Sau nông dân, đại lý cám cũng sạt nghiệp vì dịch tả lợn châu Phi
Sau hơn 5 tháng xảy ra dịch tả lợn lợn châu Phi (DTLCP), nhiều hộ dân chăn nuôi và kinh doanh thức ăn, thuốc thú y ở Thủ đô gần như “trắng tay”.Người dân đang rất mong chính quyền và ngân hàng nhanh chóng hỗ trợ, khoanh, giãn nợ cho bà con.
Đại lý cám, thuốc cũng điêu đứng
Sau khi DTLCP tấn công hơn 5 tháng không chỉ người chăn nuôi phải chịu thiệt hại nặng nề mà các đại lý bán cám, thuốc thú y cũng lâm cảnh sống dở, chết dở. Đến thời điểm này, DTLCP vẫn diễn biến phức tạp càng khiến cho các các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng sụt giảm doanh số. Nhiều đại lý lao đao bởi không đòi được nợ mà vẫn phải trả khoản lãi vay ngân hàng để duy trì hoạt động…
Theo ông Nguyễn Quang Thắng – Giám đốc Công ty TNHH Thiên Quang (huyện Chương Mỹ), nếu trước đây, mỗi tháng, công ty cung cấp cho thị trường khoảng 3.000 tấn thức ăn chăn nuôi thì nay giảm, chỉ còn khoảng 1.500-1.800 tấn/tháng. Để kích cầu, công ty đã hạ giá bán 5.000-10.000 đồng/bao nhưng tiêu thụ vẫn kém. Do đó, công ty sản xuất cầm chừng để tránh lỗ…
Người chăn nuôi lợn thiệt hại nặng nề sau “bão” dịch. Ảnh: Hải Đăng
Trong khi đó, bà Trần Thị Hạnh – chủ đại lý thức ăn chăn nuôi ở huyện Đan Phượng cho biết, khi chưa có dịch, mỗi tháng đại lý bán được khoảng 100 tấn, có tháng 120 tấn; nay chỉ còn 50-60 tấn. Phần lớn các hộ chăn nuôi mua chịu, quay vòng 4-6 tháng, khi bán đàn lợn mới trả tiền.
Video đang HOT
“Số tiền hộ chăn nuôi nợ đại lý khoảng 1,5-2 tỷ đồng, chiếm 30% số vốn hoạt động của đại lý. Do nợ cũ vay ngân hàng chưa trả hết, đại lý phải vay thêm 100-200 triệu đồng với lãi suất khoảng 0,8%/tháng, thậm chí là vay lãi cao bên ngoài để duy trì hoạt động kinh doanh…”- bà Hạnh lo lắng nói.
Nhiều giải pháp cấp bách
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, tính đến ngày 18/8, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 29.048 hộ chăn nuôi (chiếm 36% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) ở 2.323 thôn, tổ dân phố của 447 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh và tiêu hủy 506.057 con lợn (chiếm 27% tổng đàn) với trọng lượng 34.775 tấn. Tổng số lợn nái, lợn đực giống phải tiêu hủy là 66.313 con, chiếm 13% tổng số lợn phải tiêu hủy trên địa bàn thành phố.
Đến nay, đã có 238 xã, phường (chiếm 53% tổng số xã, phường có dịch) và 3 quận: Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Hoàng Mai đã qua 30 ngày không phát sinh bệnh DTLCP.
Thời gian tới, theo dự báo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, người chăn nuôi chưa hết khó khăn, chưa thể tái đàn khi bệnh DTLCP chưa được khống chế.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, giải pháp quan trọng nhất hiện nay là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi, cắt giảm tối đa chi phí sản xuất để giảm giá bán sản phẩm. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa sản phẩm như cám gà, vịt, thủy sản… cho phù hợp với cơ cấu chuyển đổi chăn nuôi hiện nay.
Ông Nguyễn Quang Huy – Phó Chủ tịch UBND xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết, là địa phương hứng chịu thiệt hại khá nặng sau đợt DTLCP vừa qua, đến nay bà con có lợn bị tiêu hủy đã được hỗ trợ khoảng gần 4 tỷ đồng (gồm 3 đợt).
“Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi và tuyên truyền để bà con tiếp tục phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, xã cũng khuyến cáo bà con không nên tái đàn khi còn dịch và chờ chỉ đạo, hướng dẫn mới vào lợn”- ông Huy nói.
Để khuyến cáo nông dân trong phát triển chăn nuôi những tháng cuối năm, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho hay: TP.Hà Nội yêu cầu hạn chế việc chăn nuôi lợn trong khu dân cư, đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đáp ứng điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, không bảo đảm quy định về môi trường, phòng chống dịch bệnh…
“Bên cạnh đó, thành phố chỉ đạo các địa phương không tái đàn ở những cơ sở chăn nuôi đã bị bệnh DTLCP khi bệnh dịch chưa được khống chế hoàn toàn. Nếu các cơ sở chăn nuôi cố tình tái đàn sẽ xử lý theo quy định của pháp luật, khi xảy ra bệnh dịch phải tiêu hủy lợn sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.
Đối với các quận, thị xã, khuyến cáo người dân không chăn nuôi lợn mà chuyển đổi ngành nghề (trồng hoa – cây cảnh, làm dịch vụ…).
Nói thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Huy Đăng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho rằng: “Từ nay đến cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao, để ổn định sản xuất và cân đối cung – cầu, ngoài việc tái đàn theo quy định, theo, ngành nông nghiệp Thủ đô sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các sở, ngành, công ty, doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm… bàn giải pháp cụ thể về tiêu thụ thịt lợn và sản phẩm từ thịt lợn.
Mặt khác, ngành chú trọng cập nhật thông tin, thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác tới các quận, huyện và người dân về chủ trương, chính sách, các quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh.
Theo Danviet
Hà Nội: 50% số xã, phường, thị trấn đã qua 30 ngày không phát sinh bệnh dịch tả lợn châu Phi
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội vừa ban hành Báo cáo số 443/BC-SNN, về diễn biến và kết quả công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn thành phố.
Ảnh minh họa
Theo Sở NN&PTNT, trong ngày 14-8, bệnh DTLCP tiếp tục phát sinh tại 31 hộ chăn nuôi thuộc 8 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh, tiêu hủy 393 con với trọng lượng 27.457kg. Lũy kế đến nay, bệnh DTLCP trên địa bàn thành phố đã xảy ra tại 28.950 hộ chăn nuôi (chiếm 35,9% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) ở 2.321 thôn, tổ dân phố của 447 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh và tiêu hủy 505.229 con lợn (chiếm 27% tổng đàn) với trọng lượng 34.719 tấn. Tổng số lợn nái, đực giống mắc bệnh, tiêu hủy là 66.188 con, chiếm 13% tổng số lợn mắc bệnh, tiêu hủy.
Công tác phòng, chống dịch bệnh đã được các cấp, ngành và chính quyền các địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống; tuy nhiên dịch bệnh vẫn có diễn biến phức tạp. Ngoài các đợt vệ sinh, khử trùng tiêu độc đại trà; thành phố và chính quyền địa phương đã cấp bổ sung 244 tấn hóa chất và 8.245 tấn vôi bột để khử trùng, tiêu độc ổ dịch và nơi nguy cơ cao. Các ổ dịch được giám sát, phát hiện kịp thời, khoanh vùng và xử lý dứt điểm; số lợn mắc tại hộ có dịch được tiêu hủy kịp thời, đúng quy định và áp dụng đồng bộ, nghiêm túc các giải pháp phòng, chống dịch. Vì vậy, đến nay, toàn thành phố có 223 xã, phường, thị trấn (chiếm 50% tổng số xã, phường, thị trấn xuất hiện bệnh DTLCP) và 4 quận (Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Tây Hồ) dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh.
Về các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP thời gian tới, Sở NN&PTNT phối hợp cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã, các địa phương tập trung tăng cường kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ bệnh dịch đến từng hộ chăn nuôi; phát hiện và xử lý sớm, triệt để ngay từ giờ đầu, hướng dẫn triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống, xử lý bệnh theo quy định. Kịp thời thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về các quy định và biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Tiếp tục duy trì hoạt động các chốt kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông ra vào thành phố. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định pháp luật.
Cùng với đó, kiểm tra, rà soát, bổ sung đầy đủ vật tư, hóa chất phục vụ kịp thời công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh để các cơ quan, người dân nắm bắt tình hình, không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Theo PL&XH
TPHCM: Lợn bệnh vứt la liệt trong rừng tràm Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, nhiều nơi tìm mọi cách chống dịch thì ở TPHCM, người dân mang lợn chết vì dịch ra kênh, rừng tràm vứt la liệt, công tác tiêu hủy sơ sài khiến dịch bệnh trở nên phức tạp hơn. Đến nay, TPHCM đã có hơn 17.000 con lợn bị tiêu hủy do dịch Chôn...