Sau lũ dư, dân”định cư” trong nhà bạt
Dù đã 10 ngày từ khi lũ rút nhưng nhiều hộ gia đình ở xã Sơn Nham, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) vẫn phải chịu cảnh sống tạm cư trong những ngôi nhà bạt bởi nhà cửa của họ đã bị lũ cuốn sập.
Những ngôi nhà bạt mọc lên sau lũ ở vùng lũ quét Sơn Nham
Cơn lũ đi qua đã để lại hậu quả nặng nề cho người dân ở những vùng lũ của tỉnh Quảng Ngãi. Mọi nỗ lực khắc phục hậu quả sau lũ vẫn chưa thể giúp người dân trở lại được với cuộc sống bình thường như trước.
Thậm chí, dù đã 10 ngày từ khi lũ rút nhưng nhiều hộ gia đình ở xã Sơn Nham, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) vẫn phải chịu cảnh sống tạm cư trong những ngôi nhà bạt bởi nhà cửa của họ đã bị lũ cuốn sập. Khó khăn vẫn bám chặt lấy cuộc sống của người dân ở vùng lũ quét này. Ngôi nhà bạt được chính quyền địa phương dựng lên cho gia đình chị Đinh Thị Bé, thông Xà Riềng, xã Sơn Nham tá túc tạm sau lũ.
Cơn lũ quét xảy ra vào đêm 15/11 đã cuốn sập ngôi nhà của gia đình chị Bé. Nhà bây giờ không còn, cuộc sống của gia đình chị Bé đang chồng chất khó khăn sau lũ. “Nước lớn nó trôi mất nhà. Bây giờ không có nhà ở, cũng không có tiền để xây nhà mới” – chị Bé buồn bã nói.
Ngôi nhà mới xây của gia đình chị Nguyễn Thị Lan, thôn Xà Nay, xã Sơn Nham cũng đã bị lũ cuốn sập hoàn toàn. Từ sau lũ, gia đình chị Lan đành sống tạm trong ngôi nhà bạt ẩm thấp, nóng nực. Bao nhiêu năm tích góp xây dựng được căn nhà thì giờ đã trắng tay, gia đình chị rơi vào cảnh thiếu thốn chỉ sau một cơn lũ. “Nước lũ nó đã cuốn trôi mất ngôi nhà của vợ chồng tôi rồi. Bây giờ phải ở trong ngôi nhà bạt cuộc sống rất khó khăn. Mong muốn nhà nước hỗ trợ để làm lại cái nhà để ở, để ổn định lại cuộc sống chứ giờ nói chung đã trôi mất hết rồi. Buồn lắm” – chị Lan mếu máo.
Ở xã Sơn Nham, huyện miền núi Sơn Hà có đến 15 ngôi nhà bị lũ quét sập hoàn toàn. Và cũng từng ấy ngôi nhà bạt được dựng lên cho người dân ở đây tá túc qua ngày. Những hộ gia đình bị lũ quét cuốn mất nhà giờ cũng chưa biết tính sao để có thể ổn định lại cuộc sống. Ông Phan Hồng Thanh, xã Sơn Nham nói đứt ngang: “Tạm thời ở đây chờ nhà nước cứu trợ cho gia đình để khắc phục lại rồi mới bắt đầu tính chuyện về sau chứ còn cũng chưa biết tính như thế nào”.
Ông Đinh Văn Bay, chủ tịch UBND xã Sơn Nham cho biết, đối với dân mà ở nhà bạt thì xã sẽ tiếp tục có kế hoạch giúp dân làm nhà mới để ở, để bà con sớm ổn định cuộc sống. “Ngày mai xã sẽ cấp 15 tấn gạo cho dân vùng lũ, ưu tiên cấp cho những hộ có nhà bị sập, trôi, siêu vẹo nặng” – ông Bay nói.
Cuộc sống bên trong những ngôi nhà bạt của người dân vùng lũ quét Sơn Nham vẫn tiếp tục đối mặt với khó khắn, thiếu thốn. Và không biết đến khi nào thì những hộ dân mất nhà vì lũ này mới rời khỏi được ngôi nhà bạt để xây dựng cuộc sống mới sau lũ.
Ngôi nhà của chị Nguyễn Thị Lan giờ là đống đá vụn
Hoang tàn sau cơn lũ dữ
Video đang HOT
Hàng chục ngôi nhà bạt mọc lên để người dân vùng lũ quét tá túc
Cuộc sống tạm bợ bên trong ngôi nhà bạt của cư dân vùng lũ Sơn Nham
Họ đã “bất đắc dĩ” phải định cư trong ngôi nhà bạt vì lũ dữ hoành hành
Cuộc sống của người dân Sơn Nham vẫn khó khăn sau khi lũ rút
Lũ dữ quét qua làng ở Sơn Nham đã cuốn phăng hàng chục mái nhà dân
Bao năm tích cóp xây nhà, nhiều người đã không còn gì trong tay
Chẳng còn lại gì
Chưa biết khi nào những người dân này mới thoát khỏi cảnh “định cư” trong nhà bạt
Theo Xahoi
Quảng Nam sau lũ dữ: Tiếng khóc xé lòng dội khắp xóm làng
Tiếng khóc xé lòng của vợ con cùng người thân của những người dân xấu số bị lũ cuốn trôi đang dội khắp xóm làng nơi quê nghèo Quảng Nam, nghe thật ai oán, xót xa.
Tiếng khóc nấc từ những gia đình người dân sau cơn lũ dữ (Trong ảnh: Đám tang nạn nhân xấu số Dương Ngữ bị lũ cuốn ngày 16/11)
Có mặt tại ngôi nhà của nạn nhân xấu số Dương Ngữ (57 tuổi, trú Khối phố Ngọc Nam, phường An Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) thiệt mạng trong cơn lũ dữ mới thấy được nổi đau tận cùng của người dân nơi đây.
Tiếng khóc nấc nghẹn của vợ con cùng người thân như nỗi ai oán về tai họa lũ gây ra cho người dân miền Trung.
Ông Nguyễn Văn Trị, khối phố trưởng khối phố Ngọc Nam (phường An Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) cho biết: "Gia đình ông Dương Ngữ thuộc hộ nghèo của phường, có đến 3 người con, 2 cô con gái đã có chồng xa, còn người con trai út là anh Dương Văn Tấn đang đi bộ đội ở Đà Nẵng. Chỉ có hai vợ chồng già sinh sống ở nhà và nuôi hai đứa cháu ngoại. Hai vợ chồng ông Ngữ làm nông với hơn 5 sào ruộng.
Sáng 16/11, người dân khu phố bàng hoàng khi hay tin ông Ngữ bị tử vong do nước lũ cuốn trôi khi đang đi thu lưới ở khu vực sông Đầm".
"Mấy hôm nay, khối phố liên tục cử lực lượng túc trực ở nhà nạn nhân để phụ giúp gia đình tổ chức mai táng. Mong sao nỗi đau này sớm qua với gia đình ông Ngữ", ông Trị chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Bảy (59 tuổi, vợ ông Ngữ) khóc nghẹn kể lại: "Tối 15/11, thấy mưa lớn kèm hồ Phú Ninh xả lũ lớn, mực nước sông Đầm dâng cao, tôi có khuyên ông ấy thôi đừng ra sông thu lưới nữa vì tấm lưới đó cũng cũ rồi. Vả lại, nước sông lớn, ra ngoài rất nguy hiểm.
Sáng 16/11, tôi dậy đi nấu cơm sáng thì ông ấy đã đi hồi nào không hay. Chờ cơm cả buối sáng cũng không thấy thì hay tin có người đi thu lưới bị sẩy chân chết đuối ở sông Đầm".
Linh tính mách bảo chuyện không lành, tôi như người mất hồn, bỏ hai đứa cháu nhỏ ở nhà chạy một mạch ra sông Đầm xem tình hình thế nào. Ra đến nơi tôi như chết lặng khi nạn nhân chính là ông ấy.
Cơn bão vừa qua, nhà bị tốc mái chưa kịp sửa chữa lại, ông nói thôi để qua đợt lụt này sẽ đánh tranh lợp lại mái nhà bếp. Miếng cơm sáng ổng cũng chưa kịp ăn, nay đã ra đi bỏ mẹ con tôi cùng mấy đứa cháu...", bà Bảy nước mắt giàn giụa nói.
Người dân trở về nhà sau khi nước lũ rút
Trường hợp cháu Lê Ngọc Triều (SN 1996, trú thôn Ô Gia Nam, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), học sinh lớp 12, trường THPT Đỗ Đăng Tuyển (huyện Đại Lộc) tử vong cũng rất thương tâm.
Sáng 16/11, sợ đàn vịt, số tài sản ít ỏi của gia đình bị nước lũ cuốn trôi, Triều đã băng mưa lũ ra đồng lùa vịt về thì bất ngờ bị trượt chân rơi xuống cống trên đường đi. Khi người dân phát hiện và cứu vớt được thì Triều đã tử vong.
Bà Võ Thị Thúy Nguyệt, Chủ tịch UBND xã Đại Cường (huyện Đại Lộc) đau xót cho biết: "Gia đình em Triều thuộc diện nghèo của xã, bố của Triều mất sớm, để lại cho bà Bùi Thị Thu Thủy ba mẹ con côi cút cùng mấy sào ruộng nuôi hai anh em Triều khôn lớn.
Triều học lớp 12 còn em gái mới lên lớp 9 thì gia đình này lại gánh thêm nỗi đau mất mát. Không biết rồi gia đình này sẽ vượt qua cơn lũ dữ này ra sao".
Sau khi nhận thông tin, chính quyền địa phương đã hỗ trợ gia đình nạn nhân 1,5 triệu đồng, UBND huyện Đại Lộc hỗ trợ 4,5 triệu đồng.
Đoàn công tác Quân khu 5 do Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn, Phó Tư lệnh Quân khu 5 cũng đã đến động viên và chia sẽ mất mát với gia đình em Triều 3 triệu đồng. Hiện xã Đại Cường đang kêu gọi giúp đỡ chị Thủy sớm vượt qua nỗi đau mất mát này, để làm lụng nuôi cháu Lê Thị Thủy Tiên đang học lớp 9 thành người, bà Thúy cho biết thêm.
Người dân Quảng Nam khẩn trương dọn dẹp hậu quả cơn lũ kinh hoàng hôm 16/11
Trước những tang thương sau lũ ở Quảng Nam, ông Phan Công Ry, Trưởng Ban công tác xã hội Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Nam cho biết: "Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã trích nguồn kinh phí Quỹ cứu trợ khẩn cấp của Hội để hỗ trợ mỗi gia đình có người bị chết trong lũ 1 triệu đồng.
Hội Chữ thập đỏ tỉnh cũng đang kêu gọi các nhà hảo tâm, doanh nghiệp giúp đỡ các gia đình bị nạn kể cả chết và bị thương sớm vượt qua nỗi đau sau cơn lũ lịch sử này".
Theo Xahoi
Đi qua đập tràn, hai 9X bị lũ cuốn trôi 5km Do nước lũ dâng cao nên khi Nghiệp và Văn cố đi qua đập tràn bằng xe máy đã bị nước cuốn trôi dẫn tới tử vong. Đập tràn rất nguy hiểm khi nước lũ dâng cao Ngày 28/9, thông tin từ phía Hội chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ninh cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ nước lũ cuốn trôi...