Sau nhậm chức, Tổng thống Putin giải bài toán kinh tế thế nào?
Nền kinh tế Nga dường như đang gặp những khó khăn nhất định bởi các lệnh cấm vận từ phương Tây. Trong nhiệm kỳ thứ 4, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sẽ phải vận dụng những chiến lược đa dạng nhằm đối phó với những tác động này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Sputnik)
Ngày 7/5, ông Vladimir Putin đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ 4, cam kết sẽ mang lại cho nước Nga một “bước đột phá về kinh tế và công nghệ”, trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây đang bước vào giai đoạn căng thẳng nhất trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, nền kinh tế Nga ít nhất trong thời gian tới có thể sẽ không có nhiều thay đổi mang tính đột phá, vì căng thẳng với Mỹ và EU dường như đang khiến cho nước Nga gặp nhiều bất lợi.
Sau 4 năm kể từ sự kiện bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga, các lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Moscow ngày càng tăng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới một số các hạng mục và lĩnh vực. Thực tế là tuy giá dầu thô tăng liên tiếp trong 2 năm qua và nền kinh tế Nga nhìn chung đã tăng trưởng, nhưng tốc độ vẫn khá chậm so với kế hoạch đề ra.
Tổng thống Putin đã đề cử ông Dmitry Medvedev tiếp tục giữ chức thủ tướng. Ông Medvedev ngày 8/5 đã dễ dàng nhận được đủ phiếu thuận để tiếp tục cùng ông Putin chèo lái con thuyền kinh tế Nga thêm 1 nhiệm kỳ nữa.
Theo Bloomberg, ông Putin được cho là sẽ bổ nhiệm ông Alexei Kudrin, cựu Bộ trưởng Tài chính trong 2 nhiệm kỳ đầu của ông, vào một vị trí mới trong điện Kremlin để thúc đẩy các nỗ lực nhằm tái thiết nền kinh tế. Ông Kudrin là một gương mặt được các nhà đầu tư Nga rất tôn trọng, đã từng kêu gọi giảm bớt căng thẳng với phương Tây. Ông được cho là sẽ có nhiệm vụ xây dựng lại các mối liên kết kinh tế với Mỹ và EU trong tương lai, nhằm giảm bớt áp lực cho nền kinh tế Nga từ bên ngoài.
Video đang HOT
Nhân viên một công ty dầu khí Nga (Ảnh minh họa: Sputnik)
Theo 4 nguồn thạo tin, ông Putin dường như cũng sẽ bổ nhiệm cố vấn kinh tế của ông, Andrey Belousov, vào vị trí phó thủ tướng. Ông Belousov được cho là người ủng hộ quan điểm về vai trò quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế.
Hơn nữa, trong quan điểm của ông Putin, ưu tiên hiện tại là dường như giải quyết các vấn đề tồn tại trong nội bộ. Tổng thống Nga dự kiến sẽ công bố các mục tiêu kinh tế ngay sau khi nhậm chức, bao gồm việc tăng ngân sách cho các hạng mục chăm sóc sức khỏe, giáo dục và cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, giới quan sát cho biết hiện giờ Nga dường như muốn xóa bỏ khoảng cách về khoa học kỹ thuật với phương Tây. Hiện đại hóa các lĩnh vực dường như sẽ là yêu cầu bắt buộc mang lại “sức khỏe” cho nền kinh tế. Như vậy, về mặt chiến lược, Nga dường như vừa coi trọng việc phát triển nền kinh tế một cách tự lực, vừa không phủ nhận vai trò của việc xây dựng các mối quan hệ với bên ngoài.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng ngay lúc này Nga dường như không muốn tiếp tục gia tăng căng thẳng với phương Tây, nhưng họ sẽ không chỉ ngồi yên và đón nhận lệnh trừng phạt. Phép thử cho việc này sắp xảy ra vào giữa tháng 5 khi Quốc hội Nga được cho là sẽ lên kế hoạch trả đũa doanh nghiệp Mỹ nhằm đáp trả lệnh trừng phạt gần nhất của Washington.
Ông Andrei Kortunov, người đứng đầu Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga, một nhóm nghiên cứu do điện Kremlin sáng lập, nói: “Nga không có hứng thú với việc đối đầu với phương Tây vì họ hiểu rõ hậu quả tiêu cực về cả chính trị và kinh tế”. Tuy nhiên, ông Kortunov cho rằng Nga có thể sẽ không nhượng bộ.
Đức Hoàng
Theo Danviet
Kinh tế Nga có vượt "sóng cả" trong nhiệm kỳ 4 của ông Putin?
Với việc ông Vladimir Putin đắc cử nhiệm kỳ tổng thống 6 năm, AFP nhận định sẽ có rất nhiều thách thức về kinh tế mà nhà lãnh đạo Nga cần "chèo lái" con thuyền Nga vượt qua.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Sputnik)
Phát biểu tại một diễn đàn đầu tư quốc tế diễn ra ở thủ đô Moscow hồi tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Putin nhận định nền kinh tế Nga đang có dấu hiệu phục hồi với những chỉ số rất lạc quan về sức khỏe nền kinh tế. Tuy nhiên, theo AFP, dù kinh tế Nga đã ổn định sau giai đoạn suy thoái, nhưng mức tăng trưởng dự đoán chưa cao so với mức kỳ vọng của điện Kremlin.
Trong 6 năm kế tiếp, Tổng thống Putin được mong chờ sẽ tiếp tục điều phối con thuyền kinh tế Nga vượt hàng loạt con "sóng cả" với 5 thách thức chính, theo AFP.
Thách thức đầu tiên là về nguồn lực con người. Đây là một trong những điểm mà ông Putin bày tỏ sự quan tâm trong chiến dịch của ông. Sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, tỉ lệ sinh ở Nga đã có sự giảm sút. Sau vài thập niên, khi lực lượng sinh ra sau năm 1991 bước vào độ tuổi lao động, bài toán về số lượng và chất lượng nhân sự được cho là có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế Nga.
Thêm vào đó, thế hệ này tiếp tục bước vào độ tuổi sinh nở nhưng tỉ lệ sinh dường như vẫn chưa có cải thiện đáng kể. Cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin từng nhận định gần đây rằng khoảng 10-15 năm nữa lượng dân số trẻ của Nga sẽ giảm. Ngoài ra, những đòi hỏi về chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ nhân lực sẽ ngày càng khắt khe hơn.
Độ tuổi về hưu hiện tại của Nga là 55 với nữ và 60 với nam, vào hàng thấp trên thế giới. Với xu hướng suy giảm nhân khẩu học ở độ tuổi trẻ và các chế độ chính sách còn đang ở mức chưa cao, đây có thể trở thành một gánh nặng cho ngân sách của liên bang.
Bản thân ông Putin đã thẳng thắn cho rằng Nga cần phải có sự cải tổ, nhưng ông nhận định hiện tại chưa phải là thời điểm chín muồi. Với đồng lương không quá cao, nhiều người hưu trí ở Nga cũng gặp những khó khăn nhất định bởi sự tăng giá hàng tiêu dùng trong những năm gần đây. Nhằm đối phó với tình trạng này, điện Kremlin gần đây cho biết họ sẽ có những biện pháp hiệu quả nhằm giúp lương hưu tăng nhanh hơn lạm phát.
Nhân viên một công ty dầu khí Nga (Ảnh minh họa: Sputnik)
Thách thức thứ 3 nằm ở vấn đề thu hút đầu tư. Bản thân ông Putin cũng cho rằng Nga nên tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích cạnh tranh, tạo một môi trường thuận lợi hơn để thu hút dòng tiền từ nước ngoài. Các chuyên gia cho rằng sở dĩ Nga không trả đũa lệnh trừng phạt và các biện pháp cấm vận của Mỹ là vì Nga không muốn leo thang căng thẳng và khiến các nhà đầu tư nước ngoài khó khăn hơn trong việc tiếp cận thị trường Nga.
Tuy con số tăng trưởng đầu tư nước ngoài trong năm 2017 của Nga tăng 4,4%, nhưng con số khả quan này xuất phát từ những dự án lớn và chỉ đầu tư 1 lần như dự án xây cầu nối Crimea với Nga hoặc đầu tư cho World Cup 2018. Vì vậy, về lâu về dài, Nga cần có tầm nhìn chiến lược trong vấn đề thu hút dòng tiền từ bên ngoài đổ vào.
Theo ngân hàng Alfa, việc Nga tăng trưởng kinh tế là điều tốt, nhưng cơ cấu kinh tế của Nga phụ thuộc quá nhiều vào ngành thương mại hàng hóa và thiếu đi sự đa dạng cần thiết có thể là "con dao hai lưỡi". Đơn cử kinh tế Nga hưởng lợi từ mặt hàng năng lượng, dầu thô, khí đốt nhờ trữ lượng tự nhiên lớn từ những năm 2000 tới 2013, song tới năm 2015-2016, sự sụt giảm giá cả toàn cầu của mặt hàng này kéo theo sự khó khăn của nền kinh tế Nga.
Các chuyên gia cho rằng Nga cần đa dạng hóa hơn nữa nền kinh tế và nên bắt đầu cân nhắc tham gia một cách quyết liệt hơn nữa vào những ngành công nghiệp của tương lai như trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông minh, người máy.
Trong bài phát biểu hồi năm ngoái, ông Putin cho rằng Nga cần tăng năng suất lao động thông qua hiện đại hóa sản xuất và lập các đơn vị công nghiệp mới dựa trên những công nghệ hiện đại cũng như nâng cao chất lượng giáo dục. Năng suất lao động là một bài toán cần lời giải đáp, nhất trong hệ thống kinh tế mà các chuyên gia đánh giá là chưa tối ưu hóa tối đa và chưa đạt hiệu quả thực sự tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, nền kinh tế Nga cần phải cải tiến và hiệu quả hơn nữa nhằm đối diện với những thách thức khó khăn tăng dần.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Nước Nga dưới thời Putin: Chất lượng cuộc sống tăng gấp 3, nợ giảm 75% Kể từ khi ông Vladimir Putin được bầu làm tổng thống vào năm 2000, nền kinh tế Nga đã có những bước chuyển biến đáng kể trên mọi lĩnh vực. Tổng thống Vladimir Putin (Ảnh: Reuters) Chất lượng cuộc sống Trước khi Tổng thống Putin đắc cử vào năm 2000, Nga có mức GDP bình quân đầu người là 9.899 USD theo Ngang...