Sau MH370 lại tới MH17: Hoang mang năm máy bay!
Chỉ trong 4 tháng, liên tiếp 6 vụ tai nạn máy bay gây thương vong lớn đã diễn ra. Cư dân mạng hoang mang đặt câu hỏi: Điềm gì vậy với những chiếc máy bay Châu Á?
Có thể nói năm 2014 là một năm thảm họa đối với ngành hàng không khi mà liên tiếp những vụ tai nạn máy bay thương tâm xảy ra.
Tai nạn máy bay nối tiếp nhau
Tới thời điểm này, độc giả hẳn vẫn chưa nguôi về vụ tai nạn kinh hoàng của máy bay Boeing 777 MH370 của Malaysia khởi hành từ Kuala Lumpur vào lúc vào 0 giờ 41 ngày 8/3. Máy bay đã mất liên lạc 1 phút trước khi vào vùng thông báo bay Hồ Chí Minh thuộc không phận Việt Nam và cho đến nay việc mất tích vẫn là một ẩn số. 239 hành khách, cùng với 12 thành viên phi hành đoàn đã biến mất. Rất nhiều giả thiết, phương án tìm kiếm máy bay rơi đã đặt ra nhưng đều chưa có kết quả trong khi người thân của nạn nhân vẫn mòn mỏi ngóng chờ từng ngày…
Tìm kiếm MH370 mất tích tới nay vẫn còn là ẩn số
Hai tháng sau, sáng ngày 17/5 Chiếc máy bay An-74TK300 của không quân Lào đã bị rơi tại làng Nadee thuộc tỉnh Xiengkouang, cách thủ đô Vientiane gần 500 km. Đáng nói vụ tai nạn đã khiến 4 lãnh đạo cao cấp của Lào tử nạn. Trong đó có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ quốc phòng Lào, Bộ trưởng Bộ An ninh Lào, Bí thư kiêm Thị trưởng Thủ đô Vientiane và Trưởng Ban tuyên giáo TƯ Lào.
Hiện trường xảy ra vụ tai nạn máy bay quân sự Lào
Ám ảnh lên tới đỉnh điểm khi tháng 7 có tới 4 vụ máy bay rơi:
Video đang HOT
Với người Việt Nam, đau xót nhất khi nhận tin sáng 7/7, máy bay trực thăng Mi171 thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân, bị rơi khi đang huấn luyện nhảy dù. 18 chiến sĩ đã tử nạn tại chỗ, 3 chiến sĩ khác phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Tới thời điểm hiện tại, 2 trong 3 số chiến sĩ điều trị tại bệnh viện cũng đã ra đi mãi mãi
Những chiến sĩ tử nạn trong vụ máy bay trực thăng Mi171 rơi
Một tuần sau, 14/7, các phương tiện thông tin lại đưa tin máy bay trực thăng quân sự của Campuchia đã bị rơi khi đang làm nhiệm vụ. Cho đến thời điểm xảy ra tai nạn, có ít nhất 5 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
Ngày 17/7 tại Hàn Quốc, một chiếc máy bay cứu hộ đã bị rơi xuống gần một khu chung cư và trường học, khiến 5 người thiệt mạng.
Và đêm cùng ngày, dư luận cả thế giới như bị shock khi hãng hàng không Malaysia Airlines xác nhận kiểm soát không lưu đã mất liên lạc với chiếc MH17 tại vị trí cách biên giới Nga-Ukraine khoảng 50km.
Bàng hoàng hơn thông tin từ Chính phủ Malaysia cho biết MH17 đã bị bắn rơi khi đi ngang qua khu chiến sự. do các phần tử ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine. 298 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay thiệt mạng. Tới nay vẫn chưa có bên nào lên tiếng chịu trách nhiệm. Hôm qua, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đã nhất trí thông qua nghị quyết lên án vụ bắn rơi chiếc máy bay MH17, đồng thời yêu cầu phe ly khai thân Nga đang kiểm soát địa điểm máy bay bị rơi để cho các nhà điều tra vụ tai nạn tự do đi lại nơi này.
Điềm gì của máy bay Châu Á?
Có sự trùng khớp khi những vụ máy bay rơi đều thuộc các nước Châu Á. Trên các diễn đàn, cư dân mạng cũng tỏ ra hoang mang không biết chuyện gì dang xảy ra.
Hiện trường thảm khốc của vụ máy bay Malaysia MH17 bị bắn hạ
Một người viết: “Những chiếc máy bay của châu Á dường như bị qủy ám. Bắt đầu từ vụ MH370, rồi lần lượt là máy bay rơi ở Lào, Việt Nam và Campuchia. Hôm qua đến lượt máy bay rơi ở Hàn Quốc. Và hôm nay lại là Malaysia. Điềm gì vậy?”.
“Một năm với quá nhiều sự kiện đáng buồn. Xin được gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân và mong thi thể của họ sẽ sớm được trở về với gia đình”, bạn An Ngọc viết.
Đặc biệt, ngay sau vụ MH17 bị bắn rơi, cư dân mạng đặt ra rất nhiều câu hỏi: “Chẳng thể hiệu nổi chuyện gì đang xảy ra, lại tiếp tục là một vụ tai nạn máy bay. Mất mát là quá lớn, xin gửi lời chia buồn tới thân nhân các hành khách xấu số có mặt trên chuyến bay định mệnh MH17″, thành viên Hữu Thọ bình luận.
Những vấn đề ổn định tình hình chính sự thế giới cũng được đặt ra: “Nếu thủ phạm bắn rơi MH17 là phiến quân, có thể xuất hiện tình huống Nga rút ra khỏi sự dính líu. Nếu thủ phạm là một trong các bên khác, mọi cái nghiêm trọng hơn nhiều, rất nhiều…Còn nhiều nhiễu loạn tin tức về vụ việc, nên có thể bức tranh đang rất chưa đầy đủ về chi tiết. Cần thận trọng với các lời quy lỗi. Có điều chắc chắn là: Không giống như vụ MH 370 (khi nhiều quốc gia đoàn kết trong khắc phục thảm hoạ), vụ MH 17 có thể dẫn đến những hậu quả khó lường trong quan hệ quốc tế và cho cuộc nội chiến ở Đông Ukraine. Nó không là tai nạn đơn thuần, nó có thể sẽ là một ngòi nổ”.
Bên cạnh những cảm xúc đau thương, những lời cầu nguyện chia sẻ, thì những bình luận về con số 7 xuất hiện một cách vô tình trong chuyến bay định mệnh này cũng gây chú ý.
“Đọc tin tức về vụ tai nạn máy bay Malaysia mà giật mình. Một vụ tai nạn toàn thất (7): Boeing 777, số hiệu MH17, bị bắn vào ngày 17, tháng 7, năm 2014 (cộng 2 1 4=7). Sự trùng hợp thật bí hiểm”, đó là ý kiến của một dân mạng.
“Theo tôi biết thì máy bay Boeing 777, số hiệu MH17 bắt đầu bay đúng vào ngày 17/7/1997 và giờ chuyến bay gặp nạn đúng ngày này sau 17 năm. Một sự trùng hợp”, bạn Mai Thanh góp lời.
Theo Việtbao
MH17: Bằng chứng cho thấy máy bay Malaysia trúng tên lửa
- Bằng chứng rõ ràng nhất chứng minh máy bay Malaysia trúng tên lửa, cho thấy phần thân máy bay có một lỗ thủng lớn và nhiều lỗ thúng nhỏ lỗ chỗ xung quanh.
Bức ảnh do tờ Financial Times công bố lần đầu tiên cho thấy mảnh vỡ máy bay Boeing 777 có một lỗ thủng lớn ở giữa và các mảnh đạn rải rác tạo nên những lỗ thủng nhỏ hơn. Mảnh vỡ đượcnhững người dân sống ở Petropavlovka tìm thấy và đặt ở bên vệ đường do họ nghĩ rằng đây là bằng chứng quan trọng.
Mảnh vỡ máy bay Boeing 777 trùng khớp với khả năng bị bắn hạ bằng tên lửa đất đối không
Hai nhà phân tích quân sự ở London và một cựu phi công đã nghiên cứu bức hình nói rằng đây là minh chứng cho thấy chiếc Boeing 777 đã trúng tên lửa. Nhà phân tích quân sự Justin Bronk tại học viện Royal United cho biết: "Kích cỡ của lỗ thủng trên mảnh vỡ trùng khớp với khả năng công phá của tên lửa Buk (SA-11). Tuy nhiên, rất khó để đưa ra kết luận chỉ với một mảnh vỡ như vậy trên thân máy bay".
Một nhà phân tích quân sự khác là Douglas Barrie tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (ISS) nói rằng hình ảnh của mảnh vỡ cho thấy "mức độ công phá tương đương với một quả tên lửa kiểu SAM".
Cả hai nhà phân tích đều khẳng định vẫn cần có thêm thời gian để tìm hiểu nguyên nhân chính xác điều gì đã xảy ra với chuyến bay MH17 dù bức hình của tờ Financial Times là rõ ràng nhất.
Một cựu sỹ quan không quân Hoàng gia Anh nói rằng lỗ thủng trong bức hình nhiều khả năng là do áp lực từ bên trong máy bay sau sức ép của vụ nổ tên lửa. Các chuyên gia xác nhận dựa trên những bằng chứng bằng hình ảnh, tên lửa nhiều khả năng đã phát nổ ngay trước buồng lái máy bay và chếch về bên trái.
Hệ thống tên lửa phòng không ngày nay không được thiết kế để va chạm trực tiếp với mục tiêu. Thay vào đó, chúng được cài đặt để phát nổ ngay trước khi tiếp cận mục tiêu khoảng 20m, tạo nên những mảnh đạn nhằm tăng khả năng gây sát thương đối với mục tiêu.
Cựu phi công Hoàng gia Anh cũng nói rằng vụ nổ xảy ra gần buồng lái máy bay là điều thường thấy ở các tên lửa phòng không. "Các tên lửa đất đối không khi được phóng lên luôn bám theo các máy bay và hướng đến phần đầu của mục tiêu".
ĐĂNG NGUYỄN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Người cha có con gái chết trong vụ MH17 gửi thư ngỏ cho ông Putin Nó bị bắn khi ở trên không trung, nơi đất khách quê người và đang có chiến tranh. Một người cha với nỗi đau quặn thắt vì có cô gái 17 tuổi đi trên chiếc máy bay định mệnh của hàng không Malaysia vừa viết một lá thư ngỏ cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cô gái Hà Lan xấu số de Borst...