Sau Nam Hải 9, Trung Quốc đưa thêm 3 giàn khoan vào Biển Đông
Sau chưa đầy 2 tháng đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc đang điều thêm 3 giàn khoan tới Biển Đông để khai thác dầu mỏ và khí đốt, gây bất ổn an ninh trong khu vực.
Hãng tin Reuters cho hay theo thông tin đăng tải trên website của Tổng cục An toàn Hàng hải Trung Quốc (Cục Hải sự), giàn khoan Nam Hải số 2 và số 5 sẽ được triển khai ở vùng biển giữa miền nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Đài Loan. Giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc.
Dù không công bố các giàn khoan trên thuộc sở hữu của ban ngành nào song Tổng cục An toàn Hàng hải Trung Quốc khẳng định cả 3 giàn khoan này sẽ duy trì hoạt động tại các vùng biển trên tới ngày 12/8.
Giàn khoan Nam Hải 9 hồi còn dưới tên Transocean Richardson.
Hồi đầu tuần này, Bắc Kinh đã điều giàn khoan Nam Hải 9 tới cửa vịnh Bắc Bộ. Tính tới ngày hôm nay (20/6), giàn khoan Nam Hải 9 của Trung Quốc đang hoạt động bên ngoài Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hành động điều động thêm 3 giàn khoan tới Biển Đông cho thấy Trung Quốc ngày càng hung hăng trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát vùng biển chiến lược giàu tài nguyên tại châu Á.
Video đang HOT
Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời ông Zhuang Goutu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Hạ Môn nhận định việc triển khai hàng loạt giàn khoan dầu là “hành động mang tính chiến lược” của Trung Quốc.
Nghị sĩ Mỹ bóc trần chiến lược “gặm nhấm” Biển Đông của TQ
“Tăng số lượng giàn khoan dầu trên Biển Đông sẽ gây tâm lý chấn động cho Việt Nam và Philippines”, ông Zhuang nói.
Trước đó, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) từng tuyên bố sẽ cho triển khai 4 dự án ở miền tây và miền đông Biển Đông trong nửa cuối năm 2014. Tuy nhiên, không rõ các giàn khoan mới được Trung Quốc điều động có nằm trong 4 dự án trên hay không.
Mặc dù, phát ngôn viên của CNOOC đã từ chối đưa ra lời bình luận, song công ty này lâu nay không giấu diếm tham vọng mở rộng phạm vi khai thác tại các vùng biển sâu ngoài khơi Trung Quốc. Theo CNOOC, trong năm 2014, công ty này sẽ tăng khoản chi tiêu vốn hàng năm lên mức 20 tỷ USD.
Giải mã giàn khoan thứ hai Trung Quốc kéo vào Biển Đông
Hành động Trung Quốc di chuyển và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trị giá 1 tỷ USD thuộc sở hữu của CNOOC vào vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn 119 hải lý gần quần đảo Hoàng Sa hồi đầu tháng Năm, đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Trước đó, Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên 90% diện tích Biển Đông – khu vực mà cả Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cùng khẳng định chủ quyền.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.
Theo Infonet
Cảnh sát biển sẽ giám sát chặt chẽ giàn khoan Nam Hải số 9
Sáng nay 20/6, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm - Tư lệnh Cảnh sát biển - cho hay, mọi di biến động của giàn khoan Nam Hải số 9 (Nan Hai Jiu Hao) trên biển Đông sẽ được lực lượng chức năng giám sát chặt chẽ.
Giám sát chặt chẽ di biến động của giàn khoan Nam Hải số 9 trên biển Đông.
Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm cho hay, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan chức năng khác của Việt Nam sẽ giám sát chặt chẽ mọi di biến động của giàn khoan Nam Hải số 9 trên biển Đông.
Trước đó, ngày 17/6, Cục Hải sự Trung Quốc thông tin, Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan dầu thứ 2 ra biển Đông. Thông tin cho biết, tàu kéo Đức Gia kéo giàn khoan Nam Hải số 9 (Nan Hai Jiu Hao) từ vị trí có tọa độ 1738 vĩ độ Bắc - 11012.3 vĩ độ Đông tới vị trí có tọa độ 1714.1 vĩ độ Bắc - 10931 vĩ độ Đông trên biển Đông. Giàn khoan này dự kiến di chuyển từ ngày 18-20/6.
Giàn khoan Nam Hải số 9 có chiều dài tổng cộng 600m và tốc độ di chuyển khoảng 4 hải lý/giờ.
Giàn khoan Nam Hải số 9 là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi do Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ giàn khoan Trung Quốc (COSL), đơn vị trực thuộc Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), quản lý và vận hành. Nam Hải số 9 được chế tạo năm 1988 và nặng 21.714 tấn.
Báo chí Trung Quốc hồi đầu tháng này đưa tin, COSL đã ký hợp đồng với Công ty đóng tàu Đại Liên và Công ty công nghiệp nặng Trung Quốc tại Thâm Quyến để chế tạo 3 giàn khoan dầu mới, tên gọi Hải Dương 982, Hải Dương 943 và Hải Dương 944.
Trong khi đó, từ đầu tháng 5, CNOOC đã triển khai trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa. Bắc Kinh còn điều hàng trăm tàu, trong đó có cả các tàu quân sự, để hỗ trợ việc lắp đặt và bảo vệ giàn khoan này. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc cho tới nay vẫn chưa rút giàn khoan này ra khỏi lãnh hải Việt Nam.
Giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang ồ ạt chế tạo các giàn khoan nhằm phục vụ tham vọng khai thác dầu khí để giải quyết cơn khát năng lượng và âm mưu độc chiếm Biển Đông của mình.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
"Phải theo dõi chặt giàn khoan thứ 2 của Trung Quốc" "Giàn khoan Nam Hải số 9 mới di chuyển cũng chỉ là hoạt động bình thường. Tuy nhiên, phải theo dõi chặt chẽ, nếu phát hiện nó có xu hướng vi phạm vùng biển Việt Nam phải quyết liệt lên án, phản đối, cản trở để không lặp lại như giàn khoan Hải Dương 981". Bên lề kỳ họp Quốc hội, ông Trần...