Sau một đêm, đại gia Việt “đổi ngôi” ngoạn mục trên thị trường chứng khoán
Forbes cho biết, ông Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam đã nâng tài sản lên 2,4 tỷ USD. Trong khi đó, ông chủ FLC – Trịnh Văn Quyết đã vượt mặt bầu Long để trở thành người giàu thứ 2 thị trường chứng khoán với hơn 10.000 tỉ đồng tài sản, sau khi âm thầm mua vào gần 100 triệu cổ phiếu Faros.
Ngoại trừ việc ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup (VIC) luôn giữ nguyên ngôi đầu thì các vị thứ còn lại trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt thay đổi liên tục trong thời gian gần đây.
Nếu tính theo thị giá đóng cửa cổ phiếu VIC phiên 30/9 thì ông Vượng hiện đang có khối tài sản lên tới trên 29.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán thông qua sở hữu 652,2 triệu cổ phần Vingroup. Hôm qua, giá VIC giảm nhẹ 1% (450 đồng/cp) còn 44.500 đồng.
Còn theo cập nhật của Forbes thì tính đến thời điểm hiện tại, ông Vượng đã sở hữu trong tay khối tài sản ròng lên đến 2,4 tỷ USD, đứng vị trí thứ 861 danh sách những người giàu nhất thế giới.
Trong khi ông Trịnh Văn Quyết trở thành người giàu thứ 2 thị trường chứng khoán nhờ mua thêm cổ phiếu thì bầu Đức ra khỏi Top 10 do giá HAG sụt giảm mạnh.
Vị thứ của ông Phạm Nhật Vượng cải thiện đáng kể bởi trước đó, xếp hạng trong danh sách người giàu thế giới năm 2015, ông chỉ đứng thứ 1118 và năm 2016 là 1011.
Thông tin đáng chú ý trong tuần này đó là sự “đổi ngôi” ở vị trí người giàu thứ 2 thị trường chứng khoán Việt. Theo đó, ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã để vuột vị trí này vào tay ông Trịnh Văn Quyết – ông chủ Tập đoàn FLC.
Sau khi chi đậm hơn 2.344 tỷ đồng để mua vào gần 100 triệu cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần Xây dựng Faros, tài sản của ông Trịnh Văn Quyết đã vượt 10.000 tỷ đồng. Sau giao dịch này, ông Quyết đã nâng tỷ lệ nắm giữ tại Faros từ 179,7 triệu cổ phiếu lên 279,5 triệu cổ phiếu ROS, tương đương 65% vốn điều lệ công ty.
Video đang HOT
Công ty cổ phần Xây dựng Faros tiền thân là Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư hạ tầng Vĩnh Hà, thành lập năm 2011 với vốn điều lệ vỏn vẹn 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 2 năm từ 2014 đến tháng 3 năm nay, Faros đã dần tăng vốn “khủng” lên 4.300 tỷ đồng. Công ty này được biết đến là tổng thầu nhiều dự án lớn của Tập đoàn FLC.
Ngày 1/9 vừa qua, Faros niêm yết trên sàn TPHCM (HSX) với mã ROS. Cổ phiếu này đã có chuỗi tăng giá chóng mặt với nhiều phiên liên tiếp tăng trần, đưa thị giá từ mức 12.600 đồng của phiên giao dịch đầu tiên lên 34.100 đồng phiên 30/9.
Mới đây, ông Trịnh Văn Quyết vừa công bố thông tin đăng ký mua thêm 30 triệu cổ phiếu FLC, do đó, dự kiến tài sản trên sàn chứng khoán của vị đại gia này sẽ còn tiếp tục tăng.
Người từng có thời gian dài khẳng định vị trí giàu thứ 2 thị trường chứng khoán Việt Nam là ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) thì nay đã “bật” khỏi Top 10 xuống vị trí thứ 11 của danh sách này.
Mặc dù đã có những hồi phục nhất định trong một số phiên gần đây song HAG chỉ còn 5.250 đồng thị giá. Mối quan tâm của giới đầu tư vẫn đổ dồn vào sự xoay xở của bầu Đức quanh khoản nợ khổng lồ đã đến hạn của công ty này. Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2016 đã soát xét, nợ ngắn hạn của tập đoàn 12.343 tỷ đồng, nợ dài hạn 14.340 tỷ đồng, tổng nợ 26.683 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn điều lệ tập đoàn ở mức 7.900 tỷ đồng.
Tại đại hội đồng cổ đông vừa qua, bầu Đức cho biết, tập đoàn này sẽ bán 20.000 hecta cao su cho một số đối tác Trung Quốc lấy 8.000 tỷ đồng trả nợ. Ông Đức cũng nhấn mạnh rằng, bán diện tích trên, tập đoàn vẫn còn khoảng 60.000 hecta nữa (kể cả ở Campuchia, Lào, Việt Nam).
Ngoài ra trong Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam còn có những cái tên khác là bà Nguyễn Thị Hiền (HPG, vợ ông Trần Đình Long); chị em bà Phạm Thu Hương, bà Phạm Thúy Hằng (VIC); bà Trương Thị Lệ Khanh (VHC – Thủy sản Vĩnh Hoàn); ông Nguyễn Đức Tài và ông Trần Lê Quân (MWG – Thế giới di động).
Bích Diệp
Theo Dantri
Dự án FLC Hạ Long: Ưu ái cho "nhà đầu tư chiến lược"?
Tỉnh Quảng Ninh khẳng định, chủ trương của UBND tỉnh là tạo điều kiện tốt nhất cho "nhà đầu tư chiến lược" như Tập đoàn FLC. Có thể vì lý do này mới xảy ra tình trạng, dự án nghìn tỷ được khởi công trước, thủ tục bổ sung sau với một quy trình "chẳng giống ai" tại Dự án FLCHạ Long?
Quy trình ngược
Là đơn vị được UBND tỉnh giao làm đầu mối về Dự án FLC Hạ Long, Sở KHĐT tỉnh Quảng Ninh cũng cho biết, hiện đã có Quyết định 759 ký ngày 19.3 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án sân golf Ngôi sao Hạ Long tại khu vực đồi Cột 3 đến Cột 8 TP.Hạ Long.
Lễ khởi công dự án FLC Hạ Long. Ảnh: Internet
Mặc dù phóng viên NTNN/Dân Việt đã đặt lịch hẹn nhưng Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh không bố trí được để PV gặp người có thẩm quyền của tỉnh để trả lời các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, theo nguồn tin của NTNN/Dân Việt, hiện Dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Hạ Long mới chỉ có văn bản lựa chọn nhà đầu tư. Việc khởi công chỉ là bước đầu, khi xong thủ tục mới tiếp tục triển khai.
Thời gian đầu tư là quý I.2016 và hoàn thành quý IV.2016, tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng. Điều ngạc nhiên là chỉ sau 1 ngày có quyết định, Tập đoàn FLC được lựa chọn là nhà đầu tư dự án này và họ đã tiến hành tổ chức khởi công hoành tráng vào ngày 20.3.
Trong Quyết định 759, UBND tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng xem xét quyết định chính xác chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc của dự án, hướng dẫn chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết 1/500 đồng thời hướng dẫn lập hồ sơ cấp phép xây dựng theo quy định.
Quyết định 759 của UBND tỉnh cũng giao Sở TNMT hướng dẫn chủ đầu tư ký hợp đồng thuê đất theo quy định của Luật Đất đai; UBND TP.Hạ Long có trách nhiệm thực hiện các thông báo thu hồi đất theo quy định và triển khai, thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, giao đất sạch cho nhà đầu tư; Công ty CP Tập đoàn FLC tổ chức thi công dự án ngay trong tháng 3.2016...
Như vậy, ngay trong Quyết định 759 có thể thấy, UBND tỉnh Quảng Ninh mới chỉ có quyết định lựa chọn nhà đầu tư, chưa có quy hoạch chi tiết 1/500, không có chỉ đạo Sở TNMT và các đơn vị có liên quan triển khai công tác đánh giá tác động môi trường... Tức là thiếu những điều kiện để khởi công công trình này theo Điều 72 Luật Xây dựng.
Chưa đánh giá tác động môi trường
Thông thường, trước khi triển khai một dự án nào có liên quan tới chuyển đổi đất lâm nghiệp đều phải có bước đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Khi thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án, Hội đồng phải có giám đốc Sở TNMT làm chủ tịch và phải có đại diện của ngành kiểm lâm. Đây là thủ tục bắt buộc. Cụ thể, theo Điều 29 của Nghị định 23 ngày 3.3.2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, khi chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác phải có báo cáo ĐTM và lập phương án trồng rừng thay thế.
Tuy vậy, một vị lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh (đề nghị giấu tên) cho biết: Với dự án của Tập đoàn FLC, ngành kiểm lâm vẫn chưa được mời tham gia Hội đồng đánh giá ĐTM, và chưa biết có báo cáo ĐTM đối với dự án này hay chưa?! Đặc biệt, vị này cũng khẳng định hiện chưa có biên bản kiểm kê hiện trạng sử dụng đất, biên bản kiểm kê đất rừng và xác lập mốc ranh giới chồng lấn với dự án.
"Tới mùa mưa lũ, với đà san gạt này không biết điều gì sẽ xảy ra? Nếu có báo cáo cụ thể, sẽ biết phương án kè chắn đất sau san gạt, gom nước thải ra sao, phương án trồng rừng hạ cấp, trồng rừng chắn lũ thay thế như thế nào để đảm bảo cho cuộc sống của những người dân quanh vùng" - vị này lo lắng.
Còn ông Tạ Thiên Hỹ - Trưởng phòng Văn hóa xã hội và Du lịch, Sở KHĐT Quảng Ninh cho biết: Hiện Sở TNMT đang phối hợp làm bản đánh giá ĐTM để trình lên Bộ TNMT phê duyệt.
Ông Phạm Quang Đạm - Chánh văn phòng Sở TNMT Quảng Ninh cũng xác nhận, Nghị định 18 của Chính phủ quy định, tất cả các dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ từ 200ha trở lên, đánh giá ĐTM do Bộ TNMT phê duyệt. Hiện tại doanh nghiệp chưa gửi văn bản lên Sở TNMT, do đó Sở không có thông tin.
Còn ông Trần Thanh Tùng - Phó Chánh văn phòng Sở TNMT cho biết: "Dự án này cũng chưa thấy có cấp phép đầu tư của Sở KHĐT gửi lên. Còn quy hoạch TP.Hạ Long phê duyệt rồi nhưng cũng chưa chuyển lên đây. Chủ đầu tư hiện cũng chưa nộp hồ sơ ở đây, hay là họ nộp ở trên Bộ TNMT thì sao nhỉ?" - ông Tùng suy đoán.
(Còn nữa)
Theo Danviet
Rớt top 4, bầu Đức thua chị em vợ tỷ phú Phạm Nhật Vượng Chỉ một thời gian ngắn sau khi rớt khỏi tốp 3, doanh nhân Đoàn Nguyên Đức đã tiếp tục rớt hạng trong những ngày đầu năm mới. Vị trí số 1 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán ngày càng xa vời với đại gia bất động sản và nông nghiệp này. Trong phiên giao dịch sáng...