Sau Mỹ, đến lượt châu Âu sẽ khai tử Mazda CX-3
Đại diện truyền thông của hãng xe Nhật Bản tại châu Âu cho biết sẽ chính thức “khai tử” trong năm 2021 này.
Thông tin loại bỏ CX-3 không hề gây ngạc nhiên, mà thậm chí còn là điều khó hiểu khi tại sao cho đến nay Mazda mới làm vậy.
Sở dĩ có lý do này là việc cùng lúc Mazda có tới hai sản phẩm cùng nằm ở phân khúc urban SUV(đó là mẫu CX-3 và CX-30), cho dù giá bán không hề quá chênh lệch. Đây chính là điều mà thị trường châu Âu vẫn “tò mò” trong suốt 2 năm qua.
Trước đó, Mazda tại Bắc Mỹ cũng cho biết sẽ loại bỏ Mazda CX-3 sau phiên bản 2021 này. Điều này cũng xảy ra tương tự với thị trường Việt Nam khi cùng lúc Mazda có tên hai mẫu xe này trong danh mục sản phẩm, tuy nhiên mẫu CX-30 được định giá cao hơn hẳn so với mẫu CX-3, lên tới 30%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ở một số thị trường khỏi thị trường, Mazda vẫn tiếp tục đi bằng “hai chân” ở phân khúc urban SUV, ví dụ như Nhật Bản, Úc… và cả Việt Nam. Thậm chí tại Úc, Mazda còn phát triển động cơ mild-hybrid cho cả hai mẫu xe này. Ngoài ra hiện chưa rõ số phận của CX-3 ra sao, dù nhiều thông tin cho rằng Mazda Motor vẫn duy trì cả hai mẫu xe, điều tương tự đang làm với Mazda CX-5 và Mazda CX-50.
Tại Việt Nam, mẫu urban SUV – Mazda CX-3 chỉ vừa mới ra mắt hồi tháng 4, với ba phiên bản 1.5L Deluxe, 1.5L Luxury và 1.5L Premium, có giá bán lần lượt là 629, 669 và 709 triệu đồng, trong khi mẫu Mazda CX-30 có hai phiên bản Luxury và Premium cùng giá bán lần lượt là 839 và 899 triệu đồng
Ôtô nhập khẩu từ Indonesia, Thái Lan ồ ạt vào Việt Nam
Lượng xe nhập khẩu từ hai quốc gia Thái Lan, Indonesia sau 9 tháng 2021 đạt 91.261 xe, tăng 62% so với cùng kỳ 2020.
Thống kê của Tổng cục Hải quan trong tháng 9, các doanh nghiệp tại Việt Nam nhập khẩu 8.669 ôtô nguyên chiếc các loại, tương đương giá trị khoảng 197 triệu USD. So với tháng trước, xe nhập giảm 15% về lượng và 13% về giá trị.
Xuất xứ ôtô vẫn đến từ ba quốc gia quen thuộc: Indonesia 3.553 xe, Thái Lan 3.294 xe và Trung Quốc với 1.041 chiếc. Số xe nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm tới 91% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng.
Tuy số lượng ôtô nhập khẩu trong tháng 9 giảm so với tháng 8 nhưng cộng dồn từ đầu 2021, con số vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, lũy kế sau 9 tháng, lượng xe nhập khẩu về Việt Nam đạt 114.377 chiếc, tăng 71,5% so với cùng kỳ 2020. Riêng ôtô con (9 chỗ trở xuống), số lượng nhập là 78.282 chiếc, tăng 57,8%.
Tính đến hết tháng 9, ôtô xuất xứ từ Indonesia vào Việt Nam đạt 33.967 xe, Thái Lan 57.294 xe. Tổng lượng xe từ hai quốc gia này đạt 91.261 xe, chiếm gần 80% tổng lượng xe nhập. So với cùng kỳ 2020, lượng xe từ hai nước này vào Việt Nam tăng 62%.
Như dự đoán của các chuyên gia trong ngành, lượng xe con nhập khẩu về Việt Nam tiếp tục tăng dù nhiều hãng chuyển sang lắp ráp trong nước. Điều này cho thấy, xe nhập khẩu vẫn chiếm vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh doanh của các hãng xe.
Mazda CX-3, mẫu xe nhập khẩu mới bán ở Việt Nam trong 2021. Ảnh: Đắc Thành
Trong 2021, thị trường ôtô đón nhận thêm nhiều sản phẩm nhập khẩu như Mazda CX-30, CX-3, Volkswagen Teramont, Toyota Raize, Nissan Almera (Sunny), Ram 1500. Mặc dù chuyển về lắp ráp từ tháng 7/2021, Ford Ranger vẫn duy trì nhập khẩu bản bán chạy nhất, XLS (MT và AT). Những mẫu xe nhập khẩu như Xpander, XL7, Corolla Cross vẫn duy trì sức bán hàng tốt từ đầu năm.
Ở mảng linh kiện, phụ tùng, các doanh nghiệp tại Việt Nam trong 9 tháng 2021 nhập khẩu một lượng trị giá 3,7 tỷ USD, tăng 39,8%, tương ứng tăng 1,05 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem trước thiết kế của Mazda CX-50 2023 Sau một loạt những tin đồn, Mazda CX-50 đã chính thức được xác nhận vào đầu tháng này, nhưng không phải là sự thay thế cho CX-5 như những suy đoán ban đầu. Thay vào đó, Mazda CX-50 sẽ là sự bổ sung cho phạm vi sản phẩm SUV của Mazda và được định vị là mẫu xe lớn hơn và rộng rãi...