Sau ngày 15/9, người dân mắc kẹt tại TP.HCM có được trở về quê không?
Hiện nay, có rất nhiều sinh viên, lao động tự do tại TP.HCM đang bị “mắc kẹt” khi thành phố áp dụng lệnh giãn cách xã hội kéo dài.
Nhưng sau ngày 15/9, khi thành phố triển khai nới lỏng một vài nơi, hoặc với người dân đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, thì họ có được trở về quê hay không?
Để thực hiện đúng quy định về phòng, chống dịch, hàng chục nghìn lao động tự do tại TP.HCM đã không thể trở về quê. Tuy nhiên, đối diện với tình cảnh thành phố tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách xã hội, những lao động tự do mất việc, không còn thu nhập sắp không thể “trụ nổi”. Song, hiện nay tại TP.HCM, việc triển khai tiêm vaccine đang được đẩy nhanh tiến độ. Do đó, rất nhiều người dân ngoại tỉnh thắc mắc về việc sau ngày 15/9, hoặc sau khi họ đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 thì có được trở về quê hay không?
Video đang HOT
Giải đáp câu hỏi này, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định, đối với những bà con ngoại tỉnh đến TP.HCM học tập và làm việc, không phải thành phố không cho bà con về quê. Nhưng do tình hình dịch bệnh diễn ra quá phức tạp, theo quy định chung về phòng, chống dịch, thì chúng ta không được di chuyển từ các địa phương có dịch về những địa phương khác.
Còn trong thời gian vừa qua, thành phố luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân được về quê. Ví dụ, những địa phương nào sắp xếp, đón nhận được bà con, thì thành phố đã phối hợp, tổ chức, thậm chí hỗ trợ cả xe, lương thực, thực phẩm. Đặc biệt, thành phố còn ưu tiên xét nghiệm, tiêm vaccine trước để hỗ trợ đưa người lao động ngoại tỉnh về quê.
Nhưng thực tế cho thấy, ở nhiều địa phương, khả năng đón nhận không nhiều. Vì vậy, hiện nay thành phố đang phối hợp với các địa phương để triển khai theo kế hoạch đón người dân trở về, nhưng với số lượng có hạn.
Nếu người dân đang bị mắc kẹt tại TP.HCM có mong muốn được trở về quê, có thể đăng ký qua hội đồng hương, hoặc liên hệ trực tiếp với tỉnh của mình. Từ đó, thành phố sẽ phối hợp với các tỉnh thành, nơi người dân có nhu cầu trở về để đưa bà con về.
Ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh, vấn đề này không phải do thành phố cấm không cho người dân về. Nhưng do khả năng đón nhận của các địa phương có hạn. Vì khi trở về, người dân buộc phải cách ly, để tránh trường hợp bản thân là F0 và lây cho cộng đồng. Sau khi thực hiện cách ly, người dân mới được phép trở về nhà. Nhưng nếu số lượng đông quá, lên đến hàng nghìn người, chục nghìn người, thì địa phương chưa có đủ khả năng để tiếp nhận cùng lúc nhiều như thế. Đây không chỉ là vấn đề khó với TP.HCM mà còn với cả những địa phương tiếp nhận.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, TP.HCM đã tiến hành phối hợp với nhiều tỉnh thành, đưa người dân về thành nhiều đợt. Hiện nay, đã có hơn 10.000 người lao động mắc kẹt tại TP.HCM được hỗ trợ trở về quê hương.
Long An: Cần thêm gần 2.400 tấn gạo hỗ trợ cho công nhân, lao động tự do
Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Long An, UBND tỉnh vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành liên quan đề nghị hỗ trợ gạo cho công nhân, người lao động tự do đang tạm trú tại các nhà trọ trên địa bàn.
Theo đó, tỉnh Long An kiến nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính xem xét cấp thêm gần 2.400 tấn gạo. Số gạo này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho gần 160.000 người là công nhân, lao động tự do đang tạm trú tại các nhà trọ trên địa bàn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, định mức hỗ trợ mỗi người 15kg gạo.
Theo bà Nguyễn Hồng Mai, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Long An thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên phạm vi toàn tỉnh từ ngày 19/7 đến nay. Do vậy, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công nhân, người lao động đang ở trong các khu nhà trọ.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các đơn vị, địa phương rà soát các đối tượng khó khăn trên địa bàn nhằm kịp thời hỗ trợ, đảm bảo yêu cầu không để ai bị thiếu ăn. Qua rà soát, toàn tỉnh có gần 160.000 công nhân, người lao động đang tạm trú trong các nhà trọ gặp rất nhiều khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội.
Việc kịp thời hỗ trợ gạo sẽ góp phần giảm bớt khó khăn, tạo tâm lý an tâm cho người dân khi thực hiện Chỉ thị 16.
Trước đó, tỉnh Long An đã được cấp 807 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19. Chính quyền địa phương đã nhanh chóng phân bổ số gạo này để hỗ trợ kịp thời cho hơn 17.600 hộ nghèo, cận nghèo với 53.800 nhân khẩu.
TP HCM đề xuất chi hơn 9.200 tỷ đồng giúp người khó khăn Với lý do dịch kéo dài, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung 9.247 tỷ đồng hỗ trợ nhiều hộ nghèo, lao động tự do, làm thuê, gia đình chính sách. Trong tờ trình vừa gửi UBND TP HCM, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, Nghị quyết 09 đã có hai gói hỗ trợ...