Sau màn “chạm trán” Mulan VS Tenet, điện ảnh thế giới sẽ thay đổi mãi mãi?
Với quyết định mang tính đối lập của Warner Bros. và Disney trong việc phát hành Tenet và Muan, rất có thể điện ảnh thế giới sẽ bước đến một viễn cảnh hoàn toàn mới.
Tháng 9 tới đây, điện ảnh thế giới chứng kiến sự trở lại màn ảnh của các bom tấn sau nhiều tháng đi “trú nạn” vì COVID-19. Cụ thể, người xem sẽ được thỏa mãn với siêu phẩm vượt thời gian mang tên Tenet đến từ đạo diễn Christopher Nolan và huyền thoại chiến binh Mulan của Nhà Chuột. Tuy được phát hành vào cùng thời điểm, hai bộ phim lại được ra mắt theo hai cách khác nhau.
Warner Bros. – mạo hiểm “khai mạc” rạp chiếu mùa dịch bệnh
Trái ngược với động thái nằm im chờ dịch bệnh trôi đi, hãng Warner Bros. quyết định sẽ ra mắt Tenet trên toàn thế giới từ ngày 26/8 và bộ phim sẽ được chiếu tại Mỹ sau đó 1 tuần, vào ngày 3/9 – chỉ trước Mulan 1 ngày. Sau nhiều lần dời lịch chiếu để né dịch bệnh, việc quyết định ra mắt phim trong thời điểm này là một nước đi dũng cảm của Warner Bros. và có khả năng quyết định số phận của những bom tấn tiếp theo đang lăm le chờ thời cơ phát hành.
Tenet có sự tham gia của Robert Pattinson và John David Washington
Được biết đến như là một đạo diễn có tầm nhìn tiên phong trong lĩnh vực điện ảnh, Christopher Nolan đã từng đi đầu trong việc sử dụng máy quay IMAX với The Dark Knight năm 2008. Chính vì vậy, thật dễ hiểu khi ông rất nghiêm túc với việc giữ vững mô hình xem phim truyền thống trên màn hình lớn để khán giả có thể cảm nhận được bộ phim một cách chân thực nhất. Nếu Tenet vẫn gặt hái được thành công tại phòng vé trong mùa dịch, Warner Bros. hoàn toàn có thể thở phào mà tiếp tục kế hoạch phát hành hai bom tấn khác của năm là Wonder Woman 1984 và Dune.
Kế hoạch này của Warner Bros. được ủng hộ không chỉ bởi các rạp chiếu lớn nhỏ khắp thế giới mà còn từ những người hâm mộ điện ảnh. Sau nhiều tháng thiếu vắng đi các bom tấn, ai cũng sẵn sàng cho trải nghiệm giải trí tại rạp với màn hình to và âm thanh sống động, bỏng nước ngon lành.
Disney – mạnh dạn chọn cho mình lối đi riêng
Với kinh phí tương đương Tenet ở ngưỡng 200 triệu đô, Mulan đã được kỳ vọng là bom tấn lớn nhất năm nay của Disney bên cạnh Black Widow
Trái ngược với Warner Bros., Disney hé lộ kế hoạch mới ít ai ngờ tới: đưa Mulan “về vườn” và phát hành trên Disney ở một số nước từ ngày 4/9. Mức giá để thưởng thức Mulan trên Disney được hé lộ ở mức 30 đô (khoảng 700,000 VND) – một con số khiến nhiều người ngán ngẩm. Ba mươi đô được cho là cái giá khá cao dành cho những người muốn xem Mulan một mình. Tuy nhiên nếu cân nhắc việc Mulan là một bộ phim dành cho gia đình, số tiền này thực ra lại khá rẻ để cả nhà 3 – 4 thành viên trở lên có thể cùng nhau thưởng thức một bom tấn điện ảnh. Đổi lại, chất lượng phim sẽ phụ thuộc nhiều vào trang thiết bị tại gia của người xem.
Bộ phim lựa chọn Lưu Diệc Phi cho vai nữ chiến binh Châu Á được yêu thích nhất thế giới
Giữa thời điểm dịch bệnh COVID-19 vẫn đang có diễn biến phức tạp tại nhiều nước châu Âu, hành động này của Disney được cho là hợp lý, vừa bảo vệ an toàn cho khán giả, vừa “vớt vát” được chút doanh thu cho hãng vào năm 2020 vốn đã quá ế ẩm. Tất nhiên, các nước với hệ thống rạp chiếu mở cửa và không có Disney , Mulan vẫn được phát hành theo cách truyền thống.
Với động thái đưa Mulan lên truyền hình trực tuyến, CEO Bob Chapek của Disney vẫn tuyên bố bộ phim này chỉ là một trường hợp cá biệt, người xem không nên trông chờ điều tương tự xảy ra với các bộ phim khác của Disney. Tuy nhiên, một nguồn tin từ Disney của trang Verge cho hay: “Chúng tôi đã đầu tư vào việc này nhiều đến mức Mulan sẽ không phải là trường hợp duy nhất.” Nếu điều này là sự thật và Mulan bội thu tại Disney , bộ phim sẽ đánh dấu bước ngoặt mới của ngành công nghiệp phim.
Một yếu tố nữa khiến quyết định của Disney càng trở nên sáng suốt chính là bài toán lợi nhuận. Còn nhớ nhiều năm trước, tại Việt Nam đã xôn xao với những giọt nước mắt của Ngô Thanh Vân khi không thể đi đến thỏa thuận ăn chia doanh thu cùng CGV. Điều này đang lặp lại với Mulan.
Thay vì chia sẻ một phần kha khá của doanh thu cho các rạp chiếu, giờ đây Disney được giữ 100% số tiền thu được từ Mulan. Chính vì vậy, mặc dù số tiền bộ phim mang về có thể ít hơn, Disney vẫn có khả năng thừa hưởng lợi nhuận cao hơn so với việc phát hành Mulan ngoài rạp. Những bộ phim tiếp theo của Disney trong năm nay bao gồm Black Widow hay The New Mutants cũng không nằm ngoài khả năng bị kéo về Disney .
Trailer của Mulan khiến fan hứng thú nhưng diễn xuất của Lưu Diệc Phi vẫn bị đánh giá là “đơ”
Điều này tất nhiên không làm các hệ thống rạp chiếu phim vui – nhất là khi họ đang sống dở chết dở vì không có phim nào để chiếu. Mới đây, cộng đồng mạng cũng xôn xao với hình ảnh một rạp phim tại Pháp phá tan poster của Mulan vì bức xúc do không được chiếu phim. Thế nhưng điều này có làm Disney quan tâm? Có rạp phim nào dám “tẩy chay”, “ghét bỏ” những bom tấn Disney tiếp theo ngoài rạp, hay vẫn phải dựa vào nó để kiếm những đồng lợi nhuận?
Tương lai của điện ảnh đi về đâu?
Như vậy, cả Warner Bros. và Disney đều đang đưa ra những lựa chọn mang tính quyết định trong thời đại bệnh dịch làm xoay chuyển nền kinh tế. Một bên là điện ảnh truyền thống chúng ta đã quá quen thuộc nhưng lại quá mong manh, dễ bị ảnh hưởng – bên còn lại đại diện cho sự phát triển của công nghệ và thói quen của người dùng, mang tính tiện lợi cao. Cuộc đối đầu giữa hai ông lớn, hai bom tấn được mong chờ nhất năm trong cùng một thời điểm sẽ có kết cục ra sao khi mỗi kẻ đi một hướng, và bên nào cũng có cái lý của họ? Tương lai của ngành công nghiệp điện ảnh giờ đây lệ thuộc nặng nề vào cái kết của cuộc chiến này.
10 phim bom tấn hè gây ảnh hưởng bậc nhất
Các bộ phim bom tấn khởi chiếu trong dịp hè thường mang đậm tính giải trí. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của "Iron Man", "The Dark Knight" hay "Jaws" là không thể chối cãi.
Iron Man (2008): Marvel Studios mạo hiểm lựa chọn một siêu anh hùng khi ấy chỉ thuộc dạng "hạng B" để mở ra một vũ trụ điện ảnh hoàn toàn mới. Sau hơn 10 năm, đó là thương hiệu điện ảnh thành công nhất lịch sử, với hơn 20 tác phẩm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Rất nhiều hãng phim đã tìm cách xây dựng các vũ trụ điện ảnh như MCU trong nhiều năm qua. Nhưng đa số đều thất bại, bởi chiến lược của Marvel Studios rất dài hơi, và được tính toán trước 5 năm, hay thậm chí 10 năm. Đồng thời, Iron Man và MCU rõ ràng đã giúp nâng tầm phim siêu anh hùng trong mắt công chúng.
The Dark Knight (2008): Không ít tờ báo hay khán giả đến giờ vẫn coi The Dark Knight là một tuyệt tác, hay thậm chí là bộ phim dựa trên truyện tranh hay nhất mọi thời đại. Không đơn thuần thuộc dòng siêu anh hùng, phim mang đậm màu sắc hình sự với tính chân thực cao, cũng như đặt ra nhiều câu hỏi về tính thiện - ác. Các bom tấn sau này cũng tìm cách học hỏi The Dark Knight có thể kể tới Skyfall (2011) thuộc 007, hay thậm chí Black Panther (2018) của MCU.
Batman Begins (2005): Bộ phim Người Dơi đầu tiên của Christopher Nolan không hẳn là một cú hit lớn với doanh thu 373,5 triệu USD toàn cầu. Song, tìm cách kể lại nguồn gốc nhân vật nổi tiếng một cách chân thực trở thành phương án mà nhiều thương hiệu điện ảnh sau này học theo. Star Trek, Terminator, Sherlock Holmes, 007... đều đã thử sức. Có thành công, có thất bại, nhưng cách tái khởi động (reboot) thương hiệu của Nolan đã truyền cho các đồng nghiệp rất nhiều cảm hứng.
X-Men (2000): Sau Batman & Robin (1997), dòng phim siêu anh hùng trở nên nguội lạnh. Mọi thứ được nhen nhóm bởi Blade (1998), rồi bùng lên nhờ X-Men. Bộ phim năm 2000 đã mở ra thương hiệu kéo dài suốt 20 năm, và chuẩn bị có hình thù mới khi nằm trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Thành công của X-Men đã giúp hàng loạt dự án phim siêu anh hùng trong thập niên 2000 được "bật đèn xanh", như Spider-Man, Daredevil, Hulk, Hellboy...
Jurassic Park (1993): Cộng thêm các bản tái phát hành, tổng doanh thu của Công viên kỷ Jura đã vượt mức 1 tỷ USD. Tại thời điểm ra mắt, Jurassic Park là một kỳ quan điện ảnh với chất lượng hình ảnh, kỹ xảo và sản xuất vượt trội. Đạo diễn Steven Spielberg đã đặt ra tiêu chuẩn mới cho dòng phim bom tấn hè, mà ở đó, kỹ xảo hoành tráng gần như là yếu tố bắt buộc.
Terminator 2: Judgment Day (1991): Kẻ hủy diệt 2 được cho là bộ phim hè đầu tiên tiêu tốn 100 triệu USD để thực hiện. Và kết quả đạo diễn James Cameron thu được là hoàn toàn mỹ mãn. Một yếu tố giúp bộ phim trở nên đáng nhớ là phần kỹ xảo vi tính dành cho nhân vật người máy T-1000. Theo tạp chí Empire, chính thành công của Terminator 2 đã mở ra tương lai xán lạn cho ngành công nghiệp kỹ xảo hình ảnh suốt nhiều năm qua.
Die Hard (1988): Các người hùng cơ bắp thống trị màn bạc trong thập niên 1980, nên John McClane trở nên khác biệt. Do Bruce Willis thể hiện, chàng cảnh sát mẫn cán và gan dạ của New York không cao lớn, mà chủ yếu vận dụng trí thông minh để đối phó kẻ thù. Nhờ đó, đây trở thành nhân vật điện ảnh đáng nhớ của thập niên 1980. Những người hùng có dáng dấp bình thường nhưng rơi vào hiểm cảnh sau này là mô-tip thường xuyên được Hollywood khai thác, như ở Speed, Con Air, The Rock, Olympus Has Fallen, White House Down...
Top Gun (1986): Ra đời hồi mùa hè năm 1986, Top Gun là một tác phẩm giải trí đơn thuần. Tuy nhiên, đây là bộ phim biến Tom Cruise trở thành ngôi sao hành động hạng A và mở ra quãng thời gian huy hoàng đến nay vẫn chưa kết thúc đối với tài tử. Cách cố đạo diễn Tony Scott xử lý bom tấn gây ảnh hưởng tới phong cách của Michael Bay sau này. Và Jerry Bruckheimer từ đây trở thành nhà sản xuất "mát tay" bậc nhất Hollywood. Các tác phẩm lớn của ông sau đó có thể kể tới Bad Boys, The Rock, Con Air và loạt Pirates of the Caribbean.
Star Wars (1977): Chiến tranh giữa các vì sao được đánh giá là bộ phim quan trọng bậc nhất không chỉ đối với riêng mùa phim hè, mà toàn bộ ngành công nghiệp điện ảnh. Đi trước thời đại về mặt nội dung và kỹ xảo, Star Wars còn cho thấy "mỏ vàng" mà các hãng phim có thể khai thác từ các đồ vật ăn theo một tác phẩm điện ảnh. Cho đến giờ, đây vẫn là một trong những thương hiệu được ưa chuộng bậc nhất ở phương Tây.
Jaws (1975): Hàm cá mập của Steven Spielberg thường được coi là tác phẩm khai sinh ra khái niệm mùa phim hè, với cách phát hành rộng khắp trên toàn Bắc Mỹ và chiến lược quảng bá dài hơi. Kể từ thành công của Jaws, các hãng phim cứ thế học theo cách phát hành ấy. Dần dà, những mùa phim hè đầy ắp những bom tấn ra đời, khiến khán giả ngóng trông.
NÓNG: Mulan hoãn chiếu vô thời hạn, Spider-man và loạt bom tấn Hollywood lại thêm trễ hẹn cả năm trời COVID-19 vẫn đang làm xoay chuyển Hollywood, khi rất nhiều bộ phim bom tấn như "Mulan", "Spider-man", "The Quiet Place 2" và "Avatar 2" lại bị đẩy lùi lịch về 2021 và thậm chí là 2022. Với tình hình bệnh dịch vẫn có diễn biến rất phức tạp tại Mỹ, mới đây rất nhiều hãng phim đã công bố quyết định mới của...