Sau mì gói tại VN, màn thầu Trung Quốc cũng chứa E102
Mới đây, Viện kiểm sát quận Bảo Sơn (Thượng Hải, Trung Quốc) vừa xét xử vụ việc liên quan đến báu nhiễm sắc của công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Thịnh Thọ.
Vụ việc được phát hiện vào ngày 26/8, công ty TNHH thực phẩm Thịnh Thọ (Thượng Hải) đã vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm.
Công ty này đã cố tình thêm chất Tartrazine quá mức cho phép bột làm báu. Tartrazine, có kí hiệu là E102, là một chất màu acid tổng hợp, dạng bột màu vàng tan trong nước, thường được sử dụng để tạo màu thực phẩm, ngoài ra Tartrazine còn được sử dung để làm thuốc nhuộm len, lụa, mỹ phẩm, mực in.
Tartrazine gây ra các dị ứng với những người mẫn cảm Aspirin và bệnh nhân hen.Tại một số quốc gia,Tartrazine nằm trong danh sách các chất bị cấm, một số quốc gia khác vẫn cho phép sử dụng tuy nhiên phải trong ngưỡng cho phép.
Ngoài ra, công ty Thịnh Thọ còn thu hồi hàng loạt những lô bánh đã quá hạn hoặc sắp hết hạn sử dụng để tái chế thành lô bánh mới. Đối với một số lô hàng mới t khác, công ty này đã làm giả hạn sử dụng để đánh lừa người tiêu dùng.
Video đang HOT
Theo điều tra, từ tháng 10/2010 đến tháng 4/2011, công ty này đã bán được khoảng 270.000 báu nhiễm sắc tại một chuỗi các siêu thị ở Thượng Hải và thu về 620.000 NDT.
Trong vụ việc này, đã có ba người bị khởi tố bao gồm: giám đốc công ty ông Diệp Duy Lộc, cùng hai người có liên quan trực tiếp khác là Từ Kiếm Minh và Tạ Duy Tiên. Với những hành vi nói trên, các bị cáo bị cấu thành tội t, tiêu thụ hàng kém chất lượng, vi phạm quy định an toàn thực phẩm, cố ý làm hại sức khỏe người tiêu dùng.
Cụ thể, bị cáo Diệp Duy Lộc chịu án 9 năm tù giam, phạt 650.000 NDT, bị cáo Từ Kiếm Minh và Tạ Duy Tiên cùng chịu mức án 5 năm tù giam và phạt 200.000 NDT.
Đây là vụ bê bối thực phẩm liên quan đến báu thứ hai được phanh phui tại Trung Quốc. Năm 2009, nhằm cải thiện tính mềm xốp của bánh, một công ty u đã cho thêm thuốc trừ sâu Dichlorvos vào. Ngoài ra, lưu huỳnh cũng được công ty này sử dụng để tăng độ trắng cho vỏ bánh.
Theo VTC
Bánh bao của các nước có gì khác nhau?
Về nghĩa thì cùng một cái tên nhưng ở mỗi đất nước, bánh bao lại có những đặc điểm rất riêng biệt đấy!
Có xuất xứ từ Trung Quốc, bánh bao từ lâu đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc. Với một lớp vỏ bột mì, nhân bên trong bánh là thịt bằm nhỏ, sau đó được hấp chín và có mùi thơm rất đặc trưng.
Truyền thuyết kể rằng, Vua Zhuge Liang (Gia Cát Lượng) sau khi chinh phục được miền đất phía nam Trung Hoa (bây giờ là vùng Yunnan và bắc Burna), trên đường quay về, ông và đội quân của ông đã không thể vượt qua được con sông lớn, nước chảy xiết...
Ông được một vị bạo chúa chỉ dẫn phải chặt đầu 50 nam giới và ném xuống dòng sông nhằm làm dịu đi sự hung dữ của dòng sông.. Nhưng ông không muốn phải đổ bất kì giọt máu nào nữa. Sau nhiều ngày suy nghĩ, ông quyết định giết tất cả bò và ngựa đem theo, để lấy thịt của chúng và nhét vào trong những chiếc bánh nhỏ có hình dạng giống đầu người và ném xuống sông. Ông đã vượt qua được con sông và quay trở về vương quốc của mình. Sau đó ông đã gọi những chiếc bánh đó là "bánh đầu người dã man", ngày nay nó có tên là màn thầu (mántóu, ).
Ở miền bắc của Trung Quốc, màn thầu - cũng giống như gạo chúng được xem là một phần chính của bữa ăn, và nó cung cấp một lượng lớn cacbohydrat. Tuy nhiên, ở miền nam Trung Quốc, màn thầu chỉ là món ăn đường phố hoặc là món khai vị trong các nhà hàng, hơn là món ăn chính trong gia đình.
Màn thầu có đặc điểm là mềm, đặc ruột và có mùi vị rất đặc trưng. Thông thường màn thầu là loại không có nhân, còn bánh bao có nhân ở trong. Tuy nhiên, ở một số vùng người ta không phân biệt như vậy mà màn thầu được dùng để chỉ chung cho cả loại có nhân hoặc không nhân.
Ngày nay, người ta vẫn thường dùng từ bánh bao để gọi chung cho món bánh này. Màn thầu khá phổ biến ở Châu Á, ví dụ như: ở Việt Nam gọi là bánh bao, ở Nhật nó được gọi là manj (), ở Hàn Quốc là mandu, ở Philippin là siopao... Và ở Hồng Kông họ còn có cả lễ hội bánh bao nữa cơ, lễ hội này được tổ chức hàng năm ở đảo Chueng Chau trong suốt 3 ngày đêm đấy!
Bánh bao Trung Quốc, nhân bánh bao thường gồm thịt ướp băm nhỏ gọi là "xá xíu", một số vùng còn làm cả bánh bao nhân hải sản nữa. Ngoài ra, bánh bao của Trung Quốc còn có rất nhiều loại nhân khác nhau và vô cùng đa dạng nhưu nhân bắp cải, nhân thịt bò chẳng hạn.
Với bánh bao Việt Nam, thành phần không quá cầu kì, chỉ là thịt băm, trứng cút, mộc nhĩ, miến và một chút hành nhưng khi ăn vị béo trong nhân và vị thơm mềm của vỏ bánh đem lại cho ta cảm giác rất ngon miệng.
Bánh bao Hàn Quốc thường thấy nhất là bánh bao kim chi, là một trong những thực phẩm phổ biến ở Hàn Quốc. Vị béo của thịt, vị tươi mát, cay cay của kim chi hòa quyện với nhau mang đến cảm giác ngon miệng cho thực khách.
Bánh bao Nhật Bản lại đem đến cho chúng ta hai hương vị đặc trưng, có thể là bánh bao nhân đậu đen với vị ngọt, và bánh bao nhân thịt nướng pha trộn với cà rốt và hành tây đem lại vị ngậy, loại bánh bao này có tên gọi là Nikuman.
Ngày nay, bánh bao đã trở nên vô cùng phổ biến ở khắp các quốc gia Châu Á, thường được dùng trong các bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng. Còn bạn, bạn có thích bánh bao không?
Theo Tạp Chí Ẩm Thực