Sau lệ phí trước bạ, ô tô ‘nội’ tiếp tục hưởng lợi từ chính sách
Sau khi được giảm 50% lệ phí trước bạ giảm, ô tô “nội” sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ chính sách, khi thuế nhập khẩu nhiều loại linh kiện dành để sản xuất lắp ráp ô tô trong nước sẽ giảm về mức 0% từ ngày 10.7 tới đây.
Thuế nhập khẩu nhiều loại linh kiện dành để sản xuất lắp ráp ô tô trong nước sẽ giảm về mức 0% từ ngày 10.7 tới đây
Những thay đổi từ chính sách đang mở ra cơ hội giúp ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước gia tăng lợi thế cạnh tranh với xe nhập khẩu, đặc biệt là các mẫu mã ô tô từ Đông Nam Á hưởng thuế nhập khẩu 0% khi vào Việt Nam.
Sau khi hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đến hết năm 2020, theo nội dung Nghị định 70/2020. Ô tô “nội” đang đứng trước cơ hội giảm giá, khi thời điểm áp dụng thuế suất nhập thuế khẩu 0% đối với nhiều loại linh kiện để sản xuất lắp ráp ô tô trong nước đang đến gần.
Từ ngày 10.7 tới đây, thuế nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện dành để lắp ráp ô tô mà trong nước chưa sản xuất được sẽ giảm về mức 0%
Theo đó, Nghị định 57/2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 10.7 với nội dụng sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122 ngày 1.9.2016 và Nghị định số 125 ngày 16.11.2017, sẽ giúp các doanh nghiệp (DN) lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước được hưởng lợi.
Cụ thể, Nghị định 57/2020 đã bổ sung Điều 7b về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn 2020 – 2024. Như vậy, từ ngày 10.7 tới đây, thuế nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện dành để lắp ráp ô tô mà trong nước chưa sản xuất được sẽ giảm về mức 0%.
Đối tượng áp dụng bao gồm các DN sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô; các DN sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô.
Để được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu linh kiện các doanh nghiệp lắp ráp ô tô phải đáp ứng tiêu chí về sản lượng chung và sản lượng riêng tối thiểu
Tuy nhiên, để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện lắp ráp ô tô mà trong nước chưa sản xuất được, các DN phải đáp ứng đủ các điều kiện như: Có hợp đồng mua bán sản phẩm CNHT ô tô với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp. Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nêu rõ mục tiêu dự án hoặc ngành nghề kinh doanh trong đó có sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác. Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) và máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) trên lãnh thổ Việt Nam.
Video đang HOT
Ngoài Toyota Việt Nam, Trường Hải, TC Motor… sẽ có thêm các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô được hưởng ưu đãi thuế 0% khi nhập khẩu linh kiện khi đáp ứng đủ điều kiện sản lượng
Với các DN lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước, để được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu linh kiện các doanh nghiệp lắp ráp ô tô phải đáp ứng tiêu chí về sản lượng chung và sản lượng riêng tối thiểu. Cụ thể, theo quy định mới DN lắp ráp ô tô trong nước phải đạt sản lượng chung và sản lượng riêng tối thiểu lần lượt là 6.500 xe và 2.600 xe mỗi 6 tháng trong năm 2020, giảm 35% so với trước (10.000 và 4.000 xe) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau dịch Covid-19. Đối với các năm tiếp theo, doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký theo tiêu chí sản lượng chung hoặc riêng cho mẫu xe và tiêu chí sản lượng quay về mức cũ.
Với quy định này, ngoài những doanh nghiệp đã đạt được chỉ tiêu sản lượng như Toyota Việt Nam, Trường Hải, TC Motor… sẽ có thêm các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô có sản lượng sản xuất thấp hơn cũng được hưởng ưu đãi thuế 0% khi nhập khẩu linh kiện.
Việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện sẽ giúp các CN lắp ráp ô tô trong nước tiết kiệm chi phí sản xuất
Hiện tại, nhiều mẫu mã ô tô trước đây vốn được nhập khẩu đã được các DN chuyển sang lắp ráp trong nước nhằm đạt quy định về sản lượng để hưởng ưu đãi thuế 0% khi nhập khẩu linh kiện. Trong đó, Toyota đã lắp ráp trở lại mẫu SUV 7 chỗ – Fortuner. Bản nâng cấp của Honda CR-V thế hệ thứ 5 cũng đã được Honda Việt Nam lắp ráp và sẽ ra mắt vào cuối tháng 7.2020. Mitsubishi Việt Nam cũng đang chuẩn bị dây chuyền sản xuất để lắp ráp mẫu MPV bán chạy nhất của hãng – Xpander.
Trước đó, theo tính toán của các chuyên gia trong nghành, chi phí sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam vẫn cao hơn khoảng 15 – 20% so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tỉ lệ nội địa hóa một số mẫu xe ô tô du lịch dưới 9 chỗ tại Việt Nam cũng chỉ đạt mức từ 20 – 45%. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với nhiều mẫu mã vật tư, linh kiện… về lâu dài sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, qua đó giúp ô tô lắp ráp trong nước cạnh tranh với các mẫu mã xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Ô tô nhập giảm giá hàng trăm triệu đồng, xe 'nội' cắt khuyến mại, tăng giá
Hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ, các mẫu ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước không còn khuyến mại mạnh như trước, trong khi đó xe nhập khẩu giảm giá sâu để cạnh tranh.
Sau hơn một tháng chờ đợi, Nghị định 70 về việc giảm 50% lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ-mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự lắp ráp, sản xuất trong nước chính thức có hiệu lực từ 28/6.
Thực tế, hôm nay (29/6) là ngày làm việc đầu tiên của các cơ quan nhà nước kể từ khi quyết định được áp dụng.
Như nhiều chuyên gia đã nhận định từ trước, ưu đãi về lệ phí trước bạ đã gây xáo trộn không nhỏ trên thị trường ô tô. Trong đó, xe nhập khẩu nằm ngoài phạm vi áp dụng mức lệ phí trước bạ mới nên đã hình thành thế trận trái ngược với ô tô "nội".
Ô tô nhập khẩu giảm gần tỷ đồng
Một số mẫu xe BMW được Thaco giảm giá hàng trăm triệu tới gần 1 tỷ đồng
Thaco, nhà phân phối các dòng xe BMW tại Việt Nam, vừa tung ra chính sách giá mới cho các mẫu xe của thương hiệu Đức. Trong đó, 520i giảm tới 390 triệu đồng, từ mức 2,389 tỷ đồng còn 1,999 tỷ đồng. Động thái mạnh tay này của Thaco thiết lập giá sàn mới cho dòng BMW 5-Series khi lần đầu tiên xuống dưới 2 tỷ đồng.
Tương tự, BMW 530i có giá niêm yết 3,069 tỷ đồng, nhưng đang được các showroom chào bán ở mức 2,76 tỷ đồng, rẻ hơn khoảng 309 triệu đồng. Hay BMW X3 cũng được điều chỉnh giảm, trong đó giá bán mới rẻ hơn tới 185 triệu đồng so với trước kia. Các chính sách như tăng thời gian bảo hành, bảo dưỡng hay tặng bảo hiểm cũng được Thaco đưa ra.
Cuối tháng 5, một số mẫu xe khác của BMW cũng được giảm giá mạnh, chẳng hạn X7 giảm tới 650 triệu đồng. Đại lý còn tặng thêm rất nhiều khuyến mại nên mức giảm thực tế cho mẫu SUV này có thể lên đến gần 1 tỷ đồng. Hay chiếc sedan hạng sang BMW 730Li cũng được chào thấp hơn giá niêm yết 300 triệu đồng.
Thương hiệu xe sang khác là Land Rover cũng ưu đãi hàng trăm triệu hoặc tặng kèm bệ bước tự động chính hãng trị giá 260 triệu đồng cho các mẫu Range Rover Sport, Range Rover Vogue và Range Rover Autobiography LWB.
Các ô tô phổ thông cũng được giảm giá từ vài chục đến cả trăm triệu đồng
Ở phân khúc cận xe sang, mẫu SUV cỡ lớn Ford Explorer được giảm giá khoảng 100 triệu đồng, từ mức niêm yết 1,999 tỷ đồng còn 1,909 tỷ đồng. Trước đó, mẫu SUV cỡ lớn của Ford chào sân thị trường Việt với giá 2,268 tỷ đồng.
Hay gần đây, Ford Everest Titanium 2.0L 4x2 AT được đại lý chào giá 1 tỷ đồng, rẻ hơn 177 triệu đồng so với công bố. Tương tự, mẫu bán tải Ford Ranger XL 2.2L 4x4 MT 2019 đang được bán với giá 540 triệu đồng, trong khi hãng công bố là 616 triệu đồng. Các phiên bản khác của hai dòng xe này cũng được điều chỉnh từ vài chục triệu đến gần 200 triệu đồng.
Xe "nội" cắt khuyến mại khiến giá tăng
Sau tháng 2 và đặc biệt trong dịp tháng 4, các hãng xe đồng loạt tung ra các chương trình khuyến mại, giảm giá để kích cầu sau dịch Covid-19. Hầu hết các mẫu ô tô đều bán dưới giá đề xuất, đặc biệt một số dòng xe được giảm tới cả trăm triệu đồng. Tuy nhiên từ giữa tháng 5, sau khi có tin về việc giảm 50% lệ phí trước bạ, các hãng cắt bớt khuyến mại.
Cả ba mẫu ô tô của VinFast sẽ tăng giá từ 15/7, không còn được ưu đãi mạnh như trước đó
Chẳng hạn, Honda City bản 1.5 TOP được đại lý chào giá 560 triệu đồng hồi đầu tháng 5, tặng kèm gói phụ kiện trị giá hơn 25 triệu đồng. Tuy nhiên sang tháng 6, mức giá tăng thành 570 triệu đồng mà số quà tặng và dịch vụ ưu đãi cũng giảm đi.
Một số mẫu xe khác như Toyota Vios, Innova, Hyundai Kona hay Mazda CX-5... cũng nhích lên vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Bản chất của việc này là khuyến mại không còn nhiều như trước, khiến giá xe tăng lên nhưng vẫn rẻ hơn giá niêm yết.
Hãng xe VinFast cũng đã công bố tăng giá cả ba mẫu ô tô của mình, áp dụng mức giá mới từ 15/7. Cụ thể, mức tăng thấp nhất là 7,1 triệu đồng, áp dụng cho Fadil phiên bản Cao cấp. Trong khi đó, mẫu SUV Lux SA2.0 phiên bản Cao cấp tăng nhiều nhất, lên đến 75,6 triệu đồng.
Thế trận giằng co giữa xe nhập và xe nội
Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ áp dụng cho các mẫu ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước giúp các hãng xe "nội" như Hyundai, Mazda, VinFast, Toyota hay Mercedes-Benz... có nhiều lợi thế. Ngược lại, các thương hiệu có nhiều ô tô nhập khẩu, chẳng hạn Honda, BMW... phải tự mình vận động.
Thị trường biến động trái chiều giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp
Chẳng hạn, BMW 520i có giá bán mới là 1,999 tỷ đồng, rẻ hơn 51 triệu đồng so với đối thủ E180 của Mercedes-Benz với giá 2,05 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá lăn bánh dự kiến của mẫu BMW là 2,308 tỷ đồng cho chịu phí trước bạ 12%. Còn E180 lăn bánh hết khoảng 2,195 tỷ đồng với mức lệ phí trước bạ 6%, rẻ hơn cả trăm triệu đồng.
Nay trước ngày 28/6, khách hàng Hà Nội muốn được chạy chiếc Mazda CX5 2.0 Premium trên đường phải chi tổng cộng 1,09 tỷ đồng (đã gồm phí trước bạ hiện hành, phí đường bộ, biển số...), cao hơn một chút so với con số 1,08 tỷ đồng nếu chọn Honda CR-V 1.5 G. Tuy nhiên với cách tính mới, Mazda CX-5 sẽ rẻ hơn khoảng 30 triệu đồng.
"Giảm giá các mẫu xe nhập khẩu là cách các hãng phải tự vận động để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình, trước sức ép về giá của xe lắp ráp do được hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ", một chuyên gia trong ngành nhận định. "Tuy nhiên, thị trường ô tô là cuộc chơi đường dài, trong khi mức lệ phí trước bạ mới chỉ áp dụng hết 2020".
Theo người này, lợi thế trước mắt nghiêng về phía xe sản xuất, lắp ráp trong nước, thậm chí một số hãng cũng tính đến chuyện lắp ráp nội địa thay vì nhập khẩu. Song nếu chỉ đơn thuần là cuộc đua về giá, các đơn vị kinh doanh xe nhập khẩu hoàn toàn có thể tung ra đối sách hoặc sẵn sàng "gồng" giá trong nửa cuối năm nay.
Giảm 50% phí trước bạ ô tô sẽ khiến ngân sách hụt thu gần 4 nghìn tỷ đồng Khoản thu lệ phí trước bạ ô tô hiện đạt gần 30 nghìn tỷ/năm, chiếm khoảng 70% tổng nguồn thu từ tất cả các loại lệ phí trước bạ vào ngân sách. Lệ phí trước bạ ô tô hiện chiếm 70% tổng nguồn thu lệ phí trước bạ hàng năm. Ảnh minh họa Mới đây, Bộ Tư pháp công bố tờ trình của...