Sau phát ngôn của Trấn Thành về Rap, cư dân mạng sao phải căng đến thế!
Rap Việt từng phải hoạt động ‘ underground’ thì đã sao? Fan Rap làm gì mà căng thế!
Trong tập 6 Rap Việt vừa phát sóng ngày 12/9, cư dân mạng lại có thêm một lần dậy sóng sau phát ngôn của Trấn Thành về việc tôn vinh dòng nhạc Rap. Nguyên văn lời dẫn của nam MC như sau: ‘ Chúng ta đã xóa đi ranh giới giữa âm nhạc underground và chính thống. Sẽ không có gì gọi là không chính thống cả nếu như điều đó mang tính nghệ thuật cao, được làm một cách chỉn chu, chuyên nghiệp và có đầu tư’.
Nhiều ý kiến cho rằng nam MC đã hạ thấp vị trí của Rap, mặc định Rap thuộc về Underground. Người thì bất bình trước việc tự tạo ra ranh giới trong âm nhạc qua câu nói trên của Trấn Thành. Một số còn cho rằng nam MC đang đưa ra những định nghĩa học thuật sai lầm.
Tuy nhiên, bạn thân mến, bản thân là một MC dẫn chương trình thực tế, phải tự ứng biến trên sóng mỗi lần quay, việc có những phát ngôn dễ gây hiểu lầm cũng là chuyện bình thường. Chưa kể, mục đích câu nói trên của Trấn Thành cũng chỉ nhằm tôn vinh dòng nhạc Rap – tâm điểm của show Rap Việt, liệu có đáng để mang ra mổ xẻ rồi nâng cao quan điểm?
Fan Rap có thực sự cần tự ti đến thế để rồi phản ứng?
Những người tự xưng là fan Rap ruột lên tiếng phê phán câu nói đang hạ thấp vị trí của Rap, tự hô hào Rap không phải Underground, cảm thấy bị ‘coi thường’ khi nói Rap thuộc Underground. Thế nhưng, nhìn lại lịch sử phát triển của Rap, bạn sẽ nhận ra phản ứng trên thực chất là một sự tự ti không đáng có nếu là một fan Rap chân chính.
Underground dịch nôm na ra tiếng Việt là ‘phía dưới mặt đất’ hay ‘dưới lòng đất’ – chỉ những nơi như hầm, đường ngầm… Hoạt động âm nhạc Underground là những hoạt động trình diễn chưa được công khai trên sân khấu lớn, chưa được chính thức thể hiện trên truyền thông đại chúng (mass media) để đông đảo khán giả biết đến. Rap Việt nói riêng và Rap trên thế giới nói chung đều từng có một thời hoạt động như thế.
Nếu thực sự yêu Rap, tại sao bạn phải tự ti phủ nhận chính quá khứ đã tạo nền tảng cho Rap vươn lên như bây giờ? Nếu không có thời gian bền bỉ ‘hoạt động ngầm’ để duy trì ngọn lửa Rap, thì làm gì có ngày hôm nay, các Rapper dần nổi tiếng, có sự nghiệp, khẳng định được vị trí của mình trong nền âm nhạc đại chúng được coi là chính thống để tạo dựng ra một show tầm cỡ như Rap Việt?
Rap Việt nói riêng và Rap trên thế giới nói chung đều từng có một thời ‘hoạt động ngầm’, công chúng ít người biết đến.
Chưa kể, cứ nói là ‘âm nhạc không có ranh giới’, nhưng chính những người phản đối, tự ái vì Trấn Thành xếp Rap vào Underground mới đang tự mình tạo ra ranh giới, rồi mới thấy tự ti vì dòng nhạc mình thích đang bị ‘đánh giá thấp’.
Nếu thực sự là fan Rap chân chính, đáng ra bạn nên tự hào khi Rap ngày càng nổi và được cộng đồng đại chúng biết đến, chứ cứ ai nhắc đến Rap là Underground lại ‘nhảy dựng’ lên thì thực sự chả có nghĩa lý gì.
Lý thuyết thì là ‘không ranh giới’, nhưng chuyện phân chia ‘lớn nhỏ giàu nghèo chính phụ’ trước giờ vẫn là lẽ tự nhiên, cớ gì phải phản đối?
Đồng ý rằng chuyện ‘âm nhạc không có ranh giới’ là lý tưởng mà ai cũng mong muốn nhưng đặc thù tự nhiên vốn dĩ luôn có phân chia lớn nhỏ, giàu nghèo, chính phụ… từ trong thiên nhiên cho đến xã hội hiện đại. Nếu đã là lẽ tự nhiên, chúng ta chẳng việc gì phải gồng mình lên mà kháng cự. Thay vào đó, hãy cứ chấp nhận những ‘lằn ranh’ đó như một thước đo tự nhiên của cuộc sống để mà phấn đấu, để mà vươn lên, để trở thành một phiên bản tốt hơn trong hiện tại, chẳng phải tốt hơn sao?
Chuyện phân biệt Underground và Nhạc chính thống cũng vậy. Và nó đơn giản cũng chỉ là cách xã hội phân biệt giữa những người hoạt động âm nhạc chưa được đại chúng biết đến, chưa có tầm ảnh hưởng tới xã hội với những nghệ sĩ được phong danh hiệu chính thống, được đại chúng biết đến và có tiếng nói gây ảnh hưởng tới công chúng.
Phân chia ranh giới là quy luật tự nhiên, hà cớ gì phải phản kháng?
Thực chất, trước khi hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, nghệ sĩ nào chả từng trải qua những giai đoạn hoạt động không chính thống. Người may mắn thì bắt đầu từ ngày sinh viên, người kém may hơn thì chờ tốt nghiệp đại học rồi mới bắt đầu theo đuổi đam mê. Đó có thể là những phòng trà, những quá bar nhỏ, những sân khấu kịch mini, những vai diễn phụ hay có khi là hội chợ, lô tô… Phải qua biết bao năm hoạt động như vậy, kiên trì bền bỉ, họ mới có ngày được bước lên những sân khấu lớn, những buổi hoà nhạc cộng đồng, rồi truyền hình trực tiếp… có mấy người ‘một bước lên tiên’?
Rap Việt cũng như dòng nhạc Rap từng trải qua thời kỳ như vậy. Từ việc ở ‘phía dưới’ vầng hào quang rồi vươn lên để toả sáng vốn dĩ là việc đáng tự hào. Ý đồ của Trấn Thành trong câu nói đầu bài cũng là như vậy thôi.
Bạn thân mến, nếu là fan Rap thực sự, chắc chắn bạn sẽ chẳng tự ti như thế… và cũng chẳng ngại ngần trước nhận định Rap đã đàng hoàng nỗ lực bước từ trong bóng tối ra ánh sáng hoà mình vào vầng hào quang Rap đáng được có như bao dòng nhạc khác, phải không?
Trấn Thành gây tranh cãi khi 'tâng bốc' Rap Việt, fan kêu gọi đổi tên chương trình thành 'Triết Lí Việt'?
Lời chia sẻ mới đây của nam MC đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội.
Hôm qua 12/9, Rap Việt chính thức lên sóng tập đầu viên của vòng Đối đầu vốn được khán giả vô cùng chờ đợi. Những chia sẻ đầu chương trình của host Trấn Thành đã gây chú ý: 'Chúng ta đã xóa đi ranh giới giữa âm nhạc underground và chính thống. Sẽ không có gì gọi là không chính thống nếu như điều đó mang tính nghệ thuật cao, được làm một cách chỉn chu, chuyên nghiệp và có đầu tư.'
Trailer tập 7 Rap Việt
Khi nói về thành công của Rap Việt, Trấn Thành không ngần ngại nhận định chính chương trình đã góp phần xóa đi cái gọi là 'ranh giới' giữa âm nhạc chính thống và underground.
Nam MC không quên bày tỏ cảm giác vui và hạnh phúc khi được la mot phan nho nho trong chuong trinh, co the giup cho nhung nguoi ba, nhung nguoi me noi tro o nha - những người vốn vô cùng xa lạ với khái niệm rap - có thể nhìn nhận nó theo một khía cạnh tích cực hơn. Khi hieu ro hon ve no, yeu thich no, thay thu vi. Nghe rap thay cuoc đoi hanh phuc hon. Co nhieu nguoi buon, nghe rap thay co cau chuyen minh trong đo, co nghi luc song hon.
'Chủ xị' Rap Việt bày tỏ sự tự hào khi chương trình dần đến gần hơn với công chúng.
Những chia sẻ thật tâm của Trấn Thành đã nhanh chóng gây ra cuộc tranh cãi lớn trên mạng xã hội. Ngoài những ý kiến đồng tình, cũng có những quan điểm thể hiện sự không hài lòng trước nhận định của nam MC. Cụ thể, nhiều người cho rằng giữa underground và nhạc mainstream (chính thống) sẽ luôn có ranh giới vì chẳng phải ngẫu nhiên, người ta lại phân loại như vậy. Cả hai màu sắc âm nhạc này có những tính chất khác nhau rõ rệt.
Một bộ phận khán giả tỏ ra ngán ngẩm khi nam MC liên tục dùng những câu nói đậm tính triết lý, có ý kiến thậm chí kêu gọi chương trình nên đổi tên thành 'Triết Lí Việt'.
Đa phần khẳng định Trấn Thành đã sai trong lần phát ngôn này.
Trở lại với Rap Việt, ở tập 7 lên sóng tuần này, team Wowy chính thức 'khai hỏa' đường đua với 8 'chiến binh' của mình. #TeamWowy đã cống hiến cho khán giả những màn trình diễn bùng nổ và vô cùng mãn nhãn.
Kết thúc tập 7, đội hình team Wowy có 5 thành viên đó là: Dế Choắt, F, Lăng LD, Tony D và JBee7.
Vpop tuần qua: Khả Ngân gây bão vì phát ngôn 'hơn Chi Pu', K-ICM 'kiêm chức' ông bầu trẻ Khả Ngân đã gián tiếp 'tuyên chiến', vậy Chi Pu có động thái đáp lại như thế nào? K-ICM thành ông bầu khi mới hơn 20 tuổi Sau khi đạt được thành công rực rỡ ở vai trò nhà sản xuất âm nhạc, mới đây, K-ICM lại tiếp tục thử thách bản thân trong một khía cạnh hoàn toàn khác: hỗ trợ, đào...