Sau nghi vấn sắp phóng tên lửa, Triều Tiên tuyên bố ‘không nhượng bộ’ Mỹ
Sau khi bị nghi ngờ khôi phục lại cơ sở Tongchang-ri từng bị tháo dỡ một phần trước đây, Triều Tiên bất ngờ có tuyên bố cứng rắn với Mỹ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui.
“Chúng tôi không có ý định nhượng bộ những yêu cầu của Mỹ (được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Hà Nội) dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng tôi cũng không sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán theo hướng này”, hãng thông tấn TASS hôm nay (15/3) dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son-hui nói với các phóng viên tại Bình Nhưỡng.
Theo bà Choe, dự kiến nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ sớm có tuyên bố chính thức về những hành động tiếp theo của Bình Nhưỡng sau khi hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào.
Mới đây, bài viết đăng ngày 14/3 trên trang web của Ủy ban Thống nhất hòa bình Triều Tiên khẳng định Bình Nhưỡng không thể đưa ra đề xuất đối với phi hạt nhân hóa vượt quá những điều kiện mà nước này đã đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh lần 2 với Mỹ hồi cuối tháng 2 vừa qua.
Cũng theo bài viết, một số lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên cần được dỡ bỏ tương ứng với các biện pháp phi hạt nhân hóa mà nước này đang thực hiện theo từng giai đoạn.
Video đang HOT
Nhiều nhà quan sát cho rằng dường như mục đích của bài viết là để kêu gọi Mỹ nhượng bộ và có lập trường bớt cứng rắn hơn so với lâu nay đối với việc dỡ bỏ trừng phạt trước khi phi hạt nhân hóa.
Trước đó, đài phát thanh NPR của Mỹ ngày 8/3 đã công bố hình ảnh chụp vệ tinh của công ty DigitalGlobe chụp hôm 22/2 cho thấy có nhiều xe tải, xe chạy bằng đường ray, cần cẩu xuất hiện ở cơ sở Sanumdong.
Đây là nơi mà Triều Tiên từng dùng để sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa mang vệ tinh, nằm gần thủ đô Bình Nhưỡng.
Thông tin được đưa ra chỉ vài ngày sau khi trang mạng 38 North chuyên phân tích các thông tin về Triều Tiên và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế sử dụng hình chụp vệ tinh bãi phóng Sohae ngày 6/3 và phỏng đoán rằng Triều Tiên dường như đã hoàn thiện một cấu trúc chuyên vận chuyển tên lửa tới bệ phóng ở cơ sở nằm ở phía bờ tây và cấu trúc này “hiện có thể được đưa vào hoạt động”.
Trả lời phỏng vấn đài NPR, ông Jeffrey Lewis, Giám đốc Dự án Phi hạt nhân hóa Đông Á thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury của Mỹ cho rằng những bức ảnh vệ tinh nói trên cho thấy dường như Triều Tiên đang trong tiến trình lắp ráp một tên lửa.
Một quan chức ngoại giao Mỹ khẳng định Washington đang theo dõi sát diễn biến tại các cơ sở tên lửa của Triều Tiên. Quan chức này cho biết Mỹ vẫn nỗ lực thực hiện phi hạt nhân hóa toàn diện, được xác minh đầy đủ ở Triều Tiên trước khi Tổng thống Trump kết thúc nhiệm kỳ vào đầu năm 2021 và Washington tin rằng điều đó là khả thi.
Theo VNF/TASS
Đài CNN: Ông Kim gửi thông điệp cuối trước khi ông Trump rời Việt Nam
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thực hiện nỗ lực cuối cùng để giữ Tổng thống Mỹ Donald Trump ở lại hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại Hà Nội nhưng bất thành.
Cụ thể, khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị rời khỏi khách sạn Metropole ở Hà Nội hôm 28-2, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui đã vội mang một thông điệp từ ông Kim chuyển tới cho phái đoàn Mỹ.
Hai quan chức cấp cao Washington và một nguồn tin khác nói với đài CNN rằng nội dung thông điệp đề nghị một thỏa thuận nới lỏng các biện pháp trừng phạt của Mỹ, đổi lại Triều Tiên sẽ dỡ bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon. Cơ sở này nằm trong bãi thử nghiệm rộng gần 8 km2.
Các quan chức Mỹ sau đó hỏi lại phía Triều Tiên có định dỡ bỏ hoàn toàn bãi thử nghiệm - bao gồm cả cơ sở hạt nhân Yongbyon - hay không. Thứ trưởng Choe lập tức quay lại và nhận được câu trả lời từ ông Kim: Bình Nhưỡng sẽ dỡ bỏ hoàn toàn.
Hai ông Trump (phải) và Kim gặp nhau tại Hà Nội cuối tháng trước. Ảnh: Kyodo
Tuy nhiên, ngay cả khi Triều Tiên đồng ý như vậy, phái đoàn Mỹ cuối cùng vẫn quyết định chấm dứt các cuộc đàm phán. "Chúng tôi phải có nhiều hơn thế" - ông Trump nói khi được hỏi về cơ sở hạt nhân Yongbyon trước lúc rời Hà Nội.
Một số quan chức Washington tin rằng đó là dấu hiệu cho thấy ông Kim "rất muốn đạt được thỏa thuận".
Thêm một tiết lộ nữa, đó là Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dự định gặp đặc phái viên Triều Tiên Kim Yong-chol thêm một lần trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai trong hai ngày 27 và 28-2 nhưng cuộc gặp đã không thể thực hiện.
Đài CNN dẫn nguồn tin cho biết ông Pompeo "chờ đợi vài giờ" và phải quay về trong thất vọng. Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho đài CNN biết: "Không có kỳ vọng nào và không có gì được lên lịch sẵn".
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai kết thúc hôm 28-2 mà không đạt được thỏa thuận mới.
Phạm Nghĩa (Theo CNN)
Theo Nguoilaodong
Cơ hội nào cho đàm phán Mỹ-Triều? Thứ trưởng Ngoại giao CHDCND Triều Tiên Choe Son-hui nói nước này buộc phải nghĩ lại chuyện đối thoại với Mỹ và nhà lãnh đạo Kim Jong-un dường như cũng đã thay đổi suy nghĩ. Cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un vừa kết thúc mà không có tuyên...