Sau phán quyết, Campuchia nhờ Trung Quốc xây toà nhà hành chính của quốc hội
Một thông cáo báo chí của Quốc hội Campuchia cho hay trong cuộc họp tại Bắc Kinh ngày 26.7 giữa Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin với Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Trương Đức Giang, ông Heng Sarin đã đề nghị Trung Quốc giúp xây dựng tòa nhà hành chính cao 12 tầng trong trụ sở Quốc hội ở Phnom Penh.
Ông Trương Đức Giang đã ghi nhận ý kiến này và sẽ chuyển tới để Chính phủ Trung Quốc thông qua.
Một số nhà phân tích chính trường Campuchia nói rằng dù sự kiện này ít được dư luận chú ý hơn so với việc Campuchia lặp lại lập trường ủng hộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, nhưng cũng phản ánh quan hệ hết sức gần gũi hiện nay giữa hai nước.
Campuchia đã không thể phủ nhận rằng bị chịu ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc và đã trở thành một trong những đối tác quốc tế gần gũi nhất của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.
Video đang HOT
Thủ tướng Hun Sen nói Trung Quốc là bạn đáng tin cậy nhất của Campuchia.
Thủ tướng Hun Sen gần đây mô tả Trung Quốc là “bạn đáng tin cậy nhất” đối với Campuchia. Trong một chuyến thăm chính thức của Quốc vương Norodom Sihamoni đến Bắc Kinh vào đầu tháng Sáu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ca ngợi Campuchia như một “láng giềng tốt, giống như một người anh em” và “một người bạn tốt với sự chân thành.”
Trung Quốc đã trở thành nhà viện trợ phát triển lớn nhất của Campuchia và cung cấp dịch vụ đầu tư nước ngoài. Như một nguồn hỗ trợ phát triển, Trung Quốc đã giải ngân được hơn 200 triệu USD mỗi năm kể từ năm 1992 và đã cung cấp khoảng 3 tỷ USD vốn vay ưu đãi và viện trợ cho Campuchia.
Mới đây, sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Campuchia Hun Sen với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề Hội nghị cấp cao Á- Âu, ông Hun Sen nói rằng Trung Quốc đã đồng ý viện trợ không hoàn lại cho Campuchia khoảng 600 triệu USD để sử dụng cho các lĩnh vực “bầu cử, y tế, giáo dục, nước sạch”.
Theo Danviet
Trung Quốc- Campuchia bàn riêng những gì về Biển Đông?
Trong khi những nỗ lực chỉ trích hành động sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông được cho là bị ngăn cản bởi Lào và Campuchia, thì một cuộc họp song phương, Bắc Kinh đã công khai ca ngợi sự ủng hộ của Phnom Penh dành cho mình trong vấn đề Biển Đông.
Sau các cuộc thảo luận đầy bế tắc giữa 10 nước thành viên ASEAN, tuyên bố chung của ASEAN đã bày tỏ quan ngại trước những hoạt động của Trung Quốc, song không làm nổi bật vấn đề này như từng tuyên bố trước đó.
Những chỉ trích về hành động sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông được cho là đã bị hạn chế bởi Lào và Campuchia, theo Reuters.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen bắt tay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong một cuộc gặp hồi tháng 4.
Tuy vậy, trong cuộc hội đàm với Người đồng cấp Campuchia Prak Sokhonn bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Lào, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng "vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực và hợp tác Trung Quốc-ASEAN là hòa bình và ổn định ở khu vực". Trung Quốc cũng bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện đơn phương của Philippines và khẳng định phán quyết đó "không có hiệu lực".
Ngoại trưởng Vương Nghị nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Campuchia và các quốc gia ASEAN khác để thực thi đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Ông Prak Sokhonn tuyên bố những tranh chấp chủ quyền biển ở Biển Đông không phải là một vấn đề giữa ASEAN với Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh rằng vụ kiện về Biển Đông đã phương hại tới sự ổn định của khu vực.
Tờ Campuchia Daily cũng cho biết, Campuchia đã ngăn cản việc ra một tuyên bố chung chỉ trích những hành động sai trái của Bắc Kinh trên Biển Đông cũng như ủng hộ phán quyết tòa án Liên Hợp Quốc về vụ kiện Biển Đông.
Một phát ngôn viên chính phủ Campuchia, người cho biết Trung Quốc tuần trước hứa hẹn sẽ bơm cho Campuchia hơn nửa tỷ USD tiền viện trợ, cho biết họ không muốn can thiệp vào tranh chấp nước ngoài về chủ quyền, nhưng một quan sát viên cho biết Campuchia tuyên bố không can thiệp nhưng lại không muốn đứng ngoài, ngược lại gây áp lực ngăn cản để tạo hướng có lợi cho Trung Quốc.
Trong khi đó, trong một tuyên bố chung được công bố ngày 25.7, các Ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã chỉ trích Trung Quốc bằng những ngôn từ có tính chất xoa dịu liên quan tới việc nước này bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông.Tuyên bố chung cũng không đề cập tới phán quyết của Tòa Trọng tài hôm 12.7 về vụ kiện giữa Philippines với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuyên bố có đoạn viết: Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do đi lại trên biển và trên không ở Biển Đông".
Theo Danviet
Nga yêu cầu Trung Quốc ngừng "vo ve" ở Biển Đông? Những tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông là không mềm mại với Trung Quốc như thường lệ. Ngày 12.7, Tòa Trọng tài đã ra phán quyết bác bỏ đòi hỏi đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như hành vi của Bắc Kinh liên quan đến...