Sau lũ lụt, người dân cần làm gì tránh “dịch chồng dịch”?
Đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, cúm, bệnh ngoài da, ngộ độc thực phẩm… là những bệnh dễ phát triển thành dịch sau lũ lụt. Vậy làm thế nào để người dân phòng tránh?.
VNPT các tỉnh miền Trung, vượt lũ để đảm bảo mạng lưới thông tin huyết mạch
Tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Trung Trung Bộ nên hôm nay (21/10), ở khu vực từ Quảng Trị đến Phú Yên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Tổng lượng mưa phổ biến ở khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi 40-80mm, có nơi trên 100mm; Bình Định và Phú Yên 20-50mm, có nơi trên 70mm.
Trong khi đó, ghi nhận tại các địa phương hiện mực nước trên các sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh), sông Kiến Giang (Quảng Bình) vẫn đang ở mức cao và xuống chậm. Do đó, ngập lụt sâu, diện rộng tiếp tục diễn ra ở vùng trũng thấp, các khu đô thị tại các tỉnh ở Hà Tĩnh, Quảng Bình đặc biệt tại các huyện: Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Vũ Quang, Thạch Hà, Cẩm Khê, Cẩm Xuyên, Can Lộc, thị xã Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh và Quảng Bình có Quảng Ninh, Bô Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy, TP Đồng Hới.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, thiên tai thường đi kèm với dịch bệnh, khi lu xay ra thi cac điều kiện vệ sinh bị kém, không có nước, nước sạch không có, môi trường bị ô nhiễm, xác súc vật chết…
“Từ các nguyên nhân đó, người dân hay mắc các bệnh đường tiêu hóa do vệ sinh, an toàn thực phẩm, bệnh cúm, cảm lạnh… các bệnh đau mắt đỏ bệnh da liễu đặc biệt là nước ăn chân rất dễ xảy ra. Đây là những bệnh phổ biến sau lũ lụt”, PGS. TS Trần Đặc Phu nhấn mạnh.
Để giải quyết vấn đề này, PGS. TS Trần Đắc Phu cho biết, người dân cần thực hiện tổng thể các biện pháp vệ sinh môi trường sau lũ lụt. Theo đó, các cấp chính quyền địa phương cũng cần lưu ý đến việc cung cấp nước cho người dân trong và sau lũ lụt. Khi không có điều kiện cung cấp nước sạch thì cung cấp các viên khử khuẩn Cloramin B để khử trùng nước.
“Khi lũ rút, người dân phải vét giếng lấy nước mới sinh hoạt, đảm bảo việc phun trùng khử uế các chất thải, xác súc vật chết. Đây là việc rất quan trọng.
Ngoài ra, cần rà soát, đặc biệt phát hiện bệnh nhân càng sớm càng tốt, chỉ điểm dịch có thể xảy ra để chúng ta tích cực điều trị khoanh vùng dập dịch. Ngoài ra, các lực lượng chức năng cũng cần tăng cường hệ thống khám bệnh, cung cấp thuốc cho người dân”, PGS. TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Theo ông, việc quan trọng lúc này là tuyên truyền người dân thục hiện biện pháp đề phòng trước khi lũ lụt xảy ra, trong khi xảy ra phải làm gì và sau khi lũ lụt xảy ra thì càng phải làm vấn đề gì khi thiếu từng thứ như thế.
“Thời điểm này lưu ý bệnh sốt xuất huyết, cúm, với những người dân ở vùng rừng núi còn lưu hành thêm bệnh sốt rét. Tất cả những vấn đề này địa phương cần lưu tâm tránh dịch chồng dịch”, PGS. TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Để phòng nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan thành dịch, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm sau những ngày mưa lũ.
Cục Y tế dự phòng hướng dẫn, sau mưa lũ, ngập lụt cần phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó. Với xác động vật chết trong mưa lũ cần thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn, tránh phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm; phối hợp với nhân viên ngành y tế phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
Người dân cũng cần chủ động đảm bảo vệ sinh môi trường quanh khu vực mình sinh sống, thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế tại địa phương.
Đối với vấn đề an toàn thực phẩm, TS Lâm Quốc Hùng (Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế) cho biết: Khi mưa, bão xảy ra, sức khỏe và tính mạng người dân bị đe dọa do dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm; nhất là sau lũ, lụt. Người dân cần thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng; thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
Sau 15 phút phát động, Đồng Nai quyên góp hơn 3,5 tỷ đồng giúp đồng bào miền trung
Sáng 21-10, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đã phát động toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn cùng chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng do lũ lụt gây ra ở các tỉnh miền trung. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Phú Cường, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, Chủ tịch HĐND tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường ủng hộ đồng bào miền trung bị thiệt hại do lũ lụt.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng kêu gọi, toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, bằng tinh thần cũng như vật chất tham gia ủng hộ, giúp đỡ người dân miền trung gặp thiên tai khắc phục khó khăn, vơi bớt những đau thương, mất mát do lũ lụt gây ra. Những ủng hộ của các cá nhân, doanh nghiệp sẽ góp phần ổn định lại cuộc sống, nhanh chóng khôi phục sản xuất cho đồng bào miền trung ruột thịt.
Công chức Văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai ủng hộ đồng bào miền trung bị thiệt hại do lũ lụt.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng, một số tỉnh miền trung bị thiệt hại nặng nề do lũ lụt xảy ra trên diện rộng, đặc biệt là các tỉnh: Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh. Lũ lụt đã gây những thiệt hại lớn về người và của cải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt. Nhiều trường học, bệnh viện, tuyến đường bị ngập lụt, ước tính thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng: "Tình cảnh của người dân các tỉnh miền trung hiện nay vô cùng khó khăn. Hình ảnh nhiều người dân ngồi trên mái nhà chờ cứu trợ làm day dứt mỗi chúng ta", đồng chí Cao Tiến Dũng nói.
Sau 15 phút phát động, một số cá nhân, doanh nghiệp lớn trên địa bàn đã quyên góp ủng hộ tổng số tiền hơn 3,5 tỷ đồng. Trong đó, Tổng Công ty Tín Nghĩa 1 tỷ đồng, Công ty TNHHMTV Xổ số và dịch vụ tổng hợp Đồng Nai 1 tỷ đồng, Tổng Công ty phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi) 500 triệu đồng, Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) 500 triệu đồng và Công ty cổ phần Cường Thuận IDICO 500 triệu đồng.
Bắc Giang phát động Tháng cao điểm vì người nghèo và ủng hộ đồng bào miền trung Ngày 19-10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ phát động Tháng cao điểm vì người nghèo năm 2020 và ủng hộ đồng bào miền trung bị bão lũ. Trong ngày phát động, 37 tổ chức đơn vị thực hiện và đăng ký ủng hộ với số tiền hơn 63 tỷ đồng. Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang...