Sau Molniya, Việt Nam sẽ đóng tàu chiến to, mạnh hơn?
Theo Chuẩn Đô đốc Hoàng Hồng Hà, việc đóng thành công loạt tàu M góp phần tạo nên nền tàng vững chắc để Ba Son đóng các tàu chiến đấu to và hiện đại hơn.
Trả lời phỏng vấn báo Hải quân Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Hoàng Hồng Hà – Phó Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam cho biết rằng: Bốn tàu (4 tàu tên lửa Molniya) Ba Son đã bàn giao cho Quân chủng Hải quân, sau một thời gian đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả và hai tàu đợt này nghiệm thu đều đạt kết quả tốt. Qua hợp đồng và dự án chuyển giao công nghệ này, có thể khẳng định, Tổng công ty Ba Son đã làm chủ công nghệ đóng tàu tên lửa tấn công nhanh và đây là nền tảng để Ba Son có thể tiếp tục đóng các lớp tàu chiến đấu to và hiện đại hơn nữa, đáp ứng tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình hiện nay.
Như vậy, có thể thấy rằng sau loạt 6 tàu tên lửa Molniya, Tổng công ty Ba Son có thể hướng tới việc tự thiết kế và đóng mới các lớp tàu chiến cỡ lớn, hiện đại hơn cho Quân chủng Hải quân. Điều này cũng là hợp nhẽ bởi hiện hải quân ta vẫn đang thiếu các tàu chiến cỡ lớn có thể hoạt động ở biển xa. Trong khi nhu cầu về tàu tên lửa nhỏ cơ bản đã được đáp ứng đầy đủ, không còn quá cấp bách. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ
Đây là thời điểm thích hợp để công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam nâng cấp năng lực, phát triển các lớp tàu chiến đấu tên lửa lớn hơn, góp phần bảo vệ đất nước trong bối cảnh diễn biến trên Biển Đông hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều xung đột trong tương lai. Nguồn ảnh: Báo Hải quân
Dự kiến, trong tháng 11/2016, Tổng Công ty Ba Sơn sẽ bàn giao cặp tàu số 3 và cũng là cuối cùng loạt 6 tàu tên lửa Molniya mang số hiệu 382 và 383 cho Quân chủng Hải quân. Thông tin này đã được Đại tá Nguyễn Mạnh Lân, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Ba Son, Trưởng ban điều hành Dự án đóng tàu M xác nhận với báo Hải quân Việt Nam.
Hiện Ba Son đã tập hợp được đội ngũ lành nghề về xây dựng các tàu chiến hiện đại. Theo đó, khi chuẩn bị dự án đóng tàu Molniya, Ba Son đã cử đoàn cán bộ, công nhân viên sang Liên bang Nga học tập, tiếp thu công nghệ đóng tàu tên lửa theo 33 chuyên ngành. Đội ngũ này sau khi về Việt Nam đã tổ chức đào tạo mới, đào tạo bổ sung cho cán bộ, công nhân viên của Nhà máy. Như vậy, tới nay, ít nhiều nhà máy Ba Son đã có trong tay hàng trăm cán bộ, công nhân viên lành nghề có khả năng đáp ứng yêu cầu chế tạo công nghệ quân sự hiện đại. Nguồn ảnh: Báo Hải quân
Video đang HOT
Về việc thiết kế, đóng mới tàu chiến tên lửa cỡ lớn, việc tự thực hiện khâu thiết kế chắc chắn là vượt quá khả năng của Việt Nam hiện nay. Thay vào đó, có khả năng chúng ta sẽ thực hiện theo phương án từ trước tới nay là mua thiết kế sơ bộ ở nước ngoài rồi tự phát triển, đóng mới trong nước. Ví dụ điển hình là dự án đóng tàu pháo TT-400TP được mua bản vẽ sơ bộ nước ngoài. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Hoặc chúng ta có thể đi theo hướng của tàu M, đó là mua dây chuyền công nghệ đóng mới từ đối tác rồi thực hiện đóng trong nước. Trên cơ sở đó, tường bước cũng giúp nền công nghệ đóng tàu trong nước tiến bộ dần tới việc tự thiết kế. Đây cũng là con đường được nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới lựa chọn. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Một trong những lớp tàu chiến cỡ lớn, hiện đại hơn mà chúng ta có thể lựa chọn đóng mới sau loạt tàu Molniya có thể là Project 21631 Buyan-M – thiết kế tàu tên lửa cỡ 900 tấn nhưng có sức tấn công hủy diệt khủng khiếp của Hải quân Nga.
Hãng thông tấn Sputnik News gần đây cũng cho rằng, Việt Nam có khả năng lựa chọn chế tạo tàu tên lửa Project 21631 Buyan-M trang bị tên lửa hành trình Kalibr-NK thay thế cho các tàu 1241RE lỗi thời.
Theo Kiến Thức
Tự hào sức mạnh tàu tên lửa Việt Nam chế tạo
Tàu tên lửa Molniya do Việt Nam chế tạo có khả năng hủy diệt những tàu chiến "địch" cỡ khu trục hạm thậm chí là tuần dương hạm.
Từ ngày 5-11/9, Hội đồng nghiệm thu của Bộ Quốc phòng do Phó Đô đốc Phạm Ngọc Minh - Phó Tổng tham mưu trưởng chủ trì đã tổ chức nghiệm thu tàu tên lửa Molniya M5, M6 mang số hiệu 382, 383. Đây là hai tàu cuối cùng trong loạt 6 tàu tên lửa tấn công nhanh do Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa Nga và Việt Nam được ký năm 2009.
Kết quả nghiệm thu cho thấy, hai tàu tên lửa được thi công đóng mới theo đúng thiết kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; các trang thiết bị lắp đặt chắc chắn, đầy đủ, đồng bộ; kiểm tra hoạt động tại bến đạt yêu cầu kỹ thuật. Các thông số kỹ thuật, tính năng thử tải chạy trên biển đều đạt yêu cầu. Nghiệm thu các bài bắn vũ khí có trong biên chế được thực hiện đúng quy trình và đạt yêu cầu đề ra.
Trong ảnh là bệ phóng tên lửa Uran đang được cẩu lên tàu tên lửa M6 chuẩn bị cho chuyến thử nghiệm trên biển.
Mỗi tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam được trang bị tới 16 quả tên lửa hành trình Uran-E có tầm phóng 130km.
Tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam hùng dũng hành tiến trên biển.
Tàu được trang bị nhiều hệ thống radar hiện đại như radar tìm kiếm, phát hiện và bám bắt mục tiêu MR-352 Positiv-E với anten mạng pha nằm trên đỉnh cột buồm), radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống tăng Garpun-E, radar điều khiển hỏa lực pháo MR-123 Vympel. Trong ảnh, anten radar Garpun-E đang quay tròn 360 độ quét mục tiêu.
Kiểm tra pháo cao tốc phòng không CIWS AK-630 lần cuối trước bài bắn nghiệm thu.
Pháo hạm AK-176MA khai hỏa từng loạt đạn - đây cũng là loại pháo chủ lực trên hầu hết các tàu tên lửa hiện đại của Việt Nam hiện nay.
Pháo hạm AK-176MA đạt tốc độ bắn lên tới 120 phát/phút, tầm bắn hiệu quả khoảng 10km, tầm bắn tối đa đến 15,5km. Pháo dược đánh giá có khả năng bắn chặn cả tên lửa chống hạm.
Cả hai bệ pháo phòng không cao tốc AK-630 đồng loạt khai hỏa trên Biển Đông.
AK-630 có tốc độ bắn lên tới 5.000 phát/phút là vũ khí chống máy bay, chống tên lửa hành trình chủ lực trên các tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam hiện nay. Loại vũ khí này được trang bị khẩu pháo 6 nòng AO-18 có uy lực vô cùng khủng khiếp, tầm bắn với mục tiêu trên không lên tới 4km, với mục tiêu mặt nước tới 5km.
Và đây là bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E có tầm phóng 135km mang đầu đạn nặng 145km. Tên lửa nổi bật với ưu điểm nhỏ gọn khiến tiết diện phản xạ radar thấp, có khả năng bay ở độ cao cực thấp khiến rất khó đánh chặn. Với 16 tên lửa, một tàu Molniya có thể hủy diệt một tàu khu trục thậm chí là tàu tuần dương của đối phương.
Theo Kiến Thức
Tàu tên lửa Molniya Việt Nam có mang được "sát thủ" Yakhont? Câu trả lời là có, người Nga đã từng có phương án và thử nghiệm thành công việc tích hợp tên lửa chống hạm Yakhont/Oniks lên tàu tên lửa Molniya. Thời gian gần đây, báo chí Nga tiếp tục loan tin khả năng Việt Nam tùy chọn đóng thêm một số tàu tên lửa Molniya nữa, nhưng thay đổi hệ thống vũ khí....