương Lang tinh thông võ nghệ, túc trí đa mưu, nhưng đáng tiếc cuộc đời nàng chỉ yêu có một người là Mộ Dung Viêm tham vọng ngút trời. Nàng có công lớn giúp hắn đến ngôi hoàng đế, nhưng trước giang sơn rộng lớn và tham vọng bá quyền của hắn nàng là một phế hậu tướng quân, một thế thân, một thuộc hạ tận trung hay chẳng hơn gì một nghĩa khuyển?!
Xét về độ ngược tâm ngược thân, phải nói rằng Phế Hậu Tướng Quân không thua kém Đông Cung, thậm chí nam chính Mộ Dung Viêm còn bị ghét hơn cả Lý Thừa Ngân, cho nên cái kết cho tác phẩm này, chỉ có một chữ “thảm”. Nếu một ngày nào đó Phế Hậu Tướng Quân được chuyển thể, tin rằng phải có dàn diễn viên và kịch bản xứng tầm mới truyền tải được hết sự đau thương trong tác phẩm này.
2. Gấm Rách – Phỉ Ngã Tư Tồn
Trong “vũ trụ” của “bi tình thiên hậu” Phỉ Ngã Tư Tồn, rất ít nhân vật có được hạnh phúc, rất ít tác phẩm có cái kết vui vẻ. Nhưng giữa hàng loạt tuyệt phẩm ngược tâm, vẫn hiếm có tác phẩm nào gây dằn vặt như Gấm Rách. Trong Gấm Rách, Thánh Phó Hâm bất hạnh vướng vào thiên la địa võng âm mưu của hai người đàn ông, một yêu cô nhưng sẵn sàng hủy hoại cô vì gia đình, một nữa yêu cô nhưng chỉ có thể đặt cô phía sau lợi ích. Phó Hâm chọn tình yêu, trong khi những người đàn ông yêu cô đều để tình yêu sau những điều khác, cho nên khi ván bài lật ngửa, cô chọn cách tự kết thúc đời mình.
Ngay từ tựa truyện, ta đã dự cảm được đây sẽ là một tác phẩm không có kết cục tốt. Mọi thứ đều tả tơi, dù là tình yêu hay cuộc sống hay sinh mệnh. Gấm Rách từ lâu đã được xem là tác phẩm cực ngược và có nhiều trường đoạn gây ức chế nhất nhì trong giới ngôn tình. Những nhân vật trong tiểu thuyết này đều có tâm lý đặc biệt phức tạp, cộng thêm cốt truyện đan cài nhiều lớp nên có lẽ sẽ khá khó để lột tả hết trên phim.
3. Nợ Em Một Đời Hạnh Phúc – Phỉ Ngã Tư Tồn
Nợ Em Một Đời Hạnh Phúc xoay quanh chuyện tình nhập nhằng giữa Nhiếp Vũ Thịnh và Đàm Tĩnh. Bảy năm trước xa nhau vì hiểu lầm, bảy năm sau tái ngộ lại đeo sầu mới. Câu chuyện của đôi Romeo và Juliet thời hiện đại có độ dài vượt trội hơn các tác phẩm trước của Phỉ Ngã Tư Tồn với những ngọt đắng đan xen khó mà dứt ra được. “Có một loại tình yêu không thay đổi theo thời gian, có một loại tình yêu càng giằng xé càng sâu sắc.”
Video đang HOT
Thực tế, vào tháng 10/2015 đã manh nha có thông tin Nợ Em Một Đời Hạnh Phúc được công ty Văn hoá Nghệ Thuật Thế Kỷ Quang Thái Bắc Kinh mua bản quyền và tích cực chuẩn bị để lên sóng. Tại thời điểm đó, cư dân mạng còn rất hồ hởi đề cử những gương mặt nam thần quen thuộc như Chung Hán Lương, Hồ Ca cho vai nam chính. Tuy nhiên, đã mấy năm trôi qua vẫn không có thêm thông tin nào về việc chuyển thể này, tin tức cũng chìm vào quên lãng. Nhưng trong số các tác phẩm của “mẹ Phỉ”, đây là một cái tên đáng chuyển thể.
4. Phấn Hoa Lầu Xanh – Tào Đình
Phấn Hoa Lầu Xanh tin rằng là một tác phẩm nổi tiếng được nhiều độc giả biết đến dù có phải là fan truyện ngôn tình hay không. Tiểu thuyết là câu chuyện tự thuật về cuộc đời của một cô gái tên Sở Sở ở thời Bắc Tống. Xuất thân gia giáo, nhan sắc mỹ miều, công dung ngôn hạnh đều có nhưng cuộc đời Sở Sở lại liên tục gặp phải những gã đàn ông hèn hạ. Vì họ mà nàng đi đến đường phải vào lầu xanh, để rồi tại đây lại tiếp tục chuốc thêm bao nhiêu nỗi khổ. Đến cuối cùng, Sở Sở vẫn là vì người nàng từng kết duyên phu thê và tình yêu đầu đời mà tự vẫn, xem như tự giải thoát mình khỏi một đời truân chuyên.
Tác phẩm là một truyện thuần phong kiến, thuần ngược đích thực. Và đây không phải một truyện ngôn tình hời hợt, mà sẽ ám ảnh và gợi mở nhiều suy nghĩ về thân phận và quyền con người của phụ nữ trong xã hội cũ. Có lẽ vì sở hữu nội dung quá “nặng” nên Phấn Hoa Lầu Xanh vẫn chưa được nhắm để chuyển thể chăng?
5. Xin Lỗi Em Chỉ Là Con Đĩ – Tào Đình
Thêm một tác phẩm nữa của Tào Đình được xếp vào hàng “đau thấu tâm can”. Cuốn truyện này không phải một tiểu thuyết nhạy cảm, nó kể về những nỗi đau của cô gái Hạ Âu – người mang tiếng là đĩ – với bạn trai Hà Niệm Bân. Số phận của Hạ Âu thảm thương, dày vò thể xác là một chuyện, dày vò tinh thần mới là ám ảnh đáng sợ nhất, đau nhất là người cô yêu dù có yêu cô cách mấy, cũng không thể lấy cô bởi cô chỉ là “một con đĩ khác thường”. Đây là một cuốn sách quá buồn cho những tâm hồn hơi yếu đuối, tuy cái tên khiến độc giả có phần “sốc”, nội dung trong nó là một thiên truyện xúc động đã khiến nhiều độc giả phải nhớ đến sâu sắc.
6. Anh Sẽ Đợi Em Trong Hồi Ức – Tân Di Ổ
Bên cạnh Phỉ Ngã Tư Tồn, Tân Di Ổ cũng là một tác giả nổi tiếng “nhẫn tâm” với các nhân vật của mình. Số bảy là một con số đẹp, và chuyện tình trong Anh Sẽ Đợi Em Trong Hồi Ức cũng gắn liền với khoảng thời gian bảy năm xa cách. Diêu Khởi Vân và Tư Đồ Quyết dành cả thanh xuân yêu nhau, nhưng nếu Tư Đồ Quyết dũng cảm, thì người đàn ông như Khởi Vân lại do dự kém quyết đoán. Anh đã bỏ lỡ cô, nên đâu còn tư cách giành lại cô nữa. Thứ gì vỡ thì cũng đã vỡ, đó là “phương châm” cho truyện của Tân Di Ổ. Nhìn chung, đây là một tác phẩm rất thực, mang hơi thở hiện đại, nên biết đâu trong tương lai sẽ được các nhà làm phim chuyển thể “để mắt đến”!
Theo trí thức trẻ
Hoàng hậu trong "Đông Cung": Khi bạn quá đam mê "cosplay" nhưng lại bị bắt đi đóng phim
Có lẽ vị hoàng hậu của Lễ Triều chính là nhân vật tạo đươc nhiều ấn tượng nhất sau bộ đôi nam - nữ chính trong bộ phim cổ trang đình đám "Đông Cung".
Đông Cung là bộ phim đang nhận được nhiều sự quan tâm và theo dõi của khán giả đông đảo nhất hiện nay. Không chỉ nội dung "ngược tâm" bi đát mà Đông Cung còn thu hút người xem bằng tạo hình quá đỗi xinh đẹp của các nhân vật chính trong phim. Bên cạnh cặp đôi chính Lý Thừa Ngân (Trần Tinh Húc) và Tiểu Phong (Bành Tiểu Nhiễm), có một nhân vật khác hễ xuất hiện là y như rằng toàn bộ chú ý đều được đặt lên người đó. Người mà chúng ta nhắc đến không ai khác chính là hoàng hậu của Lễ Triều - mẹ nuôi của nam chính Lý Thừa Ngân.
Hoàng hậu Lễ Triều
Hoàng hậu (Trương Định Hàm) của Lễ Triều quả nhiên kế thừa tước vị "bồ tát giả" của tiểu Tần thị từ Minh Lan Truyện. Bề ngoài bà ta là một người tỏ vẻ hiền lương, thục đức, ra dáng một mẫu nghi thiên hạ nhân từ nhưng bên trong lại độc ác đến tột độ. Chỉ vì không có con cái, vị hoàng hậu này liền mưu hại Thục phi - mẹ ruột của Lý Thừa Ngân để mang chàng về nuôi lớn. Độc ác không phải là điều mà công chúng quan tâm, cái mọi người để ý lại xuất phát từ tạo hình, cách trang điểm của bà.
Bề ngoài hiền lành nhưng bên trong toàn rắn rết
Theo nguyên tác, hoàng hậu có nhan sắc kiều diễm nhưng chẳng hiểu vì sao khi lên phim, bà lại sở hữu phong cách trang điểm độc lạ như vậy. Với cặp lông mày vừa ngắn vừa vểnh ngược lên trời cộng theo đó là combo đôi môi chúm chím hình trái tim, tất cả tạo nên một khuôn mặt giải trí cho biết bao người. Được biết để có được dung nhan độc đáo này, nữ diễn viên Trương Định Hàm đã phải cạo đi một nửa lông mày giúp cho nhân vật được sống động và chân thực hơn.
Tạo hình của bà còn được đem so sánh với phiên bản "cosplay" của nhân vật Luban 7 - trong trò chơi King Of Glory nổi tiếng. Thậm chí, còn có người cho rằng tạo hình của hoàng hậu được lấy ý tưởng từ nữ hoàng đỏ Iracebeth trong bộ phim đình đám của Disney - Alice Through the Looking Glass(Alice Ở Xứ Sở Trong Gương).
Đã thế, hoàng hậu còn cho màu lông mày, chân mắt và môi cùng một tone. Nhìn không khác gì hồ ly tinh.
Đôi môi chúm chím giống geisha quá!
Khi bạn có đam mê cosplay nhưng bị bắt đi đóng phim
Nữ hoàng đỏ Iracebeth trong bộ phim Alice Ở Xứ Sở Trong Gương.
Mặc dù triều đại Lễ Triều trong Đông Cung chỉ là hư cấu thế nhưng hoàng thất họ Lý (Lý Thừa Ngân) lại giống với nhà Đường. Chính vậy nên, kiểu trang điểm này của bà cũng có nét giống với phụ nữ thời Đường. Ngó các bộ phim về thời Đường ngày xưa các vị hoàng hậu khác cũng có lối tạo hình như này.
Võ Tắc Thiên (Lưu Gia Linh) trong Địch Nhân Kiệt Chi Thông Thiên Đế Quốc (2010)
Uyển Hậu (Chương Tử Di) trong Dạ Yến (2006) cũng có tạo hình tương tự
Hiện tại, Đông Cung đang bước vào những tình tiết "ngược tâm" đến thê thảm. Cùng đón xem những tập tiếp theo của bộ phim cổ trang đình đám này vào lúc 20:00 hàng ngày trên trang mạng Youku, mỗi ngày một tập, riêng tài khoản VIP được xem trước tám tập.
Theo trí thức trẻ
Thành tích của 'Đông Cung': Chiếm sóng Weibo và Hotsearch, nam nữ chính và nội dung phim dần được khen ngợi "Đông cung" chính thức lên sóng cướp đi trái tim người hâm mộ bởi nhan sắc của nam nữ chính. Fan nguyên tác tán thưởng không ngừng. Đông Cung (ê67;) là bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Phỉ Ngã Tư Tồn. Đây một trong số những tác phẩm ngược tận tâm can, lấy hết nước...